Yêu thương nghĩa vụ
Yêu thương nghĩa vụ không chỉ là tâm trạng của nữ giới mà không ít đàn ông cũng nặng lòng.
Một buổi chiều đi đón con, Thư gặp Hiền, vợ sếp, vừa cất tiếng chào, Hiền bật ra ngay như cái máy phát: “Anh Sơn, chồng chị khen em hết lời. Anh ấy nói em là người phụ nữ số một của gia đình, vừa đi làm, vừa đưa đón con cái, vừa đi chợ nấu ăn, lại biết ẩn mình để chồng phát triển sự nghiệp. Ảnh nói chị phải… theo gương em”. Nghe Hiền khen mà Thư chỉ gượng được một cái cười xã giao méo xệch.
Quả thật, nhìn vào “vòng xoay” của Thư mỗi ngày, ai cũng chóng mặt: hơn 6 giờ sáng cô lao xe ra khỏi nhà, sau lưng là hai đứa con 8 tuổi, và 15 tuổi. Lượn một vòng, Thư thả đứa con lớn xuống cổng trường cấp hai rồi phóng đến trường tiểu học, lo cho con nhỏ ăn sáng xong mới cô vù đến cơ quan. 11 giờ tất tả đi chợ, nửa tiếng sau có mặt ở cổng trường đón con lớn, về đến nhà là tất bật nấu bữa ăn trưa, chuẩn bị luôn cả đồ ăn chiều. 13 giờ, kêu bé lớn thức dậy, con đi học, mẹ đi làm. 5 giờ chiều lại vòng xe đón hai con về nhà. Tối lại phải đưa bé nhỏ đi học năng khiếu, bé lớn đi học Anh văn… Những ngày cuối tuần Thư vẫn phải xoay như chong chóng với việc ủi đống quần áo, vệ sinh bếp, lau sàn, lau kính…
Thư xinh xắn nên dù đã ở tuổi 40 nhiều đàn ông quanh cô vẫn không giấu lòng ngưỡng mộ nhưng bao giờ cô cũng khéo léo chối từ. Nhìn cách Thư đi chợ, chọn món mà chồng con thích, nghe Thư dịu dàng với chồng, những người biết vợ chồng cô đều cho là Tuấn- chồng cô, tốt số và khen cô là người phụ nữ chu toàn.
Thực ra, bấy lâu Thư làm vợ, làm mẹ một cách chăm chỉ, tự nguyện nhưng đầy mệt mỏi, khắc khoải. Tất cả những gì cô làm dường như không bao giờ đủ để chồng cô hài lòng. Gần như ngày nào cô và các con cũng phải nghe Tuấn la rầy hay than phiền về vấn đề gì đó. Làm bất cứ việc gì mấy mẹ con cũng thầm thì nhắc nhau “coi chừng ba chửi”. Lâu lắm rồi, Thư chẳng biết thế nào là những cảm xúc, những rung động từ chồng mang lại. Tận sâu trong tâm, Thư không dám chắc là mình sẽ giữ mình được đến khi nào cho khỏi “rớt”. Cái khuôn phép, gia giáo của gia đình khiến cô chưa bao giờ dám nghĩ đến ai ngoài chồng mình nhưng giờ cô chỉ còn biết định nghĩa tình yêu của mình dành cho chồng là “tình yêu nghĩa vụ”.
Yêu thương nghĩa vụ không chỉ là tâm trạng của nữ giới mà không ít đàn ông cũng nặng lòng. Long, giám đốc một doanh nghiệp bất động sản ở Cần Thơ đã phải tìm đến chuyên viên tư vấn để tìm cách cứu vãn tình cản của mình. Long kể, trong những chuyến công tác thời trai trẻ ở vùng Hậu Giang, anh kết thân với một thôn nữ tên Yến, sau vài lần “ăn cơm trước kẻng”, Yến có thai. Long vượt qua nhiều khó khăn để đường đường chính chính đón Yến về làm vợ với một tiệc cưới đủ để gia đình cô dâu nở mặt nở mày.
