Yếu tố cản trở đà tiến của quân đội Nga trên chiến trường Donbass
Chiến sự tại miền Đông Ukraine cho thấy, việc xem xét yếu tố địa hình khi lập kế hoạch cho một chiến dịch quân sự là điều vô cùng quan trọng.
Vượt sông – thách thức lớn với quân đội Nga
Một trong những yếu tố then chốt khi lập kế hoạch cho một chiến dịch quân sự là xem xét kỹ lưỡng địa hình nơi cuộc chiến sẽ diễn ra. Chiến sự tại miền Đông Ukraine đã cho thấy yếu tố địa hình quan trọng như thế nào. Đây là khu vực có nhiều sông ngòi và nhiều chướng ngại vật trên đất liền. Để thực hiện thành công các cuộc tấn công, quân đội Nga cần phải tìm cách vượt qua những rào cản tự nhiên này.
Cầu phao và phương tiện cơ giới bị phá hủy sau một trận đánh trên sông Seversky Donets hồi tháng 5. Ảnh: Reuters.
Nỗ lực chính của Nga hiện giờ là giành quyền kiểm soát đối với toàn bộ khu vực Donbass. Các lực lượng Nga đang tập trung xung quanh các khu trung tâm như thành phố Severodonetsk ở tỉnh Lugansk. Để đảm bảo chiếm được phần còn lại ở phía Tây Donbass, Nga sẽ phải đối mặt với thách thức vượt sông Siberskyi Donets. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng vì hầu như tất cả các cây cầu trong khu vực này đều bị hư hỏng hoặc bị phá hủy. Do đó, lực lượng Nga sẽ phải vận dụng tối đa kỹ thuật chiến đấu để vượt sông.
Quân đội Nga từng tổ chức một số chiến dịch vượt sông Seversky Donets nhưng đạt được rất ít thành công do pháo binh Ukraine đã căn sẵn tọa độ, sẵn sàng bắn vào những vị trí đối phương có thể bắc cầu phao để xe tăng, thiết giáp cơ động qua sông.
Vào đầu tháng 5, một số tiểu đoàn của Nga đã cố gắng vượt sông Siversky Donets nhằm cắt đứt tuyến phòng thủ của Ukraine ở 2 thành phố nằm 2 bên bờ con sông này. Để vượt qua con sông, Nga buộc phải lắp ráp các cây cầu phao, song hoạt động của họ đã bị máy bay không người lái của Ukraine phát hiện. Kết quả là các đơn vị pháo binh Ukraine đã tiến hành cuộc tập kích phá hủy câu cầu này, gây tổn thất lớn cho các đơn vị Nga. Không chỉ riêng Siberskyi Donets, những tuyến giao thông đường thủy ở các con sông khác trong khu vực cũng đặt ra nhiều thách thức với Nga.
Trái lại, các lực lượng Ukraine, với sự quen thuộc về địa hình, có thể ứng phó những thách thức này và định hướng hoạt động của họ xung quanh chướng ngại vật như vậy một cách hiệu quả.
Xe thiết giáp của Ukraine tại thành phố Trostyanets ở đông bắc Ukraine. Ảnh: AFP
Không phải nhiệm vụ bất khả thi
Tuy vậy, vượt sông không phải là nhiệm vụ bất khả thi đối với quân đội Nga. Nga từng vượt sông Siberskyi Donets thành công trong một nỗ lực tiến đánh lực lượng Ukraine hồi tháng 3 vừa qua. Vượt sông là một trọng tâm trong chiến thuật quân sự mà Hồng quân Liên Xô từng sử dụng khi tìm đẩy mạnh các cuộc tấn công tại châu Âu nhằm chống lại Đức Quốc xã. Nhiều phương tiện thiết giáp và xe tăng của Nga được hưởng lợi từ di sản này. Chúng được thiết kế đặc biệt để có thể lội nước và sử dụng cầu phao. Nhưng có lẽ chiến lược đó không được đặt lên hàng đầu trong kế hoạch của Nga khi tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, một số nhà phân tích lưu ý.
Chưa kể, Nga đang phải đối mặt với khó khăn về hậu cần, thiếu binh sỹ và vũ khí, trong khi Ukraine liên tục được phương Tây cung cấp nhiều khí tài quân sự hiện đại. Chiến thuật vượt sông có lẽ không thay đổi nhiều trong các nguyên tắc cơ bản kể từ Thế chiến 2, nhưng công nghệ và hoạt động chiến đấu đã có những bước chuyển biến đáng kể.
Video đang HOT
Một cuộc vượt sông đòi hỏi phải tập trung nhiều nguồn lực và đặc biệt cần được giữ bí mật. Nếu như trước đây, việc đảm bảo bí mật có thể thực hiện được thì nay, trong điều kiện chiến đấu hiện tại, rất khó làm điều này. Để có thể tiến hành một cuộc vượt sông thành công mà không bị phát hiện là điều vô cùng khó khăn.
