Yếu tố lợi ích tại Hội nghị cấp cao EU – Trung Quốc
Trung Quốc và EU sẽ ký một tuyên bố chung coi biến đổi khí hậu là “một trong những hiểm họa lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt”.
Hôm nay 29/6, Hội nghị cấp cao Liên minh châu Âu (EU)- Trung Quốc diễn ra tại Brussels, Bỉ. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện EU- Trung Quốc vốn được xem là một trong những trục quan trọng của thế giới đa cực. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, cái bắt tay chặt hơn giữa EU và Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao lần này không chỉ tác động tới hai đối tác lớn này mà còn ảnh hưởng tới khu vực và toàn cầu.
Các chủ đề thảo luận
EU và Trung Quốc dự tính sẽ bàn đến nhiều chủ đề, từ hợp tác kinh tế, bản quyền trí tuệ, hợp tác nghiên cứu, kinh tế số, môi trường, di cư…
Tuy nhiên, có 2 chủ đề lớn sẽ được bàn luận nhiều và đang thu hút sự chú ý của dư luận châu Âu, đó là về các cam kết mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ ký trong Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc hôm nay về vấn đề biến đổi khí hậu.
Trung Quốc và EU sẽ ký một tuyên bố chung coi biến đổi khí hậu là “một trong những hiểm họa lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt”. Đây là một thay đổi rất quan trọng trong quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này bởi từ trước đến nay, Trung Quốc và Mỹ luôn tránh đưa ra các cam kết mạnh về biến đổi khí hậu, dẫn đến thất bại của Thượng đỉnh khí hậu năm 2009 ở Copenhagen.
Việc Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, nền kinh tế thứ hai thế giới và cũng là quốc gia gây ô nhiễm nhất, đưa ra cam kết mới cùng châu Âu là tín hiệu lạc quan cho Thượng đỉnh khí hậu COPE 21 sẽ diễn ra cuối năm nay tại Paris.
Hợp tác kinh tế – Trọng tâm hàng đầu
Một chủ đề lớn thứ hai cũng rất gây chú ý trong Thượng đỉnh EU-Trung Quốc lần này là hợp tác kinh tế, cụ thể là việc Trung Quốc có thể sẽ đề nghị được tham gia góp vốn vào Quỹ đầu tư chiến lược châu Âu trị giá 315 tỷ euro mà Chủ tịch EU, Jean-Claude Juncker đưa ra cách đây vài tháng.
Video đang HOT
Trung Quốc cho rằng chương trình này của EU và chương trình “Một con đường, một vành đai” của Trung Quốc có thể bổ trợ cho nhau. Trung Quốc nhiều năm nay đang có tham vọng thiết lập lại “con đường tơ lụa” dài 11.000km, nối Trung Quốc, qua Trung Á, Trung Đông và sang tận châu Âu. Vì thế, Trung Quốc nhiều lần bày tỏ sự quan tâm đến các kế hoạch đầu tư tại châu Âu và phía EU cũng để mở khả năng sẽ cho một đối tác ngoài châu Âu tham gia góp vốn vào kế hoạch này.
Đối trọng với Nga?
Nhiều ý kiến cho rằng, EU đang muốn bắt tay chặt hơn với Trung Quốc để ngăn Nga – Trung củng cố liên minh, trong bối cảnh EU và Nga liên tục đối đầu và gia tăng trừng phạt lẫn nhau do mâu thuẫn về vấn đề Ucraina. Đây là một trong nhiều nhận định về mối quan hệ giữa hai trong số những thực thể kinh tế lớn nhất thế giới. EU và Trung Quốc là những nhân tố lớn trên thế giới và các hợp tác giữa hai bên luôn có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với Nga.
Tuy nhiên, trong thời điểm EU đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế thời gian qua và Trung Quốc cũng đang muốn tìm thêm thị trường đầu tư, quan hệ giữa hai bên chủ yếu tập trung vào hợp tác kinh tế.
Đầu tư của Trung Quốc vào EU vẫn còn tương đối nhỏ so với tiềm lực giữa hai bên nhưng đang tăng với tốc độ chóng mặt, đạt con số 55 tỷ USD năm 2014. Các công ty Trung Quốc đang tăng cường hiện diện rất mạnh tại châu Âu, tham gia vào nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, mua lại công ty ở Hy Lạp, Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha…
Vì thế, trong tương lai thì hợp tác kinh tế vẫn sẽ là trụ cột trong quan hệ giữa hai bên chứ chưa phải là hợp tác chính trị. Có thể có những ý muốn từ phía EU không muốn Trung Quốc và Nga quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng đó không phải là tư tưởng chủ đạo chi phối quan hệ giữa hai bên.
EU và Trung Quốc hợp tác trước hết là về lợi ích kinh tế của mỗi bên chứ không phải nhằm cô lập hay đối phó một nước thứ ba như Nga.
Tác động đối với các vấn đề khu vực
Về mặt chính trị, EU thường chọn một thái độ khá ôn hòa với Trung Quốc vì không muốn mất lòng đối tác kinh tế lớn này. Điều này, cộng thêm với việc quan hệ kinh tế giữa hai bên ngày càng lớn, có thể sẽ khiến cho EU không dám lên tiếng mạnh trong một số chủ đề lớn trong quan hệ quốc tế có liên quan đến Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, về mặt chính trị, hai bên cũng còn tồn tại nhiều vấn đề còn nghi kỵ nên Trung Quốc chưa thể có được sự ủng hộ của EU với mọi vấn đề mà họ mong muốn./.
Thùy Vân
Theo_VOV
Mỹ- Cuba đứng trước cơ hội lịch sử để hàn gắn quan hệ
Các nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba đang đứng trước những cơ hội lịch sử và điều quan trọng là các bên có thể tận dụng được nó hay không.
Sau những bước đi quan trọng hướng tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 11/4 sẽ có cuộc gặp lịch sử bên lề Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia châu Mỹ. Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên của các nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba kể từ sau cuộc cách mạng Cuba năm 1959 và kể từ khi hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao năm 1961.