Dù chênh lệch về trình độ, gia cảnh nhưng hơn 20 năm qua, Long luôn tìm cách “nâng” vợ lên. Anh hướng dẫn Yến cách cư xử sao cho trọn vẹn với nhà chồng, cách giao dịch, làm ăn, cách điều phối công ty những lúc anh đi vắng. Trước những sai sót của vợ, Long đều tìm cách biện minh để khỏi phải nặng lời. Anh tâm sự: “ Nhiều khi ra đường gặp đối tác đẹp hơn, thông minh hơn và có trình độ hơn vợ mình, tôi cũng ao ước “giá cuộc đời có lệnh undo” nhưng chưa bao giờ tôi cho phép mình làm trái đạo lý”. Trước lý giải của chuyên viên: “Đó chính là tình yêu sâu sắc anh dành cho vợ mà chính anh đã không nhận ra“, Long lắc đầu vì anh hiểu mình làm tất cả những điều đó bởi trách nhiệm và sĩ diện của mình chứ không hề xuất phát từ tình yêu.
Sự nhàm chán là nguyên nhân khiến tình yêu sau hôn nhân thiếu nồng nàn (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Từng có lần, Long gặp một nhân viên ngân hàng vừa thông minh, giàu nữ tính, vừa hiểu chuyện, luôn đón bắt được suy nghĩ, tâm trạng của anh nên anh như “bị sét đánh”. Long nói: “ Tôi yêu người đó tha thiết nhưng lại càng thấy mình phải có trách nhiệm với vợ nhiều hơn”. Sau một thời gian khổ sở, day dứt, tình yêu trong anh lắng lại nhưng Long lại cảm thấy “không ổn” khi tiếp tục thương vợ bằng nghĩa vụ của một người chồng.
Trao đổi về vấn đề này, thạc sĩ Phạm Thị Thúy, chuyên viên tâm lý, giảng viên Học viện Hành chánh quốc gia phân tích: Yêu thương theo nghĩa vụ là thực trạng khá phổ biến hiện nay ở các gia đình. Đây cũng là quy luật bình thường của đời sống hôn nhân. Theo thời gian, tình yêu lắng dịu dần, phần nhiều người trong cuộc sống với nhau vì nghĩa, vì trách nhiệm. Thậm chí sự đơn điệu, nhàn nhạt của hôn nhân còn làm tình yêu bay từ chồng/vợ sang bồ/ bạn đồng nghiệp… Sự nhàm chán là nguyên nhân khiến tình yêu sau hôn nhân thiếu nồng nàn. Những gia đình có sóng gió và vượt qua được là những gia đình có nhiều cơ hội để tình yêu thăng hoa hơn là những gia đình quá êm ấm, không có sóng gió (sóng gió về kinh tế, về chuyện tình cảm, con cái…).
Dĩ nhiên, không ai muốn có sóng gió để tình yêu thêm bền chặt nên chỉ có giải pháp là mỗi người phải luôn biết tự làm mới lại cuộc hôn nhân của mình. Muốn đam mê nhau cả hai phải thường xuyên đổi mới để thu hút người kia, làm cho người kia luôn thấy mình có nhiều điều cần khám phá. Hãy thể hiện tình yêu bằng cách đáp ứng nhu cầu thực sự của vợ hoặc chồng: nhu cầu tình cảm như âu yếm, quan tâm, khen ngợi, giúp đỡ, kể cả sự thỏa mãn về nhu cầu sinh lý.
Nuôi dưỡng tình yêu sau hôn nhân là một thách thức. Vợ chồng cần học cách nhìn điểm tốt của nhau, tôn trọng nhau, làm mới bản thân, làm mới cuộc sống chăn gối… Học cách yêu sau hôn nhân, học cách vì nhau sau hôn nhân khó hơn trước hôn nhân rất nhiều nhưng thành quả của nó cũng rất đáng để mọi người phải cố gắng: sự mặn nồng thực sự của một tình yêu chín muồi và nhiều ràng buộc, nhiều chia sẻ…
Nuôi dưỡng tình yêu từ bạn đời không khó bằng nuôi dưỡng tình yêu trong chính trái tim mình. Đầu tư cho tâm hồn mình luôn tươi mới, tràn đầy năng lượng, vui sống… thì bạn mới có thể nhìn thấy điểm mới, điểm đáng yêu ở bạn đời… để yêu họ nhiều hơn.
