Yêu sách của Trung Quốc thành tâm điểm Hội nghị biển Đông

Theo dõi VGT trên

Tại Hội thảo Biển Đông, GS Tô Hạo thừa nhận nhiều quốc gia đã đưa ra những yêu sách sai lầm tại biển Đông.

Với 9 phiên trình bày, 1 phiên kết luận, cùng với thời gian thảo luận, ba ngày của Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 4 dường như vẫn chưa đủ cho các đại biểu bày tỏ hết được các ý kiến của mình về vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Bất chấp nỗ lực của BTC “ăn gian” nửa tiếng giờ nghỉ ăn trưa, và kéo dài phiên làm việc buổi chiều thêm gần một tiếng, mỗi phiên đều kết thúc khi vẫn còn hàng loạt cánh tay giơ lên đòi đặt thêm câu hỏi, hay đòi quyền lên tiếng.

Không chỉ những người tham dự hội thảo này, trong đó có người viết, mà chắc độc giả cũng hoàn toàn hiểu rõ lý do của sự “sôi nổi” khác thường này.

Vẫn còn nguyên đó những yêu sách vô lý, trái ngược với luật pháp quốc tế, như yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Những hành động gây căng thẳng, đe dọa hòa bình khu vực, như các hành động vừa qua của Trung Quốc đối với các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển khác, vẫn có nguy cơ tái diễn.

Trong khi đó, cộng đồng quốc tế vẫn chưa có hành động hữu hiệu để ngăn chặn. Còn lập trường của ASEAN về vấn đề biển Đông vẫn còn những khác biệt, và việc tìm kiếm giải pháp, như xây dựng lòng tin, thực hiện nghiêm chỉnh DOC, tuân thủ luật pháp quốc tế liên quan, hay xây dựng COC (Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông), dường như vẫn còn quá xa vời.

So với 3 hội thảo trước, hội thảo này đã có những tiến bộ trông thấy. Thứ nhất, thời gian dành cho việc chất vấn, hay trao đổi ý kiến, giữa các đại biểu từ nhiều quốc tịch khác nhau, đã tăng lên khá nhiều. Thứ hai, các học giả tranh luận với nhau một cách thuần túy khoa học, thẳng thắn, và không né tránh những vấn đề được cho là nhạy cảm nhất.

Yêu sách của Trung Quốc thành tâm điểm Hội nghị biển Đông - Hình 1

Các yêu sách trên biển Đông luôn thu hút rất lớn sự quan tâm quan tâm của các nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia. (Ảnh: Peopledaily)

Yêu sách “đường lưỡi bò” và phản ứng của giới học giả

Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và chính sách tái cân bằng quyền lực của Mỹ tại khu vực châu Á vẫn là trọng tâm của các cuộc tranh luận, như những hội thảo trước. Các yêu sách trên biển Đông, cũng như các hành động quyết đoán gần đây của Trung Quốc luôn thu hút rất lớn sự quan tâm của các nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia.

Một học giả từ Đại học Maine của Hoa Kỳ chỉ rõ tính hai mặt của Trung Quốc, khi cường quốc này, một mặt, kêu gọi sự hợp tác trên biển Đông, nhưng, mặt khác, lại vẫn duy trì yêu sách “đường lưỡi bò”, chiếm gần 80% biển Đông, lấn sâu vào cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển khác, và tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi trên vùng biển này.

“Nếu cứ như vậy, thì làm sao có vùng biển để mà hợp tác phát triển chung được?”, vị học giả này đặt vấn đề.

Học giả Bonie Glaser của Hoa Kỳ cho rằng tất cả các quốc gia đều cần phải tôn trọng lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông, với điều kiện lợi ích của các quốc gia khác, dù lớn hay nhỏ, trên khu vực biển này cũng cần phải được tôn trọng.

Tướng Daniel Schaeffer từ Pháp tỏ ra kiên quyết hơn trong quan điểm nhất quán rằng Trung Quốc cần phải dũng cảm từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò. Ông cho rằng, đó là giải pháp duy nhất có thể giúp đem lại hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông được.

