Yếu tố giúp Trung Quốc ‘về đích’ tiêm ngừa COVID-19 sau khởi đầu chậm
Khi chiến dịch tiêm vaccine ngừa ngừa COVID-19 chính thức được triển khai ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc vào cuối tháng 4 vừa qua, Li Tingting – một phụ nữ nội trợ, không mấy quan tâm đến việc đăng ký tiêm.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Thẩm Dương không ghi nhận ca lây nhiễm nội địa nào trong nhiều tháng, còn Li chỉ rời khỏi nhà khi đi mua đồ thực phẩm ở một khu chợ dân sinh, một hoạt động cô cho là thuộc diện nguy cơ thấp và chỉ cần đeo khẩu trang là đủ. Nhưng Li đã thay đổi quan điểm vào tuần trước, khi xuất hiện ba công dân nhiễm COVID-19 ở Thẩm Dương. Những người khác cũng có cảm nhận tương tự. Li đến trung tâm tiêm chủng ba lần đề được tiêm ngừa, nhưng vẫn chưa đến lượt vì quá đông.
“Lần nào tôi cũng tới trước 10 giờ sáng, nhưng lúc nào cũng có ít nhất 500 người đã đến trước. Một vài cụ bà đến xếp hàng từ 5 giờ sáng. Không có đủ vaccine cho tất cả mọi người”, Li chia sẻ. Tình cảnh trên cũng xuất hiện ở khắp Trung Quốc, khi người dân vượt qua những e ngại ban đầu và xếp hàng tiêm vaccine. Nhiều người thậm chí còn chạy đến các thành phố lân cận để được tiêm.
Bùng nổ quan tâm của công chúng đối với vaccine là một lý do giúp Trung Quốc đạt mức tỉ lệ tiêm chủng cao, nhân tố cần thiết để mở cửa biên giới. Tính từ thời điểm nâng mạnh công suất, sản lượng vaccine vào tháng 5 tới nay, Trung Quốc đã chích ngừa được hơn 1 tỉ liều vaccine. Mức tiêm ngừa trung bình đạt 18,25 triệu liều/ngày trong tháng 6 giúp quốc gia đông dân nhất thế giới đạt tỉ lệ che phủ vaccine 40% tính trên 1,4 tỉ dân. Tốc độ được nâng lên nhanh chóng, giờ chỉ cần khoảng 6 ngày để tiêm cho 100 triệu dân, so với mức 25 ngày trong giai đoạn đầu.
Chiến dịch tiêm chủng tại Trung Quốc khởi đầu khá chậm, chủ yếu do tâm lý hoài nghi vaccine trong dân chúng. Thăm dò dư luận do hãng tư vấn Morning Consult thực hiện trong tuần từ 8-15/6 cho thấy vẫn có đến 54% số người được hỏi không chắc chắn về việc có đi tiêm phòng hay không, vì lo ngại về phản ứng phụ.
Giới nghiên cứu nhìn nhận nhu cầu tiêm ngừa vaccine tăng cao không đồng nghĩa mọi e ngại về vaccine đã được giải tỏa. Chính việc một vài ổ dịch xuất hiện ở Liêu Ninh, An Huy và Quảng Đông khiến người dân tạm gạt bỏ nghi ngại để tiếp cận vaccine, vì thấy rằng không thể mặc định đại dịch đã được kiểm soát tuyệt đối.
Theo Alex Cook, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Singapore, có nhiều động lực khiến người dân vượt lên nỗi e ngại về vaccine, trong đó cảm nhận của mỗi cá nhân về mối nguy hiểm của dịch bệnh là một nhân tố quan trọng. Nhiều ổ dịch bùng phát khiến nhiều gia đình cảm nhận được nhu cầu cần thiết phải đi tiêm phòng, dù bản thân họ chưa vượt qua được toàn bộ các rào cản, e ngại về vaccine.
