Yêu U23 Việt Nam, nhiều người nhanh chân làm thị thực sang Trung Quốc
Ngay trong hôm nay, khi có thông báo của Đại sứ quán (ĐSQ) Trung Quốc về việc mở một cửa chuyên tiếp nhận hồ sơ xin thị thực của người Việt Nam đến Thường Châu cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam trong trận chung kết giải U23 châu Á, đã có nhiều người nhanh chóng đến đăng ký để kịp cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam.
Theo thông báo, thời gian tiếp nhận hồ sơ xin visa bắt đầu từ ngày 24.1 đến ngày 26.1, buổi sáng từ 8h30 đến 11h30, buổi chiều từ 15h đến 16h30 với chi phí 80 USD mỗi visa, cao hơn 20 USD so với quy trình xin visa thông thường (vì làm thủ tục nhanh).
Nhiều người dân đã đến làm visa nhanh để kịp tới Thường Châu (Trung Quốc) cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam
Các nhân viên tại ĐSQ Trung Quốc ở 44 Hoàng Diệu (Hà Nội) thông tin, hôm nay đã có khoảng 30-40 người đến, chủ yếu là những người đã nộp hồ sơ trước đó, và số lượng có thể sẽ đông hơn vào ngày mai (25.1). Còn theo báo VnExpress, Phòng Lãnh sự của ĐSQ đã tiếp nhận khoảng 100 hồ sơ xin thị thực sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Chị Hoàng Thu Huyền (Long Biên) – người hôm nay cũng đi xin thị thực cho biết bản thân và gia đình đều là cổ động viên trung thành của đội tuyển U23 Việt Nam. Ngay sau khi biết được thông báo, chị và gia đình đã tức tốc đến nộp hồ sơ để có thể kịp thời có mặt và cổ vũ cho các cầu thủ U23 Việt Nam vào ngày 27.1 tới.
“ĐSQ cũng tạo điều kiện cho các cổ động viên Việt Nam bằng cách tiếp nhận nhanh chóng và đơn giản hóa thủ tục, chỉ cần mấy giấy tờ cơ bản như chứng minh thư, hộ khẩu, hộ chiếu…”, chị kể lại.
Gia đình chị Huyền đều là những người hâm mộ cuồng nhiệt của đội tuyển U23 Việt Nam
Đặc biệt, theo các nhân viên đại sứ quán, không chỉ có các cá nhân và gia đình, những người từ các công ty lữ hành du lịch cũng đã đến khá nhiều. Dường như, thay vì tự đi, nhiều cổ động viên, trong đó có cả các gia đình, đã lựa chọn việc đi theo nhóm, đi theo các tour của công ty để giảm chi phí, đảm bảo an toàn và tránh những phát sinh trong quá trình di chuyển.
Theo Danviet
Trung Quốc lên án chiến lược quốc phòng Mỹ mang tư duy Chiến tranh Lạnh
Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ chuyển trọng tâm vào sự cạnh tranh với Trung Quốc và Nga vấp phải chỉ trích từ Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis khi giới thiệu chiến lược quốc phòng mới của Lầu Năm Góc ngày 19/1 gọi Trung Quốc và Nga là các cường quốc theo chủ nghĩa xét lại đang cố tạo ra trật tự thế giới khác. Chính sách Mỹ theo đuổi, trước bối cảnh đó, chuyển trọng tâm từ cuộc chiến chống khủng bố kéo dài hơn một thập niên sang sự cạnh tranh giữa các cường quốc.
Sau phát biểu của ông Mattis, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ khẳng định Bắc Kinh tìm kiếm sự hợp tác toàn cầu, không phải sự bành trướng.
"Nếu người ta nhìn thế giới bằng tư duy Chiến tranh Lạnh và trò chơi '5 ăn 5 thua', họ chắc chắn sẽ chỉ thấy xung đột và đối đầu", người phát ngôn sứ quán tuyên bố, theo South China Morning Post.
Thay đổi trọng tâm trong chiến lược quốc phòng là biểu hiện mới nhất cho thấy những bước đi của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khi giải quyết những thách thức do Nga và Trung Quốc đặt ra. Chiến lược được nêu lên ở thời điểm ông chủ Nhà Trắng đang đẩy mạnh cải thiện quan hệ với Moscow và Bắc Kinh nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo Trung Quốc, cách tiếp cận trong ưu tiên chính sách mới của Mỹ không phù hợp với xu hướng toàn cầu. "Với tư duy như vậy, hòa bình và phát triển toàn cầu là những ý tưởng không thể đạt được", người phát ngôn đại sứ quán nói.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc từng chỉ trích tâm lý Chiến tranh Lạnh của Mỹ khi Tổng thống Trump trong bài phát biểu chính sách an ninh coi Trung Quốc và Nga là các đối thủ chiến lược.
Vũ Phong
Theo VNE
Mỹ thúc Trung Quốc siết chặt lệnh trừng phạt Triều Tiên Mỹ được cho là đã chuyển cho Trung Quốc bản dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc (LHQ) về các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn nữa với Triều Tiên và mong muốn Bắc Kinh thông qua trong cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an, Reuters đưa tin. Một tàu chở hàng Triều Tiên. (Ảnh minh họa: NBC News) Reuters...