Video đang HOT

Trong khi đó, học giả Yann Huei Song từ Đài Loan lại có cho rằng, mặc dù đường lưỡi bò thể hiện tham vọng chính trị nhiều hơn là luật pháp, nhưng việc Trung Quốc đưa ra bản đồ có hình đường lưỡi bò năm 2009 cho thấy tính kiên định của quốc gia này trong việc đeo đuổi yêu sách này, cũng như tính nghiêm túc trong việc tìm kiếm các lập luận pháp lý để giải thích cho thế giới.

Đáp lại ý kiến đó, học giả Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng cộng đồng quốc tế vẫn đang chờ đợi Trung Quốc giải thích một cách rõ ràng về yêu sách này. Trong bài tham luận của mình, TS Lan Anh cũng đã giải thích cặn kẽ vì sao cái gọi là “quyền lịch sử”, mà Trung Quốc vẫn dùng để biện minh cho yêu sách đường lưỡi bò, đã bị Công ước Luật biển “cất nó vào lịch sử”.

“Vì sự lỗi thời của nó trước sự phát triển không ngừng của luật biển quốc tế”, bà kết luận.

Trả lời câu hỏi của một phóng viên Việt Nam liên quan tới việc các nhà khoa học quốc tế chỉ trích yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, GS Tô Hạo từ Trung Quốc đã lặp lại lời giải thích của chính ông tại một hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức cách đây một năm rưỡi, rằng đường lưỡi bò là một di sản từ quá khứ.

“Nó không được bắt đầu từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà được tiếp nối từ chính quyền Tưởng Giới Thạch trước đó”, ông Tô Hạo nói.

Tuy nhiên, trong bài tham luận của mình tại hội thảo, GS Tô Hạo cũng thừa nhận nhiều quốc gia đã đưa ra những yêu sách sai lầm tại biển Đông. Liệu vị giáo sư khả kính này có hàm ý thừa nhận rằng Trung Quốc có những sai lầm hay không – vẫn là một câu hỏi đối với những người tham dự hội thảo.

GS Robert Beckman từ Trung tâm Luật Quốc tế, ĐHQG Singapore, trong bài tham luận rất sâu sắc của mình, đã chỉ rõ rằng hầu hết các hình thái địa chất trên Biển Đông đều chỉ là các đá nửa nổi nửa chìm, và như vậy, chúng không thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xung quanh được. Ông cũng nhắc lại rằng, một số tuyên bố của Trung Quốc trước Liên Hợp Quốc lại khẳng định tất cả các hình thái địa chất trên biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

GS Beckman cũng vạch rõ cái “tiêu chuẩn kép” trong lập trường của Trung Quốc, khi, một mặt, họ tuyên bố các hình thái địa chất trên biển Đông này đáp ứng định nghĩa về đảo theo điều 121 Công ước luật biển, nhưng, mặt khác, lại khẳng định Okinotorishima (một đảo đá tranh chấp với Nhật Bản) mặc dù khá tương tự với các hình thái địa chất thuộc Hoàng Sa – Trường sa, lại chỉ là đá, cũng theo điều này, nhưng khác khoản.

Khi GS Tô Hạo thanh minh rằng yêu sách này của Trung Quốc đã xuất hiện trước Công ước Luật biển khá lâu, và vì thế không thể áp dụng công ước trong trường hợp này, GS Beckman đã tiếp tục khẳng định rằng, một khi đã tự nguyện tham gia và trở thành một thành viên của Công ước, Trung Quốc mặc nhiên có nghĩa vụ phải tôn trọng các quy định trong Công ước.

“Điều đó có nghĩa là Trung Quốc phải tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ, chứ không thể đưa ra những yêu sách đi ngược lại với Công ước như vậy”, GS Beckman nói.

Lập liên minh kiềm chế các hành động sai trái

Việc thế giới sẽ đứng trước nguy cơ bùng phát của những cuộc chiến tranh thế giới mới, mà hậu quả của nó rất thảm khốc, do xu thế quân sự hóa của các quốc gia trong khu vực, dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, cũng là một mối quan tâm khác tại hội thảo này.

