Yếu tố làm tăng nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục mà chị em không biết
Tẩy lông “vùng bikini” chính là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh qua đường tình dục, các chuyên gia y tế cảnh báo.
Kết quả của một nghiên cứu gần đây được đăng trên tạp chí Da liễu JAMA đã cho thấy việc tẩy lông ở khu vực “vùng bikini” có mối liên kết với khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Theo nghiên cứu này, việc loại bỏ lông mu có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc màng của da, làm cho virus hoặc vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Theo các chuyên gia sức khỏe tham gia nghiên cứu, mặc dù ngày nay, việc “dọn dẹp” ở vùng này trở nên phổ biến với nhiều phụ nữ và đây cũng được coi là một thủ tục làm đẹp an toàn nhưng việc tẩy lông có thể gây ra chấn thương nhỏ cho da và ảnh hưởng đến cấu trúc cơ bản của da. Điều này có thể gây ra viêm nang lông – một bệnh nhiễm trùng nang lông. Khi bị viêm nang lông, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát do sự phát triển của syringoma – các khối u lành tính.
Tẩy lông “vùng bikini” chính là một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh qua đường tình dục. Ảnh minh họa
Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes và Pseudomonas aeruginosa là những vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng mà nhiều người có nguy cơ mắc phải. Chúng có thể được truyền qua các công cụ tẩy lông bị ô nhiễm hoặc từ người thực hiện thao tác này. Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng tẩy lông mu có thể gây bỏng, nhất là với những vùng da mỏng. Trong một số trường hợp nếu bị bỏng nặng sẽ phải ghép da.
Thậm chí nghiên cứu còn chứng minh mối liên hệ giữa tỉ lệ mắc bệnh u mềm lây qua đường tình dục với việc loại bỏ lông mu. Hầu hết những người thực hiện thao tác này ít cảnh báo cho chị em phụ nữ về những nguy cơ có thể gặp phải. Trong khi đó, chị em nên được tư vấn để tránh hoạt động tình dục trong một thời gian nhất định sau khi tẩy lông.
Video đang HOT
Có những nghiên cứu trước đây lại cho rằng việc tẩy lông sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng chứ không làm gia tăng nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục, vì điều này sẽ giảm vi khuẩn gây bệnh trú ngụ ở “vùng kín”. Nhưng theo Basil Donovan, người đứng đầu Tổ chức sức khỏe tình dục tại Đại học Viện Kirby New South Wales thì không nên tẩy lông ở vùng này sẽ tốt hơn cho người phụ nữ.
Theo Trí Thức Trẻ
Nổi nhọt ở 'cô bé' có phải bị sùi mào gà?
Cách đây khoảng 2 tuần, khi vệ sinh bộ phận sinh dục, tôi sờ thấy giữa "cô bé" và hậu môn có một nốt nhỏ, có cuống, sờ vào không đau.
Bên trong giữa hai môi nhỏ của bộ phận sinh dục cũng thấy có 3 nốt nhỏ, hơi sần và lồi. Tôi rất lo lắng không biết mình có phải bị sùi mào gà hay không. Bệnh này cần làm các xét nghiệm gì và chi phí cao không?
Tôi và bạn trai quan hệ với nhau khoảng 4 tháng, đôi lúc không dùng bao cao su. Vậy bạn trai tôi có cần thăm khám và làm các xét nghiệm tương tự hay không? Tôi không biết có phải bị lây từ anh ấy hay từ các vật dụng trong khách sạn. Tôi đang rất lo lắng vì bản thân không quan hệ bừa bãi. (Trang)
Ảnh minh họa: Sling.
Trả lời:
Chào bạn,
Theo mô tả, bạn sờ thấy một vài nốt nhỏ, có cuống, không đau ở bộ phận sinh dục. Đây rất có thể là biểu hiện của sùi mào gà nếu các nốt này mới xuất hiện gần đây.
Bệnh sùi mào gà là một trong các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, gây ra do virus gây u nhú ở người (Human papilloma virus - HPV). Bệnh sẽ biểu hiện thành các nốt sùi hình mào gà, có thể riêng rẽ thành từng nốt nhỏ hay mọc gần nhau thành chùm, quan sát đại thể nếu sùi mào gà kích thước lớn có hình dạng tương tự mào trên đầu con gà. Sùi mào gà có thể kèm với các biểu hiện khác ờ vùng âm hộ, âm đạo như ngứa, ra huyết trắng...
Bệnh sùi mào gà lây chủ yếu qua quan hệ tình dục, và không phải lúc nào cũng biểu hiện thành sùi mà có thể tiềm ẩn trong một thời gian dài. Một điều cần lưu ý là cho dù không biểu hiện thành sùi mào gà quan sát thấy, bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục không an toàn.
Đối với nữ giời, sùi mào gà không chỉ làm mất đi thẩm mỹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục và sinh sản, nhất là khi sùi phát triển lớn làm tắc nghẽn đường sinh nở. Đáng sợ hơn, sùi mào gà có thể lây sang em bé nếu sinh ngả âm đạo, nhất là ở các trường hợp sùi mào gà đang hoạt động.
Vì vậy, lời khuyên của tôi là bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản hay da liễu để được thăm khám và điều trị thích hợp.
Bệnh sùi mào gà hầu như chỉ chẩn đoán bằng thăm khám, quan sát thấy có sang thương sùi ở vùng sinh dục kết hợp với tiền sử có quan hệ tình dục không an toàn trước đó.
Điều trị sùi mào gà tùy thuộc vào mức độ biểu hiện, có thể chỉ cần thoa thuốc đến các biện pháp như áp lạnh, đốt điện, laser, phẫu thuật. Nhìn chung, các phương pháp này đều nhằm phá hủy mô sùi.
Với bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung, và bệnh sùi mào gà nói riêng, ngành y tế luôn khuyến cáo điều trị đôi cho cả người bệnh và bạn tình của họ nhằm theo dõi triệt để, phát hiện và điều trị sớm cũng như hạn chế tái phát. Do vậy, bạn nên đi khám cùng bạn trai mình.
Về thắc mắc rằng nguồn lây từ đâu? Như đã chia sẻ bên trên, bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, và trong nhiều trường hợp bệnh lại có tính tiềm ẩn. Chính vì vậy, việc xác định nguồn lây gặp khá nhiều khó khăn nếu người bệnh có tiền sử quan hệ tình dục với trên một người.
Theo suy nghĩ cá nhân của tôi, việc xác định nguồn lây lúc này thực sự không quan trọng. Nếu hai bạn vẫn muốn duy trì quan hệ tình cảm thì điều quan trọng lúc này là đi khám bệnh, điều trị và theo dõi nhằm hạn chế tối đa tác hại của bệnh lên sức khỏe của cả hai.
Thân ái.
Theo VNE
Bị vết thương hở ở chân khi 'yêu' có bị lây HIV? Xin cho hỏi nếu bị vết thương hở ở chân, khi "yêu" một cô gái bán hoa có bị lây HIV không. Hành vi nguy cơ này nên được xếp ở mức độ nào? Ảnh minh họa: Yourtango. Trả lời: Chào anh, Tình huống mà anh đưa ra tương tự với trường hợp bị máu của người nhiễm dây vào vết thương hở....