“Yêu” sớm, Guus Hiddink có con rơi… 50 tuổi
Một người đàn ông 50 tuổi tên Norbert Kleijngeld vừa tự nhận là con trai của HLV ĐT Hà Lan Guus Hiddink như lời trăng trối trước khi qua đời của mẹ ông trước khi qua đời. Norbert muốn làm xét nghiệm ADN để chứng thực quan hệ cha con nhưng Guus Hiddink lại tìm mọi cách để thoái thác.
Đứa con rơi
Norbert Kleijngeld đang sống ở tỉnh Noord-Brabant nhưng quê hương của ông không phải ở đây. Người đàn ông 50 tuổi này cất tiếng khóc chào đời ở một thị trấn gần thành phố Nijmegen, tỉnh Gelderland (Hà Lan). Mẹ ông là con gái của một bác sĩ điều dưỡng. Cô có thai khi còn trẻ và vì nhiều lý do khác nhau nên phải gửi Norbert làm con nuôi của gia đình Kleijngeld ở thành phố Waalwijk khi mới 20 tháng tuổi. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, ông Norbert chuyển đến Tilburg rồi rong ruổi khắp Tây Âu trước khi trở về sống ở Antwerp (Bỉ) vào năm 2005 để chuyên tâm phát triển sự nghiệp thời trang.
Người đàn ông 50 tuổi tự nhận là con trai của Guus Hiddink.
Thời trang đang là cần câu cơm của Norbert Kleijngeld nhưng trước đó, ông từng là một cầu thủ bóng đá nghiệp dư vô địch khu vực miền Nam Hà Lan. Một ngày nọ, một người đàn ông lạ mặt đến gặp HLV trưởng Cor van Oostrum. Hai người đã cãi nhau gay gắt và Norbert nghe loáng thoáng họ nói chuyện về mình. HLV Cor van Oostrum tức giận nói: “Ông sẽ không bao giờ bù đắp cho Norbert sao?”. Người đàn ông lạ mặt buông một câu gọn lỏn rồi bỏ đi: “Một ngày nào đó, chúng ta sẽ gặp lại”.
Khi ấy, Norbert đang ở dưới bếp nhưng ông vẫn nghe được tiếng khóc của người thầy Van Oostrum. Ông quay sang hỏi bà Van Oostrum thì nhận được câu trả lời rằng: “Norbert, hãy luôn nhớ rằng HLV bóng đá nổi tiếng Guus Hiddink là cha của cậu”. Khi đó, Norbert Kleijngeld mới biết người đàn ông lạ mặt thường xuyên tới sân xem ông thi đấu chính là Guus Hiddink.
Nhận cha theo lời trăng trối của mẹ
Kể từ khi làm con nuôi của gia đình Kleijngeld, ông Norbert chỉ về thăm mẹ đẻ 2 lần. Lần đầu vào năm 14 tuổi, lần thứ 2 là trước khi bà qua đời. Trong suốt thời gian đó, ông Norbert chưa bao giờ hỏi mẹ về cha đẻ của mình cho tới trước lúc qua đời, bà trăng trối với con trai rằng nhất định phải tìm và nhận lại cha. “Tôi chỉ thực sự nói chuyện với mẹ về cha đẻ trước khi bà qua đời. Mong muốn tìm lại cội nguồn lại thôi thúc tôi sau một chuyến công tác ở Italia 3 năm trước. Tôi đã khóc và nghĩ đến Guus Hiddink”.
Vợ chồng HLV Guus Hiddink.
Norbert Kleijngeld kể chuyện với bố mẹ nuôi và nhận được sự ủng hộ tuyệt đối. Ông bắt đầu tìm cách liên lạc với cha đẻ. Tuy nhiên, mọi cố gắng của Norbert đều công cốc khi HLV Guus Hiddink tìm mọi cách để thoái thác trách nhiệm. Không còn cách nào khác, ông Norbert Kleijngeld tuyên bố muốn làm xét nghiệm ADN để chứng thực quan hệ cha con giữa hai người. Bên cạnh đó, Norbert cũng khẳng định ông “sống chết” nhận Guus Hiddink không phải vì tiền. Sự nghiệp thời trang đã đủ giúp ông sống thoải mái đến lúc nhắm mắt xuôi tay rồi. “Vấn đề không phải là tiền bạc. Tôi chỉ muốn nhận lại cha đẻ. Tôi sẽ không bao giờ ép buộc ông ấy. Tôi đã là một người đàn ông trưởng thành có cuộc sống riêng của mình”
Guus Hiddink nếm trái cấm năm 16 tuổi?
Trả lời phỏng vấn tạp chí RTL Boulevard, HLV Guus Hiddink khẳng định câu chuyện của Norbert Kleijngeld là bịa đặt. Sở dĩ Hiddink có thể nói chắc như đinh đóng cột như vậy bởi ông thừa nhận quan hệ lần đầu vào năm 17 tuổi. Trong khi đó, Norbert được sinh vào ngày 1 – 1 – 1964, tức là thời điểm Hiddink (8 – 11 – 1946) mới 17 tuổi 2 tháng. Điều này có nghĩa là mẹ Norbert mang thai ông khi Hiddink 16 tuổi 5 tháng. Vậy là Norbert hay Hiddink là người nói dối?