Lực lượng Ukraine không chỉ có quyền truy cập vào những hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao do Mỹ cung cấp, mà còn có thể triển khai máy bay không người lái thực hiện nhiệm vụ do thám và trinh sát. Điều này giúp họ gia tăng khả năng theo dõi chuyển động của đối phương. Với sự hỗ trợ của các lực lượng địa phương và những thiết bị hiện tại, Ukraine có thể triển khai lực lượng để ngăn chặn một cuộc vượt sông đã được lên kế hoạch trước.
Ngoài những thách thức về địa hình, sự phản kháng mạnh mẽ và chiến thuật phòng thủ của Ukraine dựa vào lợi thế sân nhà cũng gây khó khăn cho Nga. Các lực lượng Ukraine đã phá hủy các cây cầu ở những nơi cần thiết để ngăn cản cuộc tiến công của đối phương, khiến Nga phải mất nhiều thời gian và nguồn lực để vượt sông.
Tìm cách thay đổi chiến thuật
Sau khi chịu nhiều tổn thất, Nga dang dần thay đổi chiến thuật với việc tìm kiếm điểm yếu dễ chọc thủng nhất trong hệ thống phòng thủ của Ukraine ở ven sông Seversky Donets. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình vượt sông nhưng Nga lại có lợi thế về thiết giáp và pháo binh tại mặt lãnh thổ rộng lớn ở Donbass. Cuộc chiến ở miền Đông Ukraine được mô tả như một “cuộc đọ sức mạnh về pháo binh” và quân đội Nga đang có số lượng tên lửa, đạn pháo vượt trội so với Ukraine. Điều đó khiến Nga từng bước giành thắng lợi trên chiến trường.
Dù lợi thế thuộc về bên nào đi chăng nữa, cũng không thể phủ nhận một thực tế là xung đột đang có dấu hiệu bùng phát thành một cuộc chiến tranh tiêu hao khi các bên tương ứng cố gắng làm hao mòn nguồn lực nhau hơn là chấp nhận rủi ro. Xung đột kéo dài có thể gây ra vấn đề lớn đối với Ukraine – quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào dòng chảy vũ khí do phương Tây cung cấp.
Chính phủ các nước phương Tây cam kết cung cấp một số lượng lớn pháo binh, xe bọc thép, vũ khí chống tăng và vũ khí phòng không cho Ukraine, song nền tảng chính trị hỗ trợ cho việc chuyển giao này có thể bị xói mòn khi cuộc chiến rơi vào tình trạng bế tắc, làm tăng chi phí kinh tế, chi phí hỗ trợ quân sự và làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng mà phương Tây đang đối mặt.
Hai chiến binh Mỹ ở Ukraine bị Nga bắt giữ như thế nào?
Hai cựu binh Mỹ bị quân đội Nga bắt giữ được cho là đã tham gia một nhiệm vụ mà họ nhận tin tình báo sai lệch về sự hiện diện của lực lượng Nga.
Alexander Drueke và Andy Huynh, đến từ bang Alabama, được cho là những binh sĩ Mỹ đầu tiên bị quân Nga bắt giữ kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 24/2. Hai người này hiện không phục vụ trong quân đội Mỹ.
Truyền hình nhà nước Nga RT hôm 17/6 phát đoạn video về hai cựu binh Mỹ mất tích khi chiến đấu ở Ukraine, xác nhận những người này đã bị bắt, làm dấy lên lo ngại về số phận của họ.
Việc bắt giữ hai binh lính Mỹ được cho là nhạy cảm về mặt ngoại giao, vì Điện Kremlin có thể coi đây là bằng chứng Mỹ có can dự vào xung đột. Do đó, Moscow sẽ yêu cầu nhượng bộ đáng kể để thả hai tù binh trên, theo Telegraph.
Một đồng đội của hai binh lính này nói với Telegraph rằng họ đã bị bắt sau khi đụng độ với quân đội Nga - vượt trội về quân số - vào ngày 16/6 tại làng Izbytske, tỉnh Kharkiv.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đang làm việc để xác minh các báo cáo về vụ bắt giữ, cũng như vị trí hiện tại của hai binh lính Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nhắc lại những cảnh báo người Mỹ không nên đến Ukraine vào lúc này. "Nếu bạn muốn ủng hộ Ukraine, có nhiều cách để làm điều đó an toàn và hiệu quả hơn".
Hai binh lính Mỹ bị bắt là ai?
Alexander Drueke, 39 tuổi, đến từ Tuscaloosa, bang Alabama, từng là trung sĩ thuộc quân đội Mỹ đóng tại Iraq sau sự kiện khủng bố 11/9/2001.
Bà Lois, mẹ của Drueke, cho biết con trai mình là xạ thủ hàng đầu hỗ trợ các đoàn xe hộ tống những nhân vật quan trọng (VIP) đi đến Baghdad. Điều đó biến Drueke thành mục tiêu của các tay súng phe nổi dậy, khiến ông mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
Alexander Drueke. Ảnh: Telegraph.
Drueke phải chật vật để tìm việc sau khi xuất ngũ. Sau đó anh làm cảnh sát, nhưng cũng phải nghỉ khi căn bệnh PTSD thêm nghiêm trọng, bà Lois cho biết.