Hội nghị cấp cao lần thứ 7 Tổ chức các quốc gia châu Mỹ đang diễn ra tại Panama được dư luận khu vực và quốc tế đặc biệt quan tâm, nhất là với sự tham gia lần đầu tiên của Cuba.
Tổng thống Mỹ Obama (trái) và Chủ tịch Cuba Castro (thứ ba bên phải) bắt tay nhau tại Panama ngày 11/4. (Ảnh: Fox News)
Theo Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos, việc lãnh đạo Cuba có mặt tại hội nghị là một bước tiến quan trọng để cải thiện môi trường đối thoại giữa các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ, cũng như giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Trước khi diễn ra hội nghị, các quan chức Mỹ và Cuba đã tăng cường các cuộc tiếp xúc, cụ thể là cuộc gặp lần đầu tiên giữa Ngoại trưởng hai nước kể từ sau cuộc cách mạng Cuba năm 1959.
Cái bắt tay giữa Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mang ý nghĩa biểu tượng cao, đánh dấu một nấc mới trong quan hệ hai nước.
Theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, các cuộc thảo luận "rất mang tính xây dựng" đã giúp tạo ra những bước tiến trong tiến trình khôi phục quan hệ hai nước. Trong khi đó, phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa đánh giá cao sự tham gia lần đầu tiên của Cuba tại hội nghị này, đồng thời nhấn mạnh, Mỹ không tìm cách áp đặt bất kỳ quốc gia nào.
"Tôi rất vui vì sự có mặt lần đầu tiên của Cuba tại Hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia châu Mỹ lần này. Khi Mỹ bắt đầu một chương mới trong quan hệ với Cuba, chúng tôi hi vọng điều này sẽ tạo ra một môi trường giúp cải thiện cuộc sống của nhân dân Cuba. Song điều này không chỉ phụ thuộc vào Mỹ, mà còn phụ thuộc vào chính phủ và người dân Cuba. Bởi chỉ có họ mới có thể quyết định con đường tốt nhất để đi tới sự thịnh vượng", ông Obama nói.
Trước đó, Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro hôm 09/04 đã có cuộc điện đàm dài để chuẩn bị cho hội nghị cấp cao Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, cũng như thảo luận những vấn đề liên quan tới bình thường hóa quan hệ.
Cùng ngày, Hãng tin Reuters dẫn lời các nguồn tin thuộc Ủy ban đối ngoại thuộc Thượng viện Mỹ cho biết, một trong những yêu cầu chính của Cuba dường như đã được đáp ứng. Bộ Ngoại giao Mỹ đã khuyến nghị Tổng thống Obama đưa Cuba ra khỏi danh sách những nước hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố. Nếu được thông qua, điều này sẽ giúp Cuba tiếp cận nguồn tài chính của các tổ chức quốc tế mà tới nay quốc gia Nam Mỹ này không được tiếp cận do nằm trong danh sách đen của Mỹ.
Một động lực cho tiến trình hòa giải giữa Mỹ và Cuba là sự ủng hộ từ nhân dân hai nước. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây tại Mỹ cho thấy, những chính sách với Cuba được chính quyền Tổng thống Obama thực hiện thời gian qua đã nhận được sự ủng hộ của tới 59% người Mỹ. Trong khi đó tại Cuba, người dân nước này cũng rất chờ đợi cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo hai nước.
Người dân Cuba nói: "Từ rất lâu rồi, Mỹ và Cuba không có những cuộc gặp như thế. Vì thế, những cuộc gặp này có ý nghĩa rất quan trọng và là nền tảng để chúng ta đạt được những bước tiến trong cải thiện quan hệ".
"Tôi nghĩ đây là một mối quan hệ tốt. Cả hai nước đều đang nỗ lực hết sức vì lợi ích của chính phủ và nhân dân mỗi nước", một người dân Cuba khác cho hay.
Tiến trình hòa giải đang diễn ra giữa Mỹ và Cuba có thể cho phép Mỹ trở lại khu vực. Bởi phần lớn các chính phủ Nam Mỹ đều phản đối lệnh bao vây cấm vận của Mỹ với Cuba được áp đặt từ năm 1962. Sự xích lại gần hơn với Cuba đang tạo ra bầu không khí cởi mở hơn, song theo các nhà phân tích, điều này không đồng nghĩa với việc những mâu thuẫn kéo dài đã hoàn toàn biến mất. Những hành động thiện chí được thể hiện ở Panama là chưa đủ.
Tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ- Cuba sẽ mất nhiều thời gian. Bởi một số vấn đề rất nhạy cảm chưa được giải quyết như việc Mỹ chiếm căn cứ quân sự Guantanamo hay vấn đề nhân quyền. Bên cạnh đó là rào cản từ ngay chính quốc hội Mỹ và quan hệ với Venezuela.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba đang đứng trước những cơ hội lịch sử và điều quan trọng là các bên có thể tận dụng được nó hay không. Nếu làm được, thì điều này càng có ý nghĩa hơn khi một lần nữa chứng minh xu thế đối thoại và hòa giải trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động như hiện nay./.
Thu Hoài Tổng hợp
Theo_VOV
Hội nghị ADMM-9 ra Tuyên bố chung về an ninh khu vực Chiều 16/3, kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 9 (ADMM-9), các Bộ trưởng đã ký Tuyên bố chung về "Duy trì an ninh và ổn định trong khu vực vì nhân dân và do nhân dân". Tuyên bố chung cho biết tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã tái khẳng định cam kết của ADMM về tăng cường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ lên tiếng sau cáo buộc của báo Mỹ về xuất khẩu thiết bị nhạy cảm sang Nga

