Yêu Tổ quốc từ những điều bình dị
Tình yêu nước luôn thường trực trong mỗi con người. Tình yêu ấy có khi là nguồn động lực, cũng có lúc sẽ biến thành sức mạnh để hành động.
LTS: Những ngày đầu tháng 5 nhiều sự kiện này, không ít bạn trẻ đã tự hào thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình. Tiin.vn cũng nhận được những chia sẻ của độc giả về cảm xúc thiêng liêng ấy, mỗi lá thư đều chất chứa bao tình cảm. Dưới đây là tâm sự của một nữ sinh 9X về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ hôm nay.
Trong ngày đầu mới đến trường tôi vẫn nhớ những dòng thơ đầu tiên được học nói về tình yêu quê hương đất nước. Và rồi bài học ấy cứ theo tôi mãi trên những chặng đường dài rộng của cuộc đời.
Điện Biên những ngày tháng 5, tôi ngang dọc trên những con đường, đặt chân đến những nơi từng là chiến trường ác liệt của 60 năm về trước. Đôi bàn chân cứ đi để tìm kiếm, mong chờ và rồi dừng lại nơi nghĩa trang đồi A1.
Cuộc gặp mặt tình cờ của tôi với cô gái trẻ khiến tôi lặng người đi trước những giọt nước mắt cứ lăn dài mãi. Chị kể về ông chị, về người lính Điện Biên năm xưa đã mãi mãi nằm lại đây, trong lòng đất mẹ. Chị và những người thân khác trong gia đình cứ đi mãi, đi mãi trong hành trình tìm người thân và rồi cũng tìm thấy ông giữa hàng ngàn ngôi mộ nơi đây. Giọt nước mắt của chị tưởng như đã cạn nhưng vẫn cứ rơi mãi mỗi lần đến các nghĩa trang liệt sĩ ở thành phố này.
Rồi bất chợt chị hỏi tôi: “Theo em, thế nào là yêu Tổ quốc”. Tôi chỉ im lặng, nhìn vào hàng dài những ngôi mộ không tên.
Cuộc gặp mặt vội vàng rồi chia tay trong một buổi chiều tháng 5 khiến tôi nghĩ nhiều hơn. Đôi bàn chân vẫn cứ đi, trong sự kiếm tìm và mong chờ. Và rồi bất chợt, tôi nhận ra, tình yêu Tổ quốc luôn bắt nguồn từ những điều bình dị nhất.
Yêu Tổ quốc từ màu áo xanh thanh niên tình nguyện Việt Nam tôi vẫn luôn trân trọng. Chiếc áo xanh đã bạc màu, chiếc áo đã cùng tôi và đội tình nguyện đi qua bao chiến dịch. Mỗi lần mặc chiếc áo xanh để rong ruổi trên những cung đường, gặp gỡ những con người nơi bản làng xa xôi, nghèo khó… tôi lại thấy tự hào và yêu vô cùng cái màu áo tràn đầy sức trẻ đó.
Video đang HOT
Yêu Tổ quốc từ những đôi mắt trẻ thơ, từ đôi bàn tay em lấm lem, đôi bàn chân nhỏ chẳng còn biết đau trong những ngày vượt đường xa đến trường. Đôi bàn tay em, có lẽ biết cầm liềm, cầm cuốc trước khi biết cầm bút. Đôi bàn tay chai sạm và rám nắng. Những đôi chân trần, những manh áo mỏng ngày đông, những chiếc cặp lồng, túi bóng cơm mang theo mà trong đó chỉ có cơm trắng và chút rau rừng… nhưng các em vẫn đến trường, trong lòng rộn vang lời ca:
“Hôm nay đi học xa
Đường tương lai thật gần”
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc… Có nhiều lắm những giọt mồ hôi. Và phải chăng vì thế mà vị của Tổ quốc lại mặn mà đến vậy?
Bao giọt mồ hôi rơi trên những cánh đồng vàng lúa chín (ảnh internet)
Yêu Tổ quốc từ những câu chuyện và những con người bình dị ta gặp thường ngày. Câu chuyện về chàng trai Đỗ Duy Hiếu thủ khoa trên đôi nạng gỗ, về chàng VĐV Nguyễn Hà Thanh và nghị lực vượt qua 5 năm chấn thương để được trở lại thi đấu và mang huy chương vàng về cho Tổ quốc. Câu chuyện về chàng trai người dân tộc Ngô Phi Long đã bắt đầu giấc mơ vàng Olympic từ tủ sách nhỏ của ba mẹ. Có rất nhiều người, nhiều câu chuyện để thấy yêu thêm Tổ quốc.
Tình yêu đất nước là những gì bình dị nhất nhưng cũng thiêng liêng nhất.