Video đang HOT
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinopharm, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Mức độ chấp nhận tiêm ngừa đặc biệt cao ở nhóm đối tượng lo sợ COVID-19 và nguy cơ nhiễm bệnh. Nhiều người quyết định tiêm sau khi cân nhắc kĩ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ, nhất là khi xuất hiện ổ dịch ở Quảng Châu.
Khi kịch bản 40% dân số được tiêm ngừa vào cuối tháng này gần như chắn chắn nằm trong tầm tay, chính quyền nhiều địa phương không có ổ dịch bùng phát đang áp dụng nhiều hình thức khuyến khích dân chúng đi tiêm. Những người đã tiêm đủ hai liều sẽ nhận được coupon tiền mặt, dầu ăn, sữa hộp, trứng hay thậm chí cả giấy ăn. Các cửa hàng, khu chung cư có ít nhất 80% nhân viên hay dân cư tiêm ngừa sẽ được biểu dương. Một số nơi thậm chí còn công khai vinh danh những người trên 60 tuổi đi tiêm.
Việc tổng động viên tiêm phòng giúp Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu tiêm ngừa cho khoảng 70% dân số vào cuối năm nay. Bức tranh này có phần đối lập với một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật Bản, hay Hong Kong – những nơi có nguồn cung vaccine dồi dào nhưng tỉ lệ tiêm ngừa còn thấp. Theo Khor Swee Kheng, bác sĩ chuyên ngành chính sách sức khỏe cộng đồng ở Malaysia, sự khác biệt này đến từ đức tin, văn hóa xã hội và lòng tin của công chúng đối với chính phủ cũng như bối cảnh lịch sử.
Việc chính phủ Nhật Bản rút khuyến nghị tiêm chủng với một số vaccine cũng như một số vụ kiện đình đám liên quan đến vaccine trong những năm 1990 khiến công chúng không tin tưởng vào vaccine, kích thích phong trào bài vaccine xuất hiện gần đây. Ông Khor cũng cho rằng chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sẵn có của Hong Kong và Nhật Bản cũng khiến người dân có quan niệm vaccine không phải là một biện pháp phòng vệ quan trọng.
Ngược trở lại thành phố Thẩm Dương, Li Tingting vẫn đang chờ đợi cơ hội để được tiêm ngừa vaccine nội địa. “Vaccine giờ đây đều có sẵn đủ cho hai liều tiêm. Tôi sẽ thử vận may vào tháng 7 tới, khi nhà chức trách tiến hành vòng tiêm chủng mới”, cô chia sẻ.
Thế giới có gần 164 triệu bệnh nhân mắc COVID-19 hồi phục
Theo trang thông kê worldometer.info, tính đến 21 giờ ngày 20/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 179.062.570 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 3.877.642 ca tử vong do COVID-19. Đến nay đã có gần 164 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn khoảng 11,6 triệu bệnh nhân đang điều trị.
Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Johnson & Johnson tại Chicago, Illinois, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 617.091 ca tử vong trong tổng số hơn 34,40 triệu ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 387.035 ca tử vong trong số gần 29,9 triệu ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 500.868 ca tử vong trong số hơn 17,88 triệu bệnh nhân.
Dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á khi nhiều nước ghi nhận hàng nghìn ca mắc mới. Ngày 20/6, Indonesia ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới tăng cao nhất kể từ tháng 1/2021 (12.906 ca) và ngày có số ca tử vong do COVID-19 cao nhất (248 ca) kể từ đầu tháng 4. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã lên tới 1.976.172 ca, bao gồm 54.291 ca tử vong.
Malaysia có 5.293 ca nhiễm mới và thêm 60 ca tử vong do COVID-19. Đáng lo ngại là Malaysia ghi nhận tới 5.286 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 696.408 ca nhiễm và 4.408 ca tử vong. Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Malaysia áp đặt lệnh phong tỏa toàn diện từ ngày 1-28/6. Các chuyên gia y tế của nước này dự báo, số ca mắc mới có thể sẽ tăng tới 13.000 trường hợp mỗi ngày nếu Chính phủ Malaysia không áp đặt lệnh phong tỏa toàn diện.
Bộ Y tế Lào ngày 20/6 cho biết nước này ghi nhận 3 ca nhiễm mới (gồm 2 ca lây nhiễm cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn và 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại tỉnh khác), nâng tổng số ca bệnh tại Lào đến nay là 2.053 ca.
Thời gian qua, mặc dù các biện pháp phòng dịch đã được thực hiện tương đối tốt nhưng Lào vẫn ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng ở thủ đô Viêng Chăn, trong bối cảnh biến chủng mới nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh ở các nước láng giềng. Bên cạnh đó, tình trạng người dân chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng chống dịch khiến dịch bệnh vẫn còn nguy cơ bùng phát trong cộng đồng.
Thái Lan ngày 20/6 ghi nhận thêm 3.682 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó có 20 ca tử vong, nâng tổng số các ca nhiễm từ trước tới nay lên 281.131, trong đó có 1.629 người không qua khỏi.
Bộ Y tế Philippines thông báo đã phát hiện 5.803 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 1.359.015 trường hợp. Tổng số ca tử vong do dịch COVID-19 tại Philippines cũng đã lên tới 23.621 người, sau khi có thêm 84 trường hợp tử vong công bố ngày 20/6.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tại châu Âu, dịch bệnh có chiều hướng xấu đi tại Nga khi nước này thông báo có thêm 17.611 ca nhiễm, riêng thủ đô Moskva tập trung 8.305 ca, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 5.316.826 ca. Đến nay, Nga ghi nhận tổng cộng 129.361 ca tử vong do COVID-19 sau khi có thêm 450 bệnh nhân không qua khỏi được công bố trong ngày 20/6.
Trong khi đó, nhiều nước châu Âu gỡ bỏ dần các quy định hạn chế để phòng dịch. Cụ thể, Italy thông báo từ ngày 21/6, gần như toàn bộ các khu vực của nước này đều được xác định là vùng hầu như không có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 (vùng trắng), với hầu hết các quy định phòng dịch được dỡ bỏ.
Tại các vùng trắng, người dân chỉ phải tiếp tục tiến hành giãn cách xã hội và đeo khẩu trang cả ở trong nhà và ngoài trời. Tại khu vực duy nhất bị xác định là vùng vàng (có nguy cơ thấp) về COVID-19 là Val dAosta, ngoài 2 quy định trên, còn có thêm lệnh giới nghiêm từ 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng đối với những người chưa tiêm đủ vaccine.
Cơ quan kiểm soát và phòng chống dịch bệnh châu Phi chiều 20/6 thông báo số bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi ở châu lục này đã lên tới 137.253 người, trong tổng số 5,18 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 ghi nhận toàn châu lục. Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ethiopia và Ai Cập là những nước có số mắc COVID-19 cao nhất châu lục.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Điểm sáng trong thông tin dịch bệnh ngày 20/6 là Trung Quốc đại lục tính đến nay đã sử dụng hơn 1 tỷ mũi vaccine ngừa COVID-19 tiêm chủng cho người dân nước này, chiếm hơn 1/3 trong tổng số hơn 2,5 tỷ liều vaccine toàn thế giới tiêm chủng cho đến nay.
Về tiêm chủng, Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày thông báo nước này đã đạt năng lực tiêm chủng 1,5 triệu mũi/ngày - mục tiêu nhiều nước đang nỗ lực đạt được.
Campuchia phát hiện nhiều ca mắc biến thể Delta khi số ca tử vong tăng vọt Ngày 19/6, Bộ Y tế Campuchia thông báo phát hiện 471 ca mắc mới COVID-19, trong đó 426 trường hợp lây nhiễm cộng đồng và 45 ca nhập cảnh. Số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 20 người, mức cao nhất kể từ ngày 12/6 vừa qua. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN...