Yếu thế trong cuộc chơi lớn: Thay đổi hay phải ra đi?
Tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, GDP Việt Nam có thể tăng lên từ 23-33 tỷ USD vào 5-10 năm tới, xuất khẩu có thêm 68 tỷ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều cẩn trọng khuyến nghị, chúng ta tự tin nhưng không nên tự mãn vội với TPP. Cuộc hơi mới sẽ tạo ra một áp lực buộc các DN phải đổi mới để tồn tại. Sẽ có thể có nhiều DN phải ra đi
Sức ép cho cải cách
Bà Phùng Thị Lan Phương – Trưởng phòng FTAs, Trung tâm WTO – tin rằng, TPP chắc chắn sẽ mang lại luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mạnh mẽ hơn, đặc biệt là vốn đầu tư từ Mỹ.
“Vừa qua, DN Hàn Quốc đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để vào Việt Nam, không chỉ bởi vì FTA Việt Nam – Hàn Quốc mà họ còn nhìn thấy cơ hội khi Việt Nam vào TPP. Nhiều quốc gia khác vào Việt Nam đều có một phần lý do này”, bà Phương chia sẻ.
Theo bà Phương, các nước thành viên TPP cũng nhắm đến Việt Nam như một cửa ngõ, một điểm kết nối vào ASEAN. Hiện nay, Mỹ đầu tư vào Việt Nam còn hạn chế, một phần là bởi họ e ngại thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh chưa minh bạch.
“Tuy nhiên, trong TPP có một chương về đầu tư quy định rất rõ việc đối xử công bằng, có cơ chế đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài… Với điều này, các nhà đầu tư Mỹ hẳn sẽ yên tâm hơn khi đến Việt Nam”, bà Phương nói.
TPP chắc chắn sẽ mang lại luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mạnh mẽ hơn.
Thực tế, vốn FDI vào Việt Nam đang có chuyển động đón đầu TPP. Hàn Quốc đã chuyển nhiều hoạt động đầu tư sang Việt Nam, các công ty dệt may Hoa Kỳ từ Hồng Kong, Singapore chuyển về Việt Nam. Nhật Bản cũng chuẩn bị đầu tư vào nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: tham gia TPP sẽ có thêm cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Thêm vào đó, cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài.”.
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển (Đại học Kinh tế Hà Nội), chia sẻ, ảnh hưởng của TPP tới nền kinh tế Việt Nam còn mạnh mẽ hơn cả trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Ông Thành dự báo, nhập khẩu trước mắt sẽ có xu hướng tăng lên, trong khi xuất khẩu lại có xu hướng giảm. Trong TPP, những ngành kém lợi thế, sức cạnh tranh yếu sẽ bị thiệt hại, đặc biệt với các ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, khai khoáng, công nghiệp. Những ngành sẽ được lợi như dệt may, thủy sản, nông sản… thì cần chủ động các nhân tố lao động, vốn, đất đai… Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ pháp lý để thúc đẩy những ngành có lợi thế này.
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, chia sẻ, thương mại hay đầu tư chỉ là tác động bề nổi mà quan trọng hơn là tác động cải cách thể chế, làm thay đổi bề sâu của nền kinh tế Việt Nam.
Video đang HOT
“Những đặc quyền, đặc lợi của DNNN sẽ buộc phải theo kinh tế thị trường, buộc phải thay đổi. DNNN sẽ phải minh bạch về quản trị, tài chính… từ đó là thay đổi cách thức quản lý khu vực này. Việc hoạch định chính sách và giám sát thị trường của Nhà nước cũng phải thay đổi, một bộ sẽ không thể làm 3-4 chức năng được”, ông Cung nói.
Ông Cung cho rằng, Việt Nam cần nhìn nhận vào TPP như một cơ hội để thay đổi luật lệ chơi. Thay đổi để có thể tận dụng cơ hội từ hiệp định mang lại, tư duy quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp cũng sẽ phải khác đi, trên tinh thần hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho DN hoạt động chứ không phải nhăm nhe tìm kiếm sai phạm của DN.