Tổng thống Mỹ tiết lộ về liên lạc với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

Quan điểm của Nga về các cuộc đàm phán ở Saudi Arabia

Ukraine tấn công vào khu vực mới của Nga khi đối mặt với những khó khăn trên 'sân nhà'

Thị trường thế giới quý I: Tất cả đều xoay theo chính sách của Tổng thống Trump

Mỹ tin tưởng Nga sẽ thực hiện cam kết hướng tới chấm dứt xung đột với Ukraine

Trung Quốc bàn giao máy bay C909 đầu tiên cho Lào

Trí tuệ nhân tạo: Người mẫu thời trang trong kỷ nguyên AI

Cố vấn Lãnh tụ tối cao Iran cảnh báo khả năng phát triển vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công

Đàm phán về khoáng sản đất hiếm thúc đẩy đối thoại chính trị Nga - Mỹ?

Greenland trong chiến lược Bắc Cực của chính quyền Trump

Iran tuyên bố rắn sau khi ông Trump dọa ném bom
Có thể bạn quan tâm

Kiếm bộn tiền nhờ quà tặng khi livestream, ViruSs có phải đóng thuế?
Sao việt
15:36:02 01/04/2025
Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng
Nhạc việt
15:30:38 01/04/2025
Nữ chính "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kiếm được bao nhiêu tiền cát-xê?
Sao châu á
15:22:26 01/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 01/04: Sư Tử phát triển, Song Ngư may mắn
Trắc nghiệm
14:53:54 01/04/2025
Bắt đối tượng dùng gậy bóng chày đánh người
Pháp luật
14:33:14 01/04/2025
Người Việt hỗ trợ nạn nhân động đất, ám ảnh cả làng bị thiêu rụi ở Myanmar
Tin nổi bật
14:30:09 01/04/2025
Mẹ biển - Tập 12: Tin dữ của Ba Xệ truyền về nhà, Tư Sáng bị chất vấn vì tắc trách
Phim việt
14:26:44 01/04/2025
Alexander-Arnold bị lạnh nhạt ở Liverpool
Sao thể thao
14:06:19 01/04/2025