Theo 24h
Vợ "hổ mang"
Người thì không biết cách dạy vợ, người ý thức cao về việc này nên đã sớm có biện pháp "rèn" vợ.
Vợ "lông ngôn", chông đành "ngâm tăm"
Ngày cưới Long, chú rể được dịp "nở mày nở mặt" vì ai cũng khen cô dâu xinh. Quyên trắng trẻo, người dong dỏng cao, tính cô lại hay nói nên nhanh chóng gần gũi bạn bè, người thân của Long. Long lại chừng mực, ít nói nên riêng chuyện "đấu khẩu" với người yêu, lần nào anh cũng thua. Khốn khổ nhất là Quyên rất hay ghen bóng ghen gió đâu đâu. Mỗi lần có gì nghi ngờ, cô phải ngồi căn vặn, chửi rủa cho hả dạ mới thôi.
Vợ chồng người ta lỡ có "sứt mẻ" gì vẫn thường đóng cửa bảo nhau, đằng này hễ có việc gì dù bé bằng con kiến Quyên cứ oang oang ngay trước mặt con và hàng xóm. Đã nhiều lần Long góp ý, rồi nhắc nhở nhưng biết chồng không dám "lên lớp" khi có người ngoài đứng đó nên cô vẫn chứng nào tật ấy.
Cuối tuần vừa rồi, phòng Long tổ chức đi tham quan ở Ninh Bình trong một ngày. Đường xa, lại đi nhiều nơi nên hơn 11 giờ đêm cả đoàn mới về đến Hà Nội. Do không tiện đường nên các anh không thể đưa hết chị em về tận nhà. Thiết nghĩ là trưởng phòng, phải có trách nhiệm lo cho anh chị em đi đến nơi về đến chốn nên về nhà, Long nhắn tin lần lượt cho từng người hỏi xem đã về đến nhà chưa.
Trong lúc Long đi tắm, thấy điện thoại liên tục có chuông báo tin nhắn, Quyên tò mò mở ra đọc. Máu ghen trong Quyên bùng lên, cô vào lôi thốc hai đứa con ra và bắt đầu "bài ca": " Xem bố chúng mày kìa, bảo sao mà về muộn, sao mà sáng họp, tối họp, cả tuần cơ quan, cuối tuần lại cơ quan. Lại còn ngang nhiên nhắn tin trước mặt con này à, giỏi lắm. Thích thì đi luôn đi".
Giọng Quyên cứ lanh lảnh hướng về phía chồng, vừa nói, cô vừa cầm chiếc điện thoại chỉ chỏ. Long cứ cất tiếng thì cái giọng chua ngoa kia lại sa sả át đi. Thấy bố mẹ nói to, hai đứa trẻ sợ hãi, níu tay nhau định bước về phòng nhưng Quyên nhất định không cho: " Đi đâu, ở đây mà xem bộ mặt thật của bố chúng mày kia kìa. Đô đêu". Không những thê, cô còn văng những từ bây bạ ra đê chửi chông trước mặt con cái.
Long ấm ức lắm nhưng không muốn to tiếng trước mặt con. Anh vừa kịp lên giọng: "Để cho hai đứa ngủ mai còn đi học, khuya rồi" thì vợ càng được đà giữ chặt hai đứa lại.
Đây không phải lần đầu tiên Quyên làm thế. Chắc nắm được điểm yếu của chồng nên hễ cãi nhau, cô lại nhất quyết phải cho con chứng kiến. Một lần khác, hai vợ chông cãi nhau, các con đi học, cô mở tung cửa cất tiếng oang oang về phía nhà hàng xóm. Càng thấy có người, Quyên lại càng gào to hơn như thể được dịp bù lu bù loa cho người ngoài biết.
Long không thuộc dạng người hiền như đất để vợ lên mặt cũng đành im lặng trước thói "hô mang" của vợ - sẵn sàng giương giọng, ngoái cô chửi chông vì không muôn ảnh hưởng đên con và thêm lời dị nghị từ người ngoài. Còn Quyên, cô vân giữ thói cứ phải cho người ngoài cuộc biết thì mới hả dạ.