Lợi ích và sự tham gia của các quốc gia bên ngoài khu vực biển Đông như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga, Úc…vào vấn đề biển Đông, được nhiều học giả cho rằng sẽ mở ra một lối thoát cho nguy cơ bùng phát chiến tranh.

Và xu hướng liên minh trong việc kiềm chế các hành động vượt quá qui định của luật pháp quốc tế đặc biệt được nhấn mạnh bởi các học giả từ các quốc gia có những căng thẳng trên biển với Trung Quốc, trong thời gian gần đây.

Tướng Kaneda của Nhật Bản lại nêu ra mối quan ngại về những hành động quá đáng của Trung Quốc. Vị tướng này đã nêu ra ý tưởng cần thành lập những liên minh để kiềm chế các hành động này.

GS De Castro từ Philippines khẳng định thêm rằng không phải ngẫu nhiên mà xuất hiện nhu cầu thành lập các liên minh. Theo ông, những quốc gia nhỏ bé đơn lẻ cảm thấy bị đe dọa trước một cường quốc nào đó, và họ tự nhiên có xu hướng liên kết lại với nhau để ngăn chặn sự đe dọa.

Tuy nhiên, cũng theo vị học giả đến từ Philippines, những liên minh này không nhằm đe dọa, hay đối đầu, với Trung Quốc, mà chỉ nhằm mục đích kiềm chế những hành động sai trái, quá đáng từ phía Trung Quốc.

Các học giả từ Hoa Kỳ cũng cho rằng Hoa Kỳ cũng không muốn đối đầu với Trung Quốc, mà chỉ muốn kéo Trung Quốc trở lại gần hơn với cộng đồng quốc tế, và mong muốn Trung Quốc trở thành một quốc gia thực sự có trách nhiệm.

Nỗi lo và hi vọng

Hội thảo đã kết thúc, cùng với niềm vui được gặp lại bạn cũ, được kết giao với bạn mới, cũng như niềm phấn khích khi có cơ hội trao đổi một cách thẳng thắn và khách quan về mối quan ngại chung là tranh chấp Biển Đông. Nhưng những nỗi lo vẫn còn nguyên đó.

Mặc dù vậy, người viết vẫn cảm thấy có những tia hy vọng, ít nhất là tới kỳ hội thảo lần thứ 5 tại Hà Nội. Đó là việc cố gắng giữ yên nguyên trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, như lời GS Tô Hạo từ Trung Quốc. Hay hơn thế nữa là câu nói của một học giả đến từ Mỹ với một học giả đến từ Pháp – hai quốc gia đã gây ra những trải nghiệm đau buồn với khu vực này, tuy là trên đất liền.

TS Mark Valencia đã nói với Tướng Daniel Schaeffer: “Nhân dân ở khu vực này đã chịu rất nhiều đau khổ rồi, những đau khổ đã do đất nước của ông, đất nước của tôi gây ra cho họ. Và chúng ta không được phép đẩy họ vào những đau khổ mới nữa.”

Người viết tin rằng, không chỉ hai vị học giả nói trên, hay đa số các học giả tham dự hội thảo, mà cộng đồng quốc tế sẽ tìm mọi biện pháp để ngăn cho khu vực này khỏi nguy cơ bị đẩy vào “những đau khổ mới”, dù chúng có thể đến từ một hướng khác.

Theo Dantri

Việt Nam "đồng tình với quan điểm chung của ASEAN về Biển Đông"

Trả lời phỏng vấn về kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN-21 và các hội nghị liên quan, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, VN đồng tình với quan điểm chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông.

Việt Nam đồng tình với quan điểm chung của ASEAN về Biển Đông - Hình 1

Xin Bộ trưởng cho biết trọng tâm của Hội nghị Cấp cao ASEAN-21 và các Cấp cao liên quan.