Đừng vội tự mãn
TS Nguyễn Đức Thành chia sẻ: “Chúng ta chưa nên tự mãn khi TPP kết thúc đàm phán. Gia nhập TPP không chỉ có những thuận lợi mà có cả nhiều rủi ro”.
Những ngành sẽ được lợi như dệt may, thủy sản, nông sản… thì cần chủ động các nhân tố lao động, vốn, đất đai…
Ông Thành phân tích: “Trước đây, Việt Nam gia nhập WTO đã từng nhận được rất nhiều kỳ vọng. Xuất khẩu và đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nguồn vốn lớn ồ ạt đổ vào Việt Nam lại đi kèm với chính sách tiền tệ thiếu kinh nghiệm đã góp phần thổi phồng bong bóng BĐS, và khiến lạm phát tăng mạnh lên hai chữ số trở lại những năm 2008-2011″.
“Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhập khẩu và đầu tư nước ngoài và giai đoạn hậu WTO đã bộc lộ rõ các yếu kém nội tại kéo dài. Đó là một hồi chuông cảnh bảo, Việt Nam không nên quá tự mãn với việc ký kết như vậy, kể cả những FTA đầy hứa hẹn như TPP, hay ở mức độ thấp hơn như AEC”, ông Thành nhìn nhận.
Bà Phùng Thị Lan Phương bày tỏ: “Cảm giác vẫn lo nhiều hơn. Tôi tiếp xúc với DN, họ hầu như không biết gì mấy, cũng không kỳ vọng gì ở TPP mà chỉ có lo thôi. Vì họ chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, họ lo thị trường nội địa. Việt Nam có ít các DN lớn. Những DN xuất khẩu nhiều phần lớn là thuộc về FDI. Vì vậy, lợi ích từ các FTAs chủ yếu là cho FDI”.
Bà Phương cho rằng, dù vậy, TPP sẽ tạo ra một áp lực buộc các DN phải đổi mới để tồn tại. Sẽ có thể có nhiều DN phải ra đi.
“TPP cũng là áp lực để Chính phủ cần xem xét có lựa chọn, những ngành nào có thế mạnh thực sự cần phát triển và những ngành nào yếu thế hơn thì phải chấp nhận ở mức độ nào đó”, bà Phương đánh giá.
“Trước đây, VCCI từng công bố chỉ có 30% hàng hoá xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn hưởng ưu đãi thuế trong các FTAs. Vì vậy, câu chuyện ở đây là nguồn nguyên liệu. Nếu không đáp ứng nguồn nguyên liệu thì các cam kết sẽ bị bỏ phí”, bà Phương lưu ý.
Phạm Huyền
Theo_VietNamNet
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thành công của các bạn chính là thành công của chúng tôi
Diễn đàn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Diễn đàn Euromoney đồng tổ chức đang diễn ra ngày hôm nay. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát biểu tại Diễn đàn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 2015
Diễn đàn có có sự tham dự của hàng loạt các tổ chức kinh tế, tài chính lớn trong nước và quốc tế, với nhiều chủ đề nóng hổi liên quan đến tình hình kinh tế của Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đưa ra nhiều nội dung quan trọng liên quan đến định hướng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn đến 2020 tới đây.
Theo đó, 9 tháng đầu năm, GDP Việt Nam tăng 6,5%, tổng vốn FDI giải ngân lên tới gần 10 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2014,
Về môi trường kinh tế, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là nâng cao tính thực thi, nâng cao chất lượng nhân sự và phát triển kết cấu hạ tầng. Năm 2016 hứa hẹn là năm sẽ diễn ra sự thay đổi rất mạnh về hoàn thiện các chính sách kinh tế nhằm đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam tối thiểu ngang bằng với Nhóm ASEAN4.
Về hợp tác đầu tư công - tư PPP, Thủ tướng cho biết, sắp tới sẽ công bố danh mục các dự án kêu gọi PPP trong các lĩnh vực hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp nước, hạ tầng đô thị lớn...