Người thì không biết cách dạy vợ, người ý thức cao về việc này nên đã sớm có biện pháp "rèn" vợ (Ảnh minh họa)
Không cần đao to búa lớn
Nhìn vợ Tùng cơm nước, chăm sóc mẹ chồng ốm nằm viện, ai cũng trố mắt ngạc nhiên. Trước khi lấy chồng, Hoa vốn là tiểu thư con nhà giàu, việc gì trong nhà cũng có ôsin làm hết, đến luộc bắp cải còn phải gọi điện hỏi thái như thế nào cho vừa.
Vẫn giày cao gót, vẫn váy ngắn, áo bó, mỗi bước cô đi cả hành lang bệnh viện đều phải nhìn theo. Vào đến giường mẹ chồng nằm, cô vội vã bỏ túi đồ, lấy cháo, gọt cam, đợi mẹ ăn xong lại bê hết bát đũa đi rửa. Rồi cả đống quần áo trút dưới gầm giường từ hôm trước, loáng một cái cô cũng giặt xong tinh tươm mới về đi làm. Bác bệnh nhân nằm giường bên cứ tấm tắc: " Con dâu bà được cả người lẫn nết, làm gì cũng nhanh".
Tùng nhiều bạn bè, thích tụ tập nhưng hiếm khi nhậu ngoài quán. Có hôm 7 giờ tối, Hoa đã cơm nước tinh tươm thì Tùng mới kéo 5, 6 người bạn về. Thế là cô lại phải đảo ra chợ, mua vội ít đồ ăn sẵn cho các anh ngồi uống rượu trước, rồi làm thêm ít rau và vài món mang ra sau. Đám bạn Tùng cũng thích cà kê ở nhà anh bởi dù đến muộn hay đến sớm, báo trước hay không báo trước thì chỉ ra khỏi nhà vài phút, Hoa đã xoay được đủ món cho các anh lai rai cả tối.
Bạn Tùng cứ thắc mắc, sao nhà Hoa giàu có mà chả có vẻ tiểu thư, làm gì cũng thoăn thoắt. Lúc này, Tùng mới được dịp ra oai: " Phải dạy cả đấy. Các ông không biết à, không dạy có mà vợ nó cưỡi lên đầu". Nghe thế, đám bạn chẳng ai tin, cứ ngỡ Tùng chỉ giỏi "chém".
Có chứng kiến hành trình "dạy vợ" của Tùng, nhiều người mới nể thật. Ngày Hoa về ra mắt, mẹ Tùng đi chợ mua đủ thứ lỉnh kỉnh về nhưng phải trông cháu nên không thể vào bếp. Hoa định ngồi dăm câu ba điều rồi chào về nhưng người yêu không cho, bắt ở lại nấu cơm. Thế là lần đầu tiên trong đời một mình Hoa phải xắn tay nấu bữa một mình. Có con cá to không biết loay hoay ra sao, Tùng phải làm giúp. Còn lại, làm đến đâu Tùng lại chỉ đến đấy, cái gì anh không biết thì bắt Hoa vào hỏi mẹ. Không có món nào trong bữa hôm đó thật vừa gia vị, nhưng mẹ Tùng dễ tính cũng chẳng để ý mấy. Từ sau lần ấy, hễ đến chơi, Tùng lại giục Hoa xuống bếp phụ mẹ cơm nước.
Tùng kể, từ chuyện quà cáp Hoa cũng chẳng biết gì. Đến nhà ai, mua quà gì ban đầu Tùng đều phải nhắc hết. Cứ thế, đến lúc kết hôn có cả trăm thứ việc Hoa không biết gì, hoặc Tùng làm cùng, hoặc anh chỉ cho vợ cách làm. Sau một thời gian "huấn luyện" giờ Hoa đã khá hơn nhiều, dẫu chẳng đảm đang, khéo léo lắm nhưng bù lại, Hoa làm gì cũng nhanh thoăn thoắt.
Theo 24h
Những 'liệu pháp' cho tình dục sau hôn nhân Nhiều người cho rằng đời sống tình dục sau hôn nhân lúc nào cũng kém thú vị so với thời yêu đương, đặc biệt khi những đứa con lần lượt ra đời. Nhiều quý bà thắc mắc vì sao trước khi cưới thì chồng say mê mình là thế, còn sau khi cưới chẳng buồn động đến vợ nói gì là chuyện "giao...