Yếu với tôi, chồng thuê gái về thể hiện
Bởi vì tôi gặp phải người chồng yếu sinh lý trầm trọng.
Chồng yếu sinh lý nhưng vẫn giả vờ &’sung’
Lấy chồng được 1 năm nhưng dường như chưa ngày nào tôi được tận hưởng cảm giác hạnh phúc thực sự của người làm vợ. Tôi không xét tới góc độ tình cảm ứng xử vợ chồng thông thường, mà tôi đang nói về chuyện “chăn gối” vợ chồng. Đúng là người ta nói, không ai hoàn hảo, không ai nắm tay được cả ngày chẳng sai chút nào. Những tưởng sẽ có một gia đình viên mãn hạnh phúc bên chồng con, có bố mẹ chồng dễ tính. Nào ngờ, tôi gặp phải người chồng yếu sinh lý trầm trọng.
1 năm trôi qua, tôi chịu bao tủi hổ khi bị bố mẹ giục vì sao chưa có con. Nhà chồng tôi mong ngóng cháu lắm vì ông bà tin rằng, chúng tôi yêu nhau thế chẳng khó khăn gì trong chuyện có bầu. Vả lại kinh tế tốt nên không có lý do gì để trì hoãn.
Thúc thực, cái chuyện chồng yếu sinh lý chẳng hay ho gì nên tôi nào dám nói với ai. Ngay cả bố mẹ chồng tôi cũng không hay biết. Đến chồng tôi còn không dám thừa nhận bản thân mình như thế thì nói gì tới việc người khác. Tôi hiểu, tâm lý đàn ông ai cũng sợ bị quy vào tội bất lực hay yếu sinh lý, thế nên chồng tôi không dám thừa nhận là vì thế. Đàn ông quan trọng là mạnh khỏe, biết làm chồng và chiều vợ, vậy mà chồng tôi lại chẳng thể làm được việc đó ra trò. Tôi phiền lòng lắm mà không dám bày tỏ cùng ai.
1 năm trôi qua, tôi chịu bao tủi hổ khi bị bố mẹ giục vì sao chưa có con. (ảnh minh họa)
Mỗi lần động tới vợ là người anh cứ mềm nhũn, chẳng kiểm soát nổi hành động của mình và cũng toát mồ hôi hột vì mất sức. Thế nhưng, anh không chịu thua cuộc, cứ cố gắng mà làm.
Tôi hiểu cảm giác của chồng nên đã ngồi lại nói chuyện thẳng thắn. Tôi muốn anh đọc thêm sách, báo, xem trên mạng, tìm kiếm thông tin về việc này. Rồi tôi cũng bàn với chồng việc thuốc thang, bồi bổ cơ thể nhưng ngay lập tức bị chồng gạt phắt đi. Anh còn khó chịu ra mặt, cho rằng tôi này nọ, chê bai chồng. Thế nên, mấy ngày hôm ấy anh giận tôi lắm, nhất định không chịu làm lành. Cuối cùng tôi phải là người chủ động. Sau lần đó, tôi chưa dám mở miệng đả động tới chuyện chồng con, yếu sinh lý hay bất lực trước mặt anh.
Thuê gái về chứng tỏ với vợ
Video đang HOT
Không hiểu vì chồng cay cú tôi hay cố gắng chứng tỏ bản thân mình mà mấy lần, khi đi làm về, tôi đều không thấy chồng ở nhà. Anh thường đi đêm về hôm, việc mà trước giờ anh chưa bao giờ làm. Có lần anh còn đi qua đêm, gọi điện thì không chịu nghe máy khiến tôi lo lắng vô cùng. Tôi sợ rằng tôi đã động chạm tới anh khiến anh phiền não.
Vì sợ chồng nghĩ quẩn nên tôi đã theo dõi chồng và phát hiện ra anh thường xuyên vào khách sạn cùng một vài cô gái ăn mặc mát mẻ, ôm vai bá cổ anh. Tôi theo vào tận nơi và lờ mờ hiểu ra vài chuyện. Chỉ vì ức vợ và cố gắng chứng tỏ bản thân rằng mình không yếu sinh lý, chồng đã thuê gái làng chơi về để “chứng tỏ bản lĩnh”.