"Tôi đã lo lắng khi con trai tôi tới Ukraine, nhưng khi nó ở đó, lần đầu tiên sau nhiều năm tôi nhìn thấy nó hạnh phúc. Nó thích môi trường quân sự và nói rằng đã đem lòng yêu Ukraine", bà Lois kể lại.
Trong khi đó, Andy Huynh, 27 tuổi, được sinh ra tại California và có cha mẹ là người Việt. Anh học ngành robotics tại Cao đẳng Cộng đồng Calhoun, bang Alabama. Andy Huynh có 4 năm phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, nhưng chưa có kinh nghiệm thực chiến.
Joy Black, hôn thê của Andy Huynh, cho biết Huynh đã nung nấu ý tưởng tham gia tình nguyện kể từ khi Nga phát động "chiến dịch quân sự".
"Lúc đầu, tôi không thực sự nghĩ anh ấy nghiêm túc, nhưng khi anh ấy đọc những câu chuyện về những thanh niên trẻ phải chiến đấu khi đủ 18 tuổi, anh ấy nghĩ mình nên cố giúp đỡ", Black nói.
Cô cho biết đã cố thuyết phục hôn phu của mình ở lại nhưng không thành. "Cuối cùng, anh ấy xin lỗi tôi và nói rằng mình phải đến đó (Ukraine)".
Joy Black nhận cuộc gọi từ đồng đội của Huynh ngày 13/6 báo rằng anh đã mất tích.
"Tôi được bảo rằng họ (Drueke và Huynh) đã không đến điểm hẹn, trong khi máy bay không người lái tìm kiếm nhưng không phát hiện thấy dấu vết", Black nói. "Anh ấy không nói gì về nhiệm vụ tuần trước vì không muốn làm tôi sợ. Tôi chỉ muốn anh ấy trở về an toàn".
Andy Huynh. Ảnh: Telegraph.
Sai sót trong tình báo
Một đồng đội giấu tên của Drueke và Huynh cho biết họ đang thực hiện nhiệm vụ và mọi thứ bỗng trở nên "điên rồ" do sai sót trong tình báo.
"Chúng tôi được nói thị trấn này trống không, nhưng quân đội Nga xuất hiện tại đây với 2 xe tăng T-72 và nhiều xe bọc thép chiến đấu BMP-3, cùng khoảng 100 binh lính. Phía chúng tôi chỉ có 10 người", anh kể lại.
Cả đội đã lùi lại và bố trí phòng ngự, đặt mìn chống tăng, trong khi Drueke và Huynh cầm sẵn súng phóng lựu RPG-7.
"Mọi người đang ẩn nấp để chờ xe tăng trúng mìn, nhưng Alex và Andy đã thấy một chiếc BMP-3 đi từ hướng khác, băng qua khu rừng và nhận ra nó có thể hạ gục chúng tôi. Họ đã bắn và phá hủy chiếc xe đó trong phát đạn đầu tiên", người đồng đội này nói.
Tuy nhiên, điều đó đã thu hút sự chú ý của T-72, và hai chiếc xe tăng đã khai hỏa. Viên đạn có lẽ đã bắn trượt, nhưng vụ nổ đã đẩy văng họ ra xa, anh kể lại.
Ngay sau đó, một xe tăng đã trúng mìn, nhưng hai binh lính Mỹ đã biến mất trong cuộc giao tranh sau đó, có thể đã bị quân đội Nga bắt giữ.
Kênh truyền hình RT dẫn lời Drueke cho biết 2 cựu binh Mỹ đã tách khỏi những binh sĩ khác và băng qua rừng, sau đó bị một đội tuần tra Nga tiếp cận và bắt giữ tại một ngôi làng. Cả hai đang bị lực lượng ly khai thân Nga giam giữ ở vùng Donbas, miền Đông Ukraine.
Người đồng đội của hai binh lính Mỹ cho biết đã dùng máy bay không người lái và đội tìm kiếm đến hiện trường, nhưng không phát hiện dấu vết của cả hai.
"Có thể Drueke và Huynh đã bị bất tỉnh sau vụ nổ từ đạn pháo xe tăng, hoặc khi xe tăng đi trúng mìn, vì nếu họ thiệt mạng do bị đạn bắn trúng, thi thể hay các thiết bị phải ở hiện trường", anh nói.
Người đồng đội này nói có thể phần nào xác nhận tình hình khi truyền hình Nga đăng tin hai binh lính Mỹ bị bắt gần Kharkiv. "Chúng tôi là những người Mỹ duy nhất chiến đấu ở khu vực này".
Chỉ điểm cho máy bay chiến đấu Nga, một người Ukraine bị bắt Giới chức an ninh Ukraine đã bắt giữ một người đàn ông vì hỗ trợ quân đội Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Cục An ninh Ukraine bắt giữ nghi can chỉ điểm cho Không quân Nga (Ảnh: SSU). Cục An ninh Ukraine (SSU) đã phát hiện và bắt giữ một người đàn ông ở khu vực thành phố...