Yếu tố giúp 2 tiếp viên sống sót thần kỳ trong thảm kịch máy bay Hàn Quốc
Các chuyên gia đã chỉ ra những yếu tố giúp 2 tiếp viên của hãng Jeju Air sống sót thần kỳ trong vụ ta.i nạ.n máy bay khiến 179 người thiệ.t mạn.g cuối tuần trước.
Đuôi máy bay là phần duy nhất không bị phá hủy hoàn toàn (Ảnh: Reuters).
Máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air chở 181 người đã trượt khỏi đường băng, ở sân bay quốc tế Muan, Hàn Quốc sáng 29/12 trong lúc hạ cánh khẩn cấp nghi do đâ.m phải chim.
Máy bay tiếp đất bằng bụng do hỏng càng đáp và lao vào bức tường bê tông cuối đường băng khiến nó bốc cháy và bị phá hủy gần như hoàn toàn ngay lập tức.
Vụ ta.i nạ.n khiến 179 người thiệ.t mạn.g, chỉ có hai người sống sót là thành viên của phi hành đoàn ngồi ở phía sau máy bay.
Lực lượng cứu hộ và các chuyên gia cho biết, họ may mắn sống sót là nhờ phần đuôi là bộ phận duy nhất của máy bay không bị phá hủy hoàn toàn.
Giám đốc Cơ quan Phòng cháy – Chữa cháy Muan Lee Jung-hyun, người chịu trách nhiệm điều động lực lượng chữa cháy cho máy bay, cho biết: “Chỉ có phần đuôi còn giữ được một chút hình dạng, những phần còn lại gần như không thể nhận ra”.
Video đang HOT
Một quan chức phụ trách hoạt động tìm kiếm cứu nạn tại sân bay quốc tế Muan cũng nói rằng vụ ta.i nạ.n nghiêm trọng đến mức chỉ có thể nhận ra phần đuôi.
Phi hành đoàn thường ngồi ở phía trước hoặc phía sau máy bay. Trên những chiếc Boeing 737-800, ghế gập dành cho phi hành đoàn được đặt cạnh cửa sau, nơi lực lượng cứu hộ đã đưa 2 tiếp viên sống sót ra ngoài.
Phi hành đoàn cũng được đào tạo chuyên sâu và tiếp cận với các thiết bị an toàn, bao gồm dây đai và dây an toàn, có thể bảo vệ hành khách và bản thân khi xảy ra sự cố.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu 2 tiếp viên sống sót có sử dụng bất kỳ thiết bị nào hay không vì cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn.
Các chuyên gia trước đây tiết lộ, vị trí an toàn nhất để ngồi trên máy bay là ở giữa hoặc phía sau. Hầu hết thương vong và t.ử von.g trong các vụ ta.i nạ.n máy bay đều xảy ra từ phía trước. Ngoài ra, các nhóm cứu hộ khẩn cấp thường vào máy bay từ phía sau.
Theo phân tích năm 2015 của tạp chí Time dựa trên dữ liệu 35 năm của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), ghế ngồi ở phía sau máy bay an toàn hơn.
Lee Mo, một trong 2 tiếp viên sống sót, kể lại thời điểm trước khi máy bay gặp nạn, anh ngồi phía sau máy bay và thắt dây an toàn, nhưng sự việc sau đó, anh không nhớ. Trong khi đó, Koo, tiếp viên còn lại kể, cô nhìn thấy khói bốc lên ở một trong các động cơ của máy bay và sau đó nó phát nổ.
Theo truyền thông địa phương, Lee bị gãy xương vai trái và bị thương ở đầu. Anh có nguy cơ bị liệt toàn thân do hậu quả của vụ ta.i nạ.n hàng không thảm khốc nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Koo hiện được điều trị vết rách da đầu và gãy xương mắt cá chân, đồng thời đang được điều trị chẩn đoán vùng bụng.
Lỗ hổng trong hệ thống ứng phó với chim vào thời điểm máy bay Jeju Air gặp nạn
Sự cố va chạm với chim được cho là một trong những nguyên nhân gây ra vụ ta.i nạ.n máy bay thảm khốc của hãng hàng không Jeju Air hôm 29/12.
Điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về hiệu quả của hoạt động kiểm soát chim tại Sân bay Quốc tế Muan (Hàn Quốc).
Hiện trường vụ ta.i nạ.n máy bay tại Muan, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc, ngày 29/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, vào thời điểm xảy ra vụ ta.i nạ.n, chỉ có một nhân viên thuộc Đội cảnh báo chim (BAT), thường được gọi là đội "Batman", đang thực hiện nhiệm vụ. Điều này khiến dư luận hoài nghi về việc liệu trình độ nhân sự và các quy trình hoạt động của những nhân viên này có đủ chuẩn mực và hiệu quả hay không.
Các đội BAT thường sử dụng sún.g cầm tay và các biện pháp đ.e dọ.a khác để xua đuổi chim ra khỏi khu vực sân bay, đồng thời liên lạc trực tiếp với tháp kiểm soát khi phát hiện đàn chim.