Tôi chỉ sợ, những thú vui thể xác ấy sẽ khiến chồng thành con nghiện sex, và phá hỏng mối quan hệ vợ chồng này. (ảnh minh họa)
Tôi vờ như không biết mọi chuyện. Xem ra, sau nhiều lần qua lại với kiểu đàn bà ấy, chồng có chút tiến bộ, nên dù ghen tuông ấm ức tôi cũng đành giả bộ làm ngơ để chồng tôi “tự khắc phục”. Những cử chỉ âu yếm vợ có chút mạnh bạo hơn, cũng không còn run lên như trước nữa. Nhưng chính tôi lại thấy rờn rợn người khi nghĩ rằng, chồng đã tha hồ với người khác giờ lại động vào mình. Dù rằng mục đích là khác nhau nhưng tôi vẫn không thể quên được hình ảnh chồng vào khách sạn cùng với những cô gái kia.
Tôi lo lắng quá, chồng càng ngày càng đi nhiều hơn. Tôi chỉ sợ, những thú vui thể xác ấy sẽ khiến chồng thành con nghiện sex, và phá hỏng mối quan hệ vợ chồng này.
Chỉ vì muốn chứng tỏ bản thân với vợ mà chồng không chịu dùng thuốc, mà dùng… &’gái’. Trớ trêu thay cái phận làm vợ của người chồng yếu sinh lý lại tự ái cao. Có lẽ, tôi phải tự chủ động chuyện này thì mới giải quyết được tình hình. Không thì chấp nhận cho chồng đi chơi gái và học cách làm… chồng cho tới khi lành ‘bệnh’ hoặc không bao giờ.
Theo Eva
ASEAN cần thay đổi để thể hiện sức mạnh
Khối các quốc gia Đông Nam Á phải thay đổi cơ chế hoạt động, tránh tình trạng "hữu danh vô thực".
ASEAN đang "tê liệt" trước tình hình Biển Đông?
Tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La 13, Mỹ và Nhật Bản cùng lên tiếng phản đối "những hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng" của Trung Quốc bằng cach cưỡng chế và cho rằng nên giải quyết các cuộc tranh chấp theo luật pháp quốc tế.
Quan điểm trên của Mỹ - Nhật cũng phù hợp với lập trường giải quyết tranh chấp bằng con đường ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, ASEAN đang tiến tới tình trạng thiếu đoàn kết.
Lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN chụp ảnh sau Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Myanmar trong 2 ngày 10-11/5.
Theo Giáo sư John Lee thuộc ĐH Sydney (Australia), xét về vấn đề đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, khó khăn đầu tiên ASEAN vấp phải là sự chênh lệch cán cân lực lượng với "người khổng lồ châu Á". Khi Trung Quốc trở thành đối tác đầy đủ của Đối thoại ASEAN (ASEAN 3) vào năm 1996, chi tiêu quân sự của Trung Quốc chi cao gấp 1,3 lần so với tổng chi tiêu quân sự của toàn khối ASEAN. Đến cuối năm 2013, con sô nay tăng manh thanh 5.
Vào thập kỷ 90, một Trung Quốc khi đó còn tương đối yếu và bị cô lập đã cố gắng thuyết phục cả khu vực rằng nước này sẽ "trỗi dậy một cách hòa bình".
Khi đo, ASEAN là một công cụ hữu hiệu ma qua đó, Trung Quốc có thể chứng minh rằng, nước này thực sự không có ý định thách thức trật tự thế giới hậu Chiến tranh thế giới II và hành xử tuân theo các thông lệ ngoại giao thế giới.
Thê nhưng ngay nay, thái độ của Trung Quốc đối với ASEAN đã thay đổi. Nếu như trước đây Trung Quốc coi ASEAN là phương tiện để thúc đẩy các lợi ích về ngoại giao thì hiện nay Bắc Kinh đang tìm cách vô hiệu hóa ASEAN nhằm thúc đẩy các lợi ích chiến lược và lãnh thổ của nước này.
Bằng chứng thể hiện rõ nét nhất điều này là Trung Quốc liên tục trì hoãn kí kết Bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) ma theo đó, các quốc gia sẽ không được dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp hàng hải. Một mặt Trung Quốc vẫn cử các nhà ngoại giao thương lượng về COC để thể hiện rằng nước này theo đuổi giải pháp hòa bình; mặt khác, Bắc Kinh lại có một loạt hành động hung hăng trên Biển Đông nhằm mở rộng quyền kiểm soát với vùng biển này.
