Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu
Dòng khí đốt từ Nga tới Áo đã bị tạm ngừng từ ngày 15/11 do tranh chấp về giá cả. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu khí đốt khác ở châu Âu đã nhanh chóng mua lại lượng khí đốt chưa được bán của Nga.
Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trước khi cuộc xung đột tại Ukraine (U-crai-na) bùng phát, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga, khiến nước này mất đi phần lớn khách hàng tại khu vực này.
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.
Video đang HOT
Ngày 16/11, tập đoàn Gazprom- tập đoàn dầu khí quốc doanh Nga- đã ngừng cung cấp khí đốt cho tập đoàn năng lượng lớn nhất Áo, OMV sau khi OMV cảnh báo giữ lại khí đốt của Gazprom như một phần bồi thường cho một phán quyết trọng tài về tranh chấp hợp đồng giữa hai bên.
Mặc dù nguồn cung khí đốt của Nga tới Áo vẫn bị gián đoạn vào ngày 17/11, song , theo xác nhận của Gazprom, tổng lượng khí đốt Nga cung cấp qua Ukraine – tuyến trung chuyển chính tới EU – vẫn duy trì ở mức 42,4 triệu m mỗi ngày. Đây là mức tương tự trước khi việc ngừng cung cấp khí đốt tới Áo diễn ra.
Trước khi Gazprom ngừng cung cấp khí đốt, Áo tiếp nhận khoảng 17 triệu m khí đốt mỗi ngày từ Nga, và lượng khí đốt này đã được bán lại cho các người mua khác tại châu Âu.
Công ty năng lượng quốc doanh SPP của Slovakia xác nhận vẫn nhập khẩu khí đốt từ Nga và cho biết nhu cầu với khí đốt Nga tại châu Âu vẫn cao. Một nguồn tin cho biết, khí đốt từ Nga vẫn rẻ hơn so với nhiều nguồn cung khác.
Áo cho biết họ đã chuẩn bị cho khả năng Nga dừng cung cấp khí đốt và có thể nhập khẩu khí đốt qua Đức, Italy, và Hà Lan để phục vụ khách hàng.
Thị trường khí đốt châu Âu hiện đang chịu ảnh hưởng từ các vấn đề địa chính trị và nguồn cung, đặc biệt khi hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine dự kiến kết thúc vào cuối năm nay.
Nhiệt độ lạnh hơn tại châu Âu đã làm tăng nhu cầu sưởi ấm, dẫn đến việc kho dự trữ bị rút sớm hơn so với năm ngoái.
Ông Aldo Spanjer, chiến lược gia hàng hóa cao cấp tại BNP Paribas, nhận định: “Các yếu tố cung ứng và thời tiết đang tạo ra lo ngại về lượng dự trữ khí đốt cuối mùa Đông. Điều này có thể buộc EU phải mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào mùa Hè để đảm bảo mục tiêu lưu trữ”.
Moldova tuyên bố dừng mua khí đốt của Nga
Bộ trưởng Năng lượng Moldova Victor Parlicov ngày 2/10 cho biết quốc gia này đã dừng nhập khẩu khí đốt từ tập đoàn Gazprom của Nga.
Trạm nén khí Slavyanskaya trên hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Tập đoàn Gazprom ở Leningrad, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Thông báo của ông Victor Parlicov cho thấy Moldova - một trong những nước nghèo nhất châu Âu - đã nỗ lực độc lập khỏi nguồn cung khí đốt của Nga.
Mặt khác, Bộ trưởng Parlicov cho biết Moldova đã mua khí đốt từ các nhà cung cấp châu Âu với mức giá tốt hơn mà Gazprom đưa ra.
Cuối tháng 10/2021, chính quyền Moldova và Gazprom đã đồng ý gia hạn hợp đồng cung cấp khí đốt cho Moldova thêm 5 năm. Trong quá trình đàm phán, Gazprom đề nghị giảm giá 25% song yêu cầu Moldova trả khoản tiền nợ nhiên liệu trị giá 709 triệu USD. Khi đó, đại diện chính thức của Gazprom Sergey Kupriyanov thông báo rằng khoản nợ của Moldova là 433 triệu USD, nhưng tính đến việc chậm thanh toán tổng số tiền lên tới 709 triệu USD.
Thủ tướng Moldova Natalia Gavrilitsa tuyên bố nước này không công nhận khoản nợ này. Đầu tháng 9, Tổng thống Moldova Maia Sandu đã công bố kết quả cuộc kiểm toán khoản nợ của nước này với Gazprom và cho biết công ty kiểm toán không xác định được khoản nợ.
Hiện tại, tập đoàn Gazprom vẫn cung cấp 5,7 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày cho Transdniestria - vùng đang đòi tách ra khỏi Moldova và muốn sáp nhập Nga.
Moldova đã nhiều lần lên án việc Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022. Quan hệ song phương cũng trở nên căng thẳng do sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga tại Transdniestria.
Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của châu Âu tăng vọt Ngày 28/2, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu đã tăng vọt trong năm 2022 khi các quốc gia khu vực tìm cách bù đắp sự sụt giảm nguồn cung từ Nga. Trạm trung chuyển khí đốt tại Werne, miền Tây nước Đức. Ảnh: AFP/TTXVN Trong báo cáo hằng...