Về cổ phần hóa doan nghiệp nhà nước, qua hơn 20 năm thực hiện quá trình tái cơ cấu cổ phần hóa, số lượng DNNN đã giảm 90%, các DN hoạt động bình đẳng, và hầu hết đều phát triển về quy mô và kinh doanh có hiệu quả sau cổ phần hóa. 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã cổ phần hóa 350 DN, tiếp tục đẩy nhanh, mạnh quá trình này và sau đó sẽ niêm yết, đẩy mạnh quá trình niêm yết sau cổ phần hóa.
Về thị trường tài chính, theo Thủ tướng, Việt Nam đã và đang thay đổi các chính sách, sản phẩm... để phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là quy định liên quan đến sở hữu NĐT nước ngoài, tạo điều kiện cho NĐT nước ngoài tham gia.
"Diễn đàn hôm nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Nhằm phát huy tốt nhất sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam khuyến khích các NĐT đến kinh doanh và đầu tư lâu dài tại VN. Thành công của các bạn chính là thành công của chúng tôi", Thủ tướng khẳng định.
Việt Nam đủ sức chống chọi thách thức từ bên ngoài
Trong phần phát biểu Khai mạc Diễn đàn hôm nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã khẳng định Việt Nam hoan nghênh và sẽ lắng nghe các ý kiến đóng góp của các nhà đầu tư để ngày một đổi mới thể chế kinh tế, chính sách... đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn kinh tế quốc tế.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng trực tiếp tham gia phần thảo luận theo chủ đề: "Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam".
Các diễn giả khác bao gồm ông Jonathan Choi, Chủ tịch Tập đoàn Sunwah và Tập đoàn VinaCapital; ông Lê Phước Vũ, Chỉ tịch Tập đoàn Hoa Sen; ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Kiêm Tổng giám đốc SSI; ông Peter R Ryder - Indochina Capital Corporation, Eric Sidgwick.
Chủ đề này "nóng" ngay từ đầu khi tranh luận sôi động về quan điểm thu hút đầu tư nước ngoài và bảo hộ DN trong nước.
Theo các diễn giả, Việt Nam cần thận trọng để đối mặt, vì hội nhập không chỉ có thuận lợi.
Bộ trưởng Vinh cho biết, Việt Nam đủ sức để chống chọi với những yếu tố thách thức từ bên ngoài, thậm chí có thể biến thách thức thành cơ hội. Năm 2015, GDP Việt Nam có thể tăng tối thiểu 6,53%.
Cũng theo Bộ trưởng, năm 2016, Việt Nam có thể sẽ ban hành chính sách hỗ trợ DN vừa và nhỏ.
Một thông tin liên quan đến Cocacola, theo ông Vinh, Cocacola đã có lãi từ tháng 7 và cam kết sẽ có lãi từ nay trở đi.
Trong khi đó, ông Lê Phước Vũ cho rằng, các DN Việt Nam cần được có cơ chế để bảo vệ, đảm bảo cạnh tranh được với các DN nước ngoài trên chính thị trường nội địa.
Còn ông Trần Duy Hưng cho rằng, đây là cơ hội tốt để DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, vì Việt Nam đã hội tụ đủ các yếu tố mà 10 năm trước NĐT mơ ước.
Về quan điểm bảo hộ DN trong nước hay không, Bộ trưởng Vinh cho rằng: "Nếu chúng ta đóng cửa, Việt Nam sẽ mãi lạc hậu. Chúng ta phải mở cửa để tăng khả năng cạnh tranh và sẽ có những DN lớn mạnh từ đây. Tất nhiên, Việt Nam phải chuẩn bị, vì mở cửa là mở rộng thị trường, áp lực cạnh tranh sẽ tăng lên".
Bùi Sưởng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Người Việt sẵn sàng chi dưới 3 triệu đồng đánh bạc Nhóm nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học xã hội đánh giá GDP, đầu tư nước ngoài, ngành du lịch sẽ được hưởng lợi khi hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng. Thông tin trên được tiến sĩ Nguyễn Đình Chúc, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng thuộc Viện Hàn lâm khoa học...