Từ ngày 18-20/11/2012 tại Phnôm Pênh đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN-21 và một loạt các Hội nghị Cấp cao quan trọng khác gồm: Cấp cao ASEAN 3, Cấp cao Đông Á (EAS), các Cấp cao ASEAN 1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, và Hoa Kỳ. Bên lề các Hội nghị cũng diễn ra Đối thoại toàn cầu ASEAN và cuộc gặp của các nhà Lãnh đạo 7 nước thành viên Cấp cao Đông Á tham gia Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các Hội nghị.

Trong bối cảnh khu vực đang có nhiều thuận lợi cho hòa bình và hợp tác phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn, phức tạp, các Hội nghị Cấp cao lần này đã tập trung bàn về những vấn đề ưu tiên và quan trọng nhất của khu vực, nhất là việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN tăng cường quan hệ với các Đối tác thúc đẩy mạnh mẽ liên kết và kết nối khu vực cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm...

Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả chính của các Hội nghị Cấp cao.

Lãnh đạo các nước ASEAN và các Đối tác đã có những cuộc trao đổi sâu sắc và đề ra các định hướng lớn cho hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các Đối tác, trong đó nổi lên là:

- Thứ nhất, Lãnh đạo các nước ASEAN quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa hiện thực hóa Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 nhằm hoàn thành đúng tiến độ và các chỉ tiêu đề ra trong từng trụ cột Cộng đồng, nhất là trụ cột Kinh tế. Theo đó, ASEAN cần tập trung thúc đẩy phát triển đồng đều và bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển ở khu vực, hướng tới đưa ASEAN trở thành một thị trường duy nhất và một không gian sản xuất thống nhất, có sức cạnh tranh cao và ngày càng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Các nhà Lãnh đạo cũng chỉ đạo việc đẩy mạnh liên kết và kết nối ở khu vực, trước hết là trong ASEAN rồi mở rộng ra khu vực Đông Á. Để góp phần đạt được điều này, cùng với nỗ lực của các Chính phủ, cần tăng cường huy động sự đóng góp từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp, cũng như từ các Đối tác và các tổ chức tài chính quốc tế.

- Thứ hai, Lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định cần tiếp túc phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực, cũng như trong cấu trúc hợp tác khu vực và định hướng xử lý các vấn đề thuộc quan tâm chung ở khu vực, vì lợi ích chung của hòa bình, hợp tác và phát triển. Do đó, ASEAN cần chủ động xây dựng các chuẩn mực ứng xử chung và phát huy tác dụng của các công cụ hợp tác chính trị-an ninh ở khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở ĐNA (TAC), Hiệp ước khu vực ĐNA không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM )... Trong quá trình trao đổi, các nhà Lãnh đạo của các nước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông vì đây là lợi ích và quan tâm chung của khu vực và tất cả các nước đồng thời ủng hộ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử COC tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982 của LHQ. Đáng chú ý, tại dịp này, Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung kỷ niệm 10 năm DOC, trong đó nhấn mạnh giá trị quan trọng của DOC và việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy định trong văn kiện này, vì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông.

Thứ ba, ASEAN và các Đối tác đã bàn và đề ra các biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc quan hệ giữa hai bên, đồng thời khuyến khích các Đối tác tham gia hợp tác và đóng góp xây dựng vào hợp tác ở khu vực, vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển, thiết thực hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng và tăng cường liên kết, ứng phó hiệu quả với các thách thức đang đặt ra. Các Đối tác đều khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, hỗ trợ xây dựng Cộng đồng và tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề ở khu vực cũng như trong các khuôn khổ ASEAN 1, ASEAN 3, EAS, ARF, ADMM ... Các Đối tác cũng đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác cụ thể như: Đối tác Hợp tác Biển và Diễn đàn Hợp tác du lịch ASEAN-Trung Quốc Nhật Bản đề xuất các sáng kiến mới về hợp tác giao thông-vận tải, sử dụng năng lượng xanh, hợp tác lao động Hàn Quốc cam kết hỗ trợ 10 triệu đô la cho ASEAN thực hiện Sáng kiến liên kết IAI giai đoạn 2013-2017 Ấn Độ đề xuất nâng quan hệ ASEAN-Ấn Độ lên đối tác chiến lược Hoa Kỳ đề xuất sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN-Hoa Kỳ (E3), "Đối tác toàn diện về tương lai năng lượng bền vững" và các sáng kiến về hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công...