Guus Hiddink nếm trái cấm năm 16 tuổi?
Chỉ có một cách để làm rõ sự việc là làm xét nghiệm ADN. Khổ nỗi, Guus Hiddink lại không chịu. Thay vào đó, ông đang nhờ luật sư chuẩn bị các thủ tục để kiện người đàn ông tên Norbert Kleijngeld ra tòa. Một số ý kiến cho rằng ông Hiddink làm “căng” như vậy vì sợ làm phật lòng bà xã Liesbeth Pinas.
Theo VNE
Làn sóng cầu thủ Surinam nhập cư vào Hà Lan: Đã đến thời kỳ mai một?
Giovanni Drenthe (23 tuổi, CLB Excelsior) quyết định khoác áo ĐT Surinam, trái ngược với người anh ruột Royston Drenthe vốn nổi tiếng hơn.
Giovanni Drenthe là cầu thủ mới nhất quyết định khoác áo ĐT Surinam dù anh trai Royston từng là tuyển thủ Hà Lan.
Một mặt, đấy là do chính sách mới ở Surinam, khuyến khích các tài năng bóng đá Surinam trở về phục vụ quê hương (trước đây, Surinam không bao giờ khuyến khích điều này).
Mặt khác, đấy cũng là do chính sách của Hà Lan, thắt chặt vấn đề quốc tịch và không dễ dàng mở cửa cho các tài năng đến từ nước ngoài. Hà Lan chọn một con đường khác hẳn con đường mà các nước xung quanh như Pháp, Đức, Bỉ đã chọn.
Trước World Cup 2006, người ta hồi hộp chờ xem Salomon Kalou có khoác áo ĐT Hà Lan và đối đầu với người anh ruột Bonaventure Kalou trong ĐT Bờ Biển Ngà hay không. Kalou khi ấy đã là ngôi sao nổi tiếng trong màu áo Feyenoord. Nhưng bộ tư pháp Hà Lan quyết định anh chưa đủ tư cách nhập tịch. Bất mãn, Kalou chuyển sang Chelsea, thề không bao giờ chơi bóng ở Hà Lan nữa. Sau đó, anh đồng ý khoác áo Bờ Biển Ngà.
Tất nhiên, Bờ Biển Ngà không phải là Surinam. Nhưng vấn đề tổng quát thì khá tương đồng. Muốn nhanh chóng nhập tịch và dễ khoác áo ĐTQG? Bạn hãy sang Đức. Tại đấy, người ta đang có nhu cầu giới thiệu với thế giới về một xã hội đa sắc tộc. Hà Lan thì khác.
Vả lại, chính sách của chính quyền Hà Lan thì, suy cho cùng, cũng chỉ là sự phản ánh đời sống xã hội Hà Lan. Người dân Hà Lan có sẵn sàng tôn vinh các tài năng đến từ bên ngoài, hoặc cụ thể hơn là "những chàng trai Paramaribo"? Hãy hỏi Edgar Davids. Tại EURO 1996, một cuộc "nội chiến" về quyền lực đã tiến đến mức sắp bùng nổ giữa 2 nhóm cầu thủ da đen và da trắng trong đội. Để dập tắt mọi chuyện, HLV Guus Hiddink lập tức đuổi Davids (của phe Surinam) về nước.Không có gì lạ khi lực lượng ngôi sao đến từ Surinam ngày càng giảm đi, cả về chất lẫn về lượng, trong làng bóng Hà Lan vài năm gần đây. Khá nhất có lẽ chỉ là Nigel de Jong. Một mặt, thời đỉnh cao (giữa thập niên 1990) của "những chàng trai Paramaribo" đã trôi qua. Mặt khác là do tác động của xã hội. Đã vậy, Hà Lan bây giờ còn có thêm vài nguồn cầu thủ khác, cũng đáng kể. Lực lượng cầu thủ gốc Morocco, như Ibrahim Afellay, đang đe dọa lực lượng gốc Surinam. Cộng đồng người Morocco ở Hà Lan hiện cũng chiếm 2% dân số, không thua gì cộng đồng Surinam!
Theo VNE
Sao Hà Lan bất ngờ bị nữ sinh tố lừa tình Cảnh sát thành phố Rio de Janeiro đã mời Huntelaar tới thẩm vấn do chân sút Hà Lan bị một nữ sinh viên tố cáo đã lừa cô vào khách sạn. ảnh minh họa OUL, tờ báo uy tín bậc nhất Brazil đã đăng tải câu chuyện tiền đạo ĐT Hà Lan, Klaas-Jan Huntelaar lừa tình cô nữ sinh y khoa 20 tuổi...