Viêc Bắc Kinh sẵn sàng tỏ ra thù địch với tất cả các cường quốc hàng hải ở châu Á khiến một liên minh thân Mỹ tại châu Á manh nha ra đời. Nhiêu quốc gia ở Đông Nam Á đang xích lại gần nhau và gắn bó hơn với các cường quốc khác như Nhật Bản cũng như Ấn Độ cả về chiến lược lẫn quân sự. Khu vực này thậm chí còn đang từng bước chào đón Nhật Bản để Tokyo đóng vai trò lớn hơn và tích cực hơn trong các vấn đề chiến lược của khu vực. Tuy nhiên, dù các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản và Australia công khai ủng hộ ASEAN, việc khối ra quyết định dựa theo nguyên tắc đồng thuận có thể dẫn tới sự tê liệt. ASEAN vẫn đề cao tầm quan trọng của việc hợp tác chiến lược và quốc phòng với Trung Quốc đồng thời thuyết phục Bắc Kinh không sử dụng vũ lực để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình. Tuyên bố chung của ASEAN kêu gọi các quốc gia thành viên và Trung Quốc kí kết COC có vẻ chỉ là hi vọng chứ không phải là giải pháp.
Một thực tế khó khăn đối với ASEAN là khối chỉ duy trì tầm ảnh hưởng và vị thế là một tổ chức có vai trò chiến lược của khu vực chừng nào còn có ích đối với các cường quốc. Có vẻ Trung Quốc vui mừng khi ASEAN rơi vào tình trạng tê liệt vì điều đó có lợi cho nước này.
So sánh sức mạnh Không - Hải quân Trung Quốc và ASEAN
ASEAN cần có cơ chế ra quyết định mới
Mặc dù các quốc gia hàng hải ở Đông Nam Á mong muốn Mỹ tăng cường hiện diện trong khu vực để duy trì hòa bình và an ninh, việc thực thi chỉ có thể diễn ra thông qua một tổ chức đa phương và hợp pháp như ASEAN. Đây chính là sức mạnh của ASEAN. Khối có quyền nhất trí nhưng đồng thời cũng có quyền chỉ trích và quyền đó không hề nhỏ.
Nếu ASEAN không có quyền lực thực tế, Trung Quốc đã không phải ra sức thuyết phục môt sô nươc thanh viên cản trở ASEAN thông qua tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về căng thẳng trên Biển Đông trong Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Phnom Penh vào tháng 7/2012.
ASEAN cũng có quyền loại trừ các nước ngoài khối thông qua các tuyên bố mang tính biểu tượng. Trung Quốc sẽ trì hoãn việc kí kết COC. Tuy nhiên, không ai có thể ngăn cản ASEAN ky kết một tuyên bố ứng xử cấm các quốc gia thành viên sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp với các quốc gia khác. Trung Quốc sẽ được ASEAN mời tham gia kí kết tuyên bố này nhưng có khả năng Bắc Kinh sẽ từ chối.
Khi đó, Trung Quốc sẽ bị cô lập và tổn hại về ngoại giao. Kinh nghiệm từ quá trình thương lượng về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho thấy, đôi khi Trung Quốc phải bị loại trừ khỏi một "sân chơi" có các cường quốc khác trước khi nước này ngồi vào bàn thương lượng.
Để làm được điều đó, ASEAN cần từ bỏ nguyên tắc đồng thuận hay tuyệt đối nhất trí. Có nghĩa là chỉ cần sự ủng hộ của số đông các thành viên thì ASEAN có thể thông qua một quyết định. Có thể ban đầu nhiều thành viên của khối sẽ phản đối nhưng nếu không làm như vậy, ASEAN sẽ đối mặt với tình trạng tê liệt, "hữu danh vô thực" và bị Trung Quốc chia rẽ. Ngoài ra, điều đó cũng sẽ có hại cho các quốc gia thành viên ASEAN đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo Kiến thức
Cha đẻ 'Nơi đảo xa' chưa hài lòng với bản thu của Trọng Tấn Nhạc sĩ Thế Song hiện đang nằm điều trị tại nhà với căn bệnh tai biến mạch máu não khiến ông bị liệt nửa người cách đây hơn một tháng. Trong số hơn 500 sáng tác của nhạc sĩ Thế Song, ca khúc Nơi đảo xa vừa là một cơ duyên gắn liền với nhiều kỷ niệm, vừa là ca khúc tạo nên...