Các Hội nghị Cấp cao đã thành công tốt đẹp và đã thông qua nhiều văn bản hợp tác quan trọng của ASEAN và giữa ASEAN với các Đối tác. Đáng chú ý, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký "Tuyên bố Phnôm-Pênh thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN thông qua Kế hoạch Hành động triển khai Tuyên bố Bali về "Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia toàn cầu" chính thức công bố lập Viện nghiên cứu Hòa bình Hòa giải ASEAN (AIPR) ASEAN và các Đối tác liên quan chính thức khởi động đàm phán Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm Tuyên bố DOC Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN-Mỹ về thúc đẩy hợp tác giữa hai bên và hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược Tuyên bố Kỷ niệm 15 năm hợp tác ASEAN 3 Tuyên bố Đối tác Kết nối ASEAN 3, Tuyên bố Phnôm-pênh về Sáng kiến Phát triển EAS...

Cũng tại dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN-21, Lãnh đạo các nước ASEAN đã chính thức phê duyệt và bổ nhiệm đề cử nhân sự của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, vào cương vị Tổng thư ký ASEAN với nhiệm kỳ sẽ bắt đầu từ năm 2013 đến năm 2017.

Xin Bộ trưởng cho biết sự tham gia và đóng góp của Việt Nam vào thành công của các Hội nghị Cấp cao.

Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị Cấp cao lần này do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tiếp tục phương châm đóng góp "chủ động, tích cực và có trách nhiệm" vào các mục tiêu chung nêu trên và các trọng tâm ưu tiên của ASEAN và khu vực. Cụ thể là:

- Chúng ta luôn coi trọng và tích cực đóng góp và việc tăng cường vai trò và hợp tác ASEAN, cũng như xây dựng ASEAN đoàn kết, liên kết và vững mạnh, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.

- Chúng ta đã tích cực đóng góp vào việc đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, liên kết và kết nối khu vực thúc đẩy phát triển bền vững và đồng đều của khu vực, đi đôi với bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội tích cực quảng bá và giáo dục về ASEAN khuyến khích các Đối tác, các tổ chức khu vực và quốc tế hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng.

- Chúng ta ủng hộ và đề cao việc ASEAN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong cấu trúc hợp tác khu vực và trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, đoàn kết có tiếng nói và xử lý hiệu quả các vấn đề nảy sinh và các thách thức đặt ra ở khu vực. Đồng thời, ASEAN cần tiếp tục chủ động xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, phát huy hiệu quả các văn kiện nền tảng của ASEAN như Hiến chương ASEAN, Hiệp ước TAC, SEANWFZ, Tuyên bố DOC, Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông...

Chúng ta đồng tình với quan điểm chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ủng hộ các bên liên quan thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố về Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử COC giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển của LHQ 1982 (UNCLOS), trong đó có các quy định của Công ước về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.

- Về quan hệ đối ngoại, chúng ta ủng hộ ASEAN tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, tạo môi trường thuận lợi và tăng cường tranh thủ nguồn lực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN chủ động định hướng hợp tác chung ở khu vực và thúc đẩy các Đối tác tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, thu hẹp khoảng cách phát triển, khoa học công nghệ..., tiểu vùng Mê Công, cả về các lĩnh vực phát triển, cũng như về bảo đảm sử dụng bền vững nguồn nước. Mặt khác, ASEAN và các đối tác cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống và các thách thức đang nổi lên như thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh an toàn hàng hải, tội phạm xuyên quốc gia... đóng góp vào các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực.

