Yêu thương bỏ quên
Cuộc điện thoại với mẹ đã kết thúc từ lâu mà tôi vẫn còn đứng thẫn thờ, cảm giác khó nói thành lời, hình như tôi đã bỏ quên một điều gì đó từ rất lâu.
Mẹ tôi nhiều bệnh, tiểu đường, cao huyết áp rồi viêm xoang nữa. Thấy mẹ nấu thuốc phải canh lửa vất vả nên tôi mua tặng mẹ cái siêu nấu thuốc bằng điện. Cái siêu chỉ có hai nút: tắt và bật, tôi đã hướng dẫn mẹ cách sử dụng hai, ba lần. Vậy mà khi tôi đi làm trên tỉnh, mẹ lại gọi cho tôi hỏi nút nào là bật, nút nào là tắt. Tôi chợt nhận ra trí nhớ mẹ không còn được như xưa.
Hình như đã rất lâu rồi tôi không ngắm mẹ thật kỹ, không ăn cơm cùng mẹ, và cũng rất lâu rồi tôi không tâm sự với mẹ. Cơ quan xa nhà nên tôi thuê trọ. Cuối tuần lúc về với mẹ lúc không. Bốn năm học đại học, ba năm đi làm, tôi ở nhà trọ nhiều hơn ở nhà, tôi đã quên mất tình yêu thương của mẹ.
Mẹ đã thay đổi nhiều, tóc bạc trắng hết rồi. Mẹ gầy đi thấy rõ, hố mắt sâu, đuôi mắt nhiều vết chân chim, vầng trán đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, gương mặt gầy gò, bàn tay mẹ khô ráp. Nói chuyện với mẹ tôi mới biết mẹ nặng tai rồi, phải nói lớn mẹ mới nghe được. Bất chợt tôi nghe lòng quặn thắt.
Trước đây và bây giờ cũng vậy, khi tôi đi đâu xa, mẹ bảo đến nơi là phải gọi điện thoại cho mẹ hay. Tôi dạ dạ nhưng ít khi nào nhớ. Thấy tôi không gọi về là mẹ gọi cho tôi, tôi nghĩ chuyện đó bình thường nhưng không phải. Bởi vô tình tôi nhìn thấy mẹ gọi điện thoại, không dễ chút nào. Hôm kia, anh hai tôi chở nhỏ cháu đi khám bệnh trên tỉnh, mẹ nhẩm tính đã đến nơi mà không thấy anh gọi về, tôi thấy mẹ cầm cây đèn pin, đi đến nơi để điện thoại bàn, cầm tấm giấy ghi số điện thoại của anh, mẹ bấm từng số một, thật khó khăn. Tôi thấy mắt mình cay, vậy mà tôi chẳng bao giờ gọi về cho mẹ trước.
Video đang HOT
Hôm nay, ba tôi đi đám thôi nôi ở xóm trên, trời đã xế chiều mà chưa thấy ba về. Mẹ chắp hai tay ra sau lưng, chốc chốc lại đi ra, đi vào, mắt dán chặt nơi lối rẽ trước cửa nhà, tôi biết mẹ đang lo cho ba. Tôi nhớ mấy lần tôi về nhà, trông mẹ cũng thế này, phải chăng mẹ cũng đã đợi chờ và lo lắng cho tôi?
Lâu không thấy tôi về là mẹ gọi điện thoại hỏi thăm tôi khỏe không, khi nào về, muốn ăn gì để mẹ nấu. Hình như chưa bao giờ tôi hỏi mẹ như vậy.
Bất chợt lòng thấy sợ, một nỗi sợ vu vơ. Mẹ đã già rồi. Tôi rồi sẽ có gia đình, liệu những lo toan của cuộc sống lứa đôi có lại một lần nữa cuốn tôi đi, khiến tôi bỏ quên những yêu thương của mẹ? Tự nhủ lòng hãy về bên mẹ mỗi cuối tuần, nấu cho mẹ những món ăn ngon, nhớ gọi điện mỗi lúc đi xa, yêu thương để dành cho mẹ thì chẳng bao giờ là muộn.
Theo VNE
Bao giờ có vắc-xin?
Những ngày qua, nhiều điểm tiêm chủng đã buộc phải tạm ngừng tiêm một số vắc-xin dịch vụ do "cháy hàng". Tình trạng hết vắc-xin giữa mùa dịch đã khiến dư luận lo lắng.
Hai lần đưa cô con gái 15 tháng tuổi đến 2 điểm tiêm chủng dịch vụ lớn tại TP Hà Nội để tiêm phòng thủy đậu nhưng vợ chồng anh Nguyễn Vũ Trung (ở phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) đành trở về trong nỗi lo lắng khi nhận được thông tin "hết vắc-xin".