Theo thông tin từ nhật báo Hankook Ilbo, chỉ có một nhân viên BAT làm việc vào thời điểm ta.i nạ.n xảy ra, trong khoảng thời gian từ 8 giờ 57 phút đến 8 giờ 59 phút sáng.
Điều này trái ngược với các tuyên bố trước đó của Trụ sở Đối phó Thảm họa và An toàn Trung ương của Chính phủ Hàn Quốc. Cơ quan này cho biết có 2 nhân viên của BAT làm nhiệm vụ vào ngày hôm đó.
Sự khác biệt có thể bắt nguồn từ cơ cấu nhân sự của sân bay. Đội BAT của Sân bay Quốc tế Muan hoạt động với một nhóm gồm 4 thành viên, được chia thành hai ca: hai người làm việc vào ban ngày (9 giờ sáng đến 6 giờ chiều) và một người vào ban đêm (6 giờ tối đến 9 giờ sáng).
Vì sự cố xảy ra vào khoảng thời gian chuyển ca, nhân viên duy nhất đang làm việc có thể đã bị chậm trễ trong việc phản ứng với tình hình do các thủ tục thay ca. Một viên chức sân bay đã xác nhận rằng chỉ có một thành viên BAT có mặt khi vụ ta.i nạ.n xảy ra.
Ngoài ra, đội cảnh báo chim của Sân bay Quốc tế Muan có quy mô nhỏ hơn so với các sân bay có quy mô tương tự. Chẳng hạn, sân bay Cheongju và Daegu, hai sân bay lớn ở miền Trung và Đông Nam Hàn Quốc, mỗi sân bay có tám thành viên BAT, gấp đôi số lượng tại Muan.
Trong số 14 sân bay do Tổng công ty Sân bay Hàn Quốc quản lý (ngoại trừ Sân bay Quốc tế Incheon), chỉ có bốn sân bay thiếu nhân viên BAT so với Muan, trong đó có Yangyang, sân bay duy nhất không có tuyến quốc tế.
Dù số vụ va chạm giữa máy bay và chim trên toàn quốc đã tăng từ 91 vụ vào năm 2019 lên 130 vụ vào năm 2023, Sân bay Quốc tế Muan vẫn không nằm trong danh sách các sân bay được bổ sung nhân viên BAT. Tổng công ty Sân bay Hàn Quốc dự kiến sẽ triển khai thêm 43 nhân viên BAT tại bảy sân bay vào giữa năm 2024, nhưng Muan không nằm trong kế hoạch này, vì tần suất va chạm chim ở đây khá thấp - chỉ khoảng 10 vụ từ năm 2019 đến tháng 8/2024.
Tuy nhiên, Muan lại có tỷ lệ chuyến bay va chạm chim cao nhất cả nước, với 0,09% trong số 11.004 chuyến bay trong giai đoạn này gặp sự cố.
Vụ ta.i nạ.n gần đây một lần nữa khẳng định rằng va chạm với chim có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Các sân bay trong nước phần lớn nằm gần môi trường sống của chim di cư, khiến việc kiểm soát loài vật này trở thành thách thức. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, ngoài việc tăng cường số lượng nhân viên BAT, cần đầu tư vào công nghệ tiên tiến như hệ thống radar để phát hiện và đối phó chủ động với hoạt động của chim.
Một nhà nghiên cứu tham gia vào các dự án hàng không quốc gia cho biết: "Vụ ta.i nạ.n này nhấn mạnh sự cấp thiết trong việc tăng cường đội ngũ kiểm soát chim. Chúng ta cũng nên xem xét áp dụng hệ thống radar để phát hiện chim một cách chủ động, giúp giảm thiểu nguy cơ các sự cố tương tự."
Vào sáng ngày 29/12, chiếc máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air đã gặp nạn tại Sân bay Quốc tế Muan, khiến 179 trong số 181 người trên máy bay thiệ.t mạn.g. Phần lớn các nạ.n nhâ.n là người Hàn Quốc, đang trên đường trở về nhà sau kỳ nghỉ Giáng sinh tại Thái Lan.
Đây là thảm họa hàng không tồi tệ nhất trong lịch sử Hàn Quốc và cũng là vụ ta.i nạ.n hàng không gây chế.t chóc nhiều nhất trên thế giới kể từ vụ ta.i nạ.n của chuyến bay 610 của hãng Lion Air vào năm 2018, khi tất cả 189 người trên máy bay đều thiệ.t mạn.g.
Tranh cãi về bức tường bê tông trong thảm kịch máy bay ở Hàn Quốc Tường bê tông nằm cuối đường băng ở sân bay quốc tế Muan (Hàn Quốc) thu hút sự chú ý của giới chuyên gia sau ta.i nạ.n của máy bay Jeju Air. Ảnh vệ tinh cho thấy tường bê tông cuối đường băng ở sân bay Muan (Ảnh: Reuters). Các chuyên gia hàng không cho biết, giới chức trách sân bay ở Hàn...