- Bên lề các Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có nhiều tiếp xúc song phương để trao đổi về tăng cường hợp tác song phương cũng như các vấn đề cùng quan tâm tại các Hội nghị.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khaiTổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai
07:19:53 19/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Canada tăng ngân sách an ninh biên giới sau lời dọa tăng thuế của ông TrumpCanada tăng ngân sách an ninh biên giới sau lời dọa tăng thuế của ông Trump
21:36:43 18/12/2024
Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệngThẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng
06:24:33 19/12/2024
Nữ sinh 15 tuổi nổ súng sát hại 2 người tại trường học MỹNữ sinh 15 tuổi nổ súng sát hại 2 người tại trường học Mỹ
11:07:52 18/12/2024
Giáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sátGiáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sát
22:08:31 18/12/2024
CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở MỹCEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ
06:36:29 19/12/2024

Tin đang nóng

Vừa cưới một tháng, chồng đã đưa bản cam kết ép ký, tôi "đốp chát" luôn một câu mà anh xám mặt, vội quỳ xuống năn nỉVừa cưới một tháng, chồng đã đưa bản cam kết ép ký, tôi "đốp chát" luôn một câu mà anh xám mặt, vội quỳ xuống năn nỉ
05:40:58 20/12/2024
Lấy chồng được nửa năm, em gái đã đòi ly hôn, gia đình tôi phản đối thì bàng hoàng khi em nói 5 từLấy chồng được nửa năm, em gái đã đòi ly hôn, gia đình tôi phản đối thì bàng hoàng khi em nói 5 từ
05:47:38 20/12/2024
Ngày tôi bị suy thận, chồng đưa trả về nhà ngoại, tôi yêu cầu anh bồi thường 2 tỷNgày tôi bị suy thận, chồng đưa trả về nhà ngoại, tôi yêu cầu anh bồi thường 2 tỷ
05:43:59 20/12/2024
Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vongCháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong
09:43:21 20/12/2024
Sao nam hạng A gây sốc vì cưỡng hôn nữ thần sắc đẹp ngay trên sóng trực tiếp, ai ngờ nhận quả báo cực đắngSao nam hạng A gây sốc vì cưỡng hôn nữ thần sắc đẹp ngay trên sóng trực tiếp, ai ngờ nhận quả báo cực đắng
07:31:31 20/12/2024
Sao Hàn 20/12: Hyun Bin 'mất điểm' trước Song Joong Ki sau khi kết hônSao Hàn 20/12: Hyun Bin 'mất điểm' trước Song Joong Ki sau khi kết hôn
08:08:27 20/12/2024
Vợ tôi tham ăn đến mức... các con nhỏ cũng thấy ái ngạiVợ tôi tham ăn đến mức... các con nhỏ cũng thấy ái ngại
07:49:38 20/12/2024
Anh trai mang lợn quay về giỗ mẹ, em gái ném đi trước mặt kháchAnh trai mang lợn quay về giỗ mẹ, em gái ném đi trước mặt khách
05:37:41 20/12/2024

Tin mới nhất

Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine

Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine

10:27:10 20/12/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Anh tuyên bố quân đội Anh có thể được gửi đến Ukraine để hỗ trợ huấn luyện trong cuộc chiến chống lại Nga.
Quảng cáo tuyết rơi phủ kín mái nhà, khu du lịch bị tố lừa đảo khách

Quảng cáo tuyết rơi phủ kín mái nhà, khu du lịch bị tố lừa đảo khách

10:25:04 20/12/2024
Nhiều du khách đổ xô đi ngắm tuyết ở một khu du lịch tại Trung Quốc sau khi xem quảng cáo, nhưng họ nhận về sự thất vọng nặng nề.
Ban Hiệu suất Chính phủ của tỷ phú Elon Musk tuyển dụng những ai?

Ban Hiệu suất Chính phủ của tỷ phú Elon Musk tuyển dụng những ai?