Hết sạch
Anh Nguyễn Thế Anh ở quận Tây Hồ cung bày tỏ sự búc xúc khi ba lần đến các điểm tiêm chủng dịch vụ mới tiêm được vắc-xin tổng hợp "6 trong 1" cho cậu con trai 3 tháng tuổi với giá 700.000 đồng/mũi. Chỉ được mũi đầu, đến mũi tiêm thứ 2, đơn vị tiêm chủng này hẹn vợ chồng anh chờ thêm một thời gian nữa do hết sạch vắc-xin.
Tại nhiều thành phố lớn, vắc-xin thủy đậu, cúm mùa, vắc-xin tổng hợp ("5 trong 1", "6 trong 1"), vắc-xin "3 trong 1" ngừa sởi, quai bị, Rubella... cũng trong tình trạng cạn kiệt. Đã có tình trạng một số cơ sở y tế tư nhân trữ vắc-xin nay thừa cơ nâng giá.
Theo các chuyên gia dịch tễ, vào thời điểm này, nhiều dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó có dịch sởi, thủy đậu, cúm gia cầm. Dịch sởi bùng phát, liền ngay sau đó là bệnh thủy đậu cũng gia tăng khiến nhiều bậc cha mẹ vội vàng đưa con đi tiêm phòng. Trong khi đó, dịch cúm gia cầm vẫn là mối nguy cơ lớn đối với người dân. Hiện vắc-xin ngừa cúm mùa chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng nên người dân buộc phải chủ động tiêm vắc-xin dịch vụ để phòng bệnh. Tuy nhiên, tại một số cơ sở tiêm chủng dịch vụ ở Hà Nội, vắc-xin ngừa cúm mùa cho trẻ em cũng... hết hàng.
Chờ đến khi nào?
Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân thiếu một số vắc-xin phòng bệnh la do cơ quan quản lý đã không chủ động được việc cung ứng vắc-xin cũng như không phê duyệt cho nhập kịp thời. Do vậy, đúng vào thời điểm nhiều dịch rộ lên thì không ít điểm tiêm chủng dịch vụ đã không co đu vắc-xin do chưa kịp nhập hàng.
Một số bác sĩ cho biết bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nên có mức độ lây lan rất nhanh. Thế nhưng, Việt Nam bị động ở khâu phòng bệnh vì tất cả vắc-xin ngừa thủy đậu đều nhập từ nước ngoài (vắc-xin ngừa thủy đậu là vắc-xin sống đòi hỏi công nghệ hiện đại nên các công ty trong nước chưa sản xuất được). Hiện 2 loại vắc-xin thủy đậu được sử dụng phổ biến ở các điểm tiêm chủng dịch vụ có xuất xứ từ Bỉ và Nhật.
Theo GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, tiêm phòng là phương pháp tốt nhất phòng chống bệnh dịch nhiễm trùng. Nếu trẻ em không được bảo vệ trước các bệnh có thể dự phòng bằng vắc-xin thì nguy cơ các dịch bệnh quay trở lại rất lớn. Nhờ có tiêm chủng mà mỗi năm có hàng ngàn trẻ tránh được tử vong hoặc tàn phế do được phòng bệnh chủ động.
Dù vậy, nhiều ngày qua, tình trạng "cháy" vắc-xin phòng bệnh, thậm chí có loại "hết không biết đến khi nào mới có", đúng cao điểm của mùa dịch đã khiến các bậc cha mẹ thêm lo lắng cho sức khỏe, tính mạng của con em mình.
Tính chu kỳ dịch để cảnh báo người dân GS-TS Trịnh Quân Huấn, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, cho rằng để đối phó với các dịch bệnh, cần chủ động tuyên truyền cho người dân tiêm phòng trước mùa dịch. Đồng thời, các đơn vị phân phối, nhập khẩu và cơ quan y tế cần phôi hợp để có dự trù vắc-xin phù hợp với nhu cầu người dân. Cũng theo ông Huấn, thực tế nhiều dịch bệnh bùng phát theo chu kỳ, do đó để phòng bệnh hiệu quả, cơ quan y tế cần có khuyến cáo, hướng dẫn phòng bệnh trước mùa dịch, ngay cả việc tiêm phòng cũng nên chủ động trước mùa dịch 2-4 tháng để cơ thể có kháng thể bảo vệ.
Theo VNE
Nhớ món tép riu xóc muối mẹ nấu Có những món ăn không phải là cao lương mỹ vị. Có những món ăn không phải là đặc sản của xứ sở. Nhưng nếu món ăn đó gắn liền với kỉ niệm, nó sẽ chẳng thua bất cứ món ăn sơn hào hải vị nào. Tép riu xóc muối là một trong những món như vậy. Món ăn kỷ niệm Quê tôi...