Cô giáo trẻ ra trường, bỏ lại sau lưng Hà Nội để lên vùng cao dạy chữ cho các em nhỏ. Nơi “rừng thiêng nước độc”, có khi đi bộ cả chục cây số trong mưa gió mà vẫn muốn được ở lại mãi với các em, để nuôi lớn những giấc mơ học trò. Đó chẳng phải là yêu nước hay sao?
Những cô cậu sinh viên, bỏ lại sau lưng mùa hè được vui chơi, đi du lịch để đến với những bản làng nghèo khó, cùng người dân xây nhà, làm đường. Mùa hè của họ có ý nghĩa hơn vì đã góp thêm màu xanh cho những bản làng từ những việc làm bình dị. Đó cũng chẳng phải là yêu nước hay sao?
Những chàng lính trẻ, gác lại một bên nỗi nhớ nhà, bỏ sang một bên mối tình đầu chớm nở để lên đường nhập ngũ. Có những nỗi thao thức hàng đêm, có những lúc thấy nhớ nhà, nhớ đất liền đến cồn cào… nhưng chưa bao giờ những người lính trẻ quên nhiệm vụ. Các anh vẫn chắc tay súng nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Đó chẳng phải là yêu nước hay sao?
Người lính biển luôn vững tay súng canh giữa bình yên Tổ quốc (ảnh internet)
Tình yêu nước luôn thường trực trong mỗi con người. Tình yêu ấy có khi là nguồn động lực, cũng có lúc sẽ biến thành sức mạnh để hành động. Yêu Tổ quốc từ những điều bình dị và thể hiện tình yêu ấy từ những việc làm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa. Đó là tình yêu của những người trẻ hôm nay. Họ cũng sẽ giống như ông cha, là những nốt trầm mãi xao xuyến trong bản hòa ca chung của dân tộc, là những mùa xuân nho nhỏ góp thành mùa xuân lớn của đất nước…
Theo Tiin
Nan giải khi con quá nhỏ
Để tìm được một trường công tiếp nhận trẻ có độ tuổi dưới 18 tháng là cả một vấn đề nan giải. Không tìm được chỗ gửi con, các gia đình nghĩ ra đủ cách xoay xở như nhờ hai bên nội ngoại hỗ trợ, thuê người giúp việc, thậm chí, nhiều người phải nghỉ việc ở nhà chăm con.
Còn quá thiếu những nơi trông trẻ dưới 2 tuổi ở Hà Nội. Ảnh: Phú Khánh
Nghỉ việc trông con
Nhiều ngày nay, chị Phạm Minh Thuý, ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm chạy đôn, chạy đáo khắp nơi tìm trường cho cậu con trai 12 tháng tuổi. Mặc dù đã xin nghỉ không lương thêm 4 tháng, cộng với 6 tháng được nghỉ theo chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động nhưng chị Thuý vẫn phải nhờ cậy ông bà nội, ngoại trông giúp. Cũng theo chị Thuý, hiện rất hiếm trường mầm non cả công lập lẫn tư thục trên địa bàn Hà Nội nhận trông giữ trẻ ở độ tuổi 6-18 tháng tuổi. Vì vậy, 2 tháng nay, kể từ khi đi làm lại, chị phải nhờ mẹ chồng trông con giúp, nhưng do mẹ chồng chị tuổi cao, sức yếu nên vừa trông cháu được ít bữa bà đã đổ bệnh. Vậy là, chị Thuý phải đón mẹ đẻ từ Thái Bình ra Hà Nội để trợ giúp. "Dù mới đi làm lại nhưng tôi phải muối mặt xin nghỉ 1 tuần nay để tìm trường cho con. Tuy vậy, đến trường nào họ cũng không nhận vì cháu quá nhỏ, chưa đủ tuổi đến trường "- chị Thuý buồn rầu.
Có lẽ những gia đình rơi vào hoàn cảnh éo le như chị Thuý không phải là ít. Không ít gia đình vì quá neo người còn phải thuê người giúp việc không phải để làm việc nhà mà chỉ để trông trẻ. Chị Trần Phương Linh- kế toán trưởng một ngân hàng chia sẻ, sau khi nghỉ sinh em bé, hai bên nội ngoại vốn neo người nên chị Linh cực chẳng đã phải thuê người giúp việc để trông con. Dù đã thuê người giúp việc 2 tháng trước khi đi làm để hướng dẫn họ cách chăm sóc trẻ cho thành thục nhưng ngày nào đến cơ quan chị cũng nhận hàng chục cú điện thoại của cô giúp việc để hướng dẫn cách nấu ăn, cách pha sữa, thay bỉm,.... Chị Linh cho biết, không hiểu cô giúp việc chăm sóc kiểu gì mà cứ vài hôm chị lại phải đưa con đến gặp bác sỹ. Cách đây 2 hôm, giữa lúc trời đang rét căm căm, người giúp việc còn đem con chị ra tắm khiến cháu bị viêm phổi cấp. Sau hàng loạt sự cố chị Linh đang tính đến giải pháp nghỉ việc ở nhà trông con.
Theo nhiều bậc phụ huynh, lý do mà nhiều trường không mặn mà với trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi là bởi, yêu cầu về chăm sóc trẻ ở độ tuổi này phức tạp hơn nhiều so với trẻ ở các lứa tuổi khác. Bên cạnh đó, chế độ chính sách, học phí trông giữ trẻ từ 6- 18 tháng tuổi không chênh lệch nhiều so với trẻ lớn tuổi hơn nên các trường không muốn nhận. Cũng vì lẽ đó, trẻ ở lứa tuổi chăm sóc khó nhất, nhiều nguy cơ nhất hiện nay phần lớn lại đang được "đẩy" cho các nhóm trông trẻ gia đình - nơi được cảnh báo người giữ trẻ không có chuyên môn, cơ sở vật chất không đảm bảo.
Cần có cơ chế với bậc học mầm non
Giải thích về việc khó tiếp nhận trẻ có độ tuổi dưới 18 tháng tuổi, bà Vũ Kim Loan - Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục ở quận Long Biên chia sẻ, việc nhận trẻ dưới 18 tháng tuổi đòi hỏi cơ sở vật chất phải đáp ứng được đầy đủ như phòng ốc, môi trường và chắc chắn phải đầu tư rất lớn. Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi càng nhỏ thì càng dễ xảy ra những bất trắc khó lường nên đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm và có kiến thức chuyên môn tốt. Hiện nay để các trường đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu này là rất khó.
Trong khi nhiều trường tư "từ chối" tiếp nhận độ tuổi nhà trẻ do chưa đảm bảo các yếu tố cần thiết thì trường công lập cũng có những khó khăn riêng. Theo bà Trần Lan Hương- Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hai Bà Trưng, hiện chủ trương của ngành ưu tiên phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi, tiếp theo là 4 tuổi, 3 tuổi sau đó mới đến độ tuổi nhà trẻ. Do những cơ sở như vậy chưa đáp ứng được hết nhu cầu gửi trẻ nên rất ít trường công mở được lớp nhà trẻ. Cũng theo bà Hương, chăm sóc trẻ từ 6-24 tháng, yếu tố an toàn là rất quan trọng. Bởi, ở độ tuổi này các cháu rất nhỏ, sức đề kháng yếu, khả năng tự phục vụ chưa tốt. Chính vì thế các cô phải như người mẹ thứ hai của các cháu, phải hoàn toàn chăm sóc, nâng niu các cháu như người con ở trong gia đình, phải thật sự tâm huyết và thương yêu đứa trẻ thì mới đảm đương được.
Theo khảo sát, hầu hết các trường công trên địa bàn Hà Nội đều chưa có điều kiện để nhận trẻ ở độ tuổi dưới 18 tháng tuổi, ngoài một số cơ sở đặc thù được giao nhiệm vụ. Đã đến lúc các nhà quản lý cần xây dựng cơ chế đối với bậc học mầm non kể cả về cơ sở vật chất lẫn yếu tố con người để chia sẻ khó khăn và giải quyết tình trạng khan hiếm chỗ gửi trẻ ở độ tuổi này.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Phó trưởng phòng, phụ trách ngành học mầm non - Phòng Giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm cho biết, hiện trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 23 trường mầm non cả tư thục và công lập. Trong đó, một số trường mầm non nhận trông trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và 15 nhóm lớp ngoài công lập đủ điều kiện tiếp nhận trẻ từ 6-24 tháng tuổi. Tuy vậy, 1 nhóm lớp yêu cầu ít nhất phải có 5 cháu trở lên, trong khi nhu cầu của phụ huynh lại không nhiều nên các lớp học dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi là rất ít. Đối với các lớp học cho trẻ ở độ tuổi từ 6- 24 tháng yêu cầu về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên có đặc thù và tiêu chuẩn khắt khe hơn những nhóm lớp ở độ tuổi lớn hơn.
Theo ANTD
Bí thư Đà Nẵng gặp mặt gần 6.000 người "vác tù và hàng tổng" Phát biểu với gần 6.000 người là Bí thư, tổ trưởng dân phố, trưởng ban mặt trận, trưởng thôn trên địa bàn Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng lực lượng này như kiềng 3 chân, giúp Đà Nẵng trở thành một thành phố "đáng sống". Ngày 15/1, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã tổ chức gặp mặt 5.822 người...