09:33:06 20/12/2024
Tháng 11/2024, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thông báo tỷ phú Elon Musk cùng với doanh nhân Vivek Ramaswamy, sẽ đồng lãnh đạo ủy ban cố vấn mang tên Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE).
Nga cáo buộc Ukraine dùng vũ khí bị cấm trên chiến trường

Nga cáo buộc Ukraine dùng vũ khí bị cấm trên chiến trường

09:03:30 20/12/2024
Phía Nga ngày 18/12 cho biết lực lượng thực thi pháp luật và Bộ Quốc phòng của nước này đã có bằng chứng không thể chối cãi về việc Ukraine sử dụng đạn phốt pho trắng.
Tổng Tư lệnh Ukraine thừa nhận "không còn lựa chọn nào khác" ở Kursk

Tổng Tư lệnh Ukraine thừa nhận "không còn lựa chọn nào khác" ở Kursk

08:22:08 20/12/2024
Tổng tư lệnh Ukraine nói rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành chiến dịch tấn công vùng Kursk của Nga để ngăn chặn Moscow có thể đột phá vào tỉnh Sumy và Kharkov.
"Kho báu" 26.000 tỷ USD của Ukraine: Ông Trump sẽ giúp Mỹ tiếp cận?

"Kho báu" 26.000 tỷ USD của Ukraine: Ông Trump sẽ giúp Mỹ tiếp cận?

08:16:50 20/12/2024
Ukraine đang sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên có tổng giá trị ước tính lên tới 26.000 tỷ USD, trong đó có nhiều loại khoáng sản mà Mỹ rất cần.
ISW phản bác số liệu do Moscow công bố về diện tích Nga kiểm soát ở Ukraine

ISW phản bác số liệu do Moscow công bố về diện tích Nga kiểm soát ở Ukraine

07:47:18 20/12/2024
Các nhà phân tích tại ISW đã chỉ ra rằng Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Valery Gerasimov, đã phóng đại dữ liệu về các vùng lãnh thổ Ukraine do lực lượng Moscow kiểm soát trong năm nay.
Ông Trump và Elon Musk "liên minh", chính phủ Mỹ có nguy cơ đóng cửa

Ông Trump và Elon Musk "liên minh", chính phủ Mỹ có nguy cơ đóng cửa

07:39:32 20/12/2024
Chính phủ Mỹ có thể đóng cửa vào cuối tuần này sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump và tỷ phú Elon Musk kêu gọi các nghị sĩ Cộng hòa phản đối dự luật chi tiêu tạm thời.
Xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump?

Xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump?

06:57:12 20/12/2024
Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đặt ra những kịch bản khác nhau cho cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Bitcoin rơi tự do vì tuyên bố của Fed

Bitcoin rơi tự do vì tuyên bố của Fed

06:44:11 20/12/2024
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố không muốn xây kho dự trữ khiến bitcoin bất ngờ lao dốc và giảm hơn 5.000 USD, về dưới 100.000 USD.
LHQ kêu gọi tăng cường bảo vệ trẻ em di cư ở châu Phi

LHQ kêu gọi tăng cường bảo vệ trẻ em di cư ở châu Phi

05:47:40 20/12/2024
Chủ đề của ngày này trong năm nay là Tôn vinh những đóng góp của người di cư và tôn trọng quyền của họ , nhấn mạnh tác động tích cực của những người di cư đối với phúc lợi kinh tế xã hội của các quốc gia đón nhận.
WB phê duyệt gói viện trợ hơn 2 tỷ USD dành cho Ukraine

WB phê duyệt gói viện trợ hơn 2 tỷ USD dành cho Ukraine

05:24:09 20/12/2024
Theo thông báo, gói viện trợ mới - nhằm thúc đẩy sự ổn định tài chính và kinh tế của Ukraine - cũng bao gồm khoản viện trợ 1,05 tỷ USD từ WB, được củng cố bằng các bảo lãnh vay vốn từ một quỹ tín thác do Nhật Bản và Anh hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

Bà Hằng úp status '1 ổ cali', lộ đơn kiện Trang Khàn lên lãnh sự Mỹ, kèm 1 USB?

Bà Hằng úp status '1 ổ cali', lộ đơn kiện Trang Khàn lên lãnh sự Mỹ, kèm 1 USB?

Netizen

10:53:25 20/12/2024
Với châm ngôn Tao không thèm chơi luật rừng, nhưng mà tao có 1 rừng luật để chơi với tụi mày từng tuyên bố trên livestream, bà Hằng đã chính thức tung đơn kiện Trang Khàn lên lãnh sự quán Mỹ bản dịch sang tiếng Việt, đáng chú ý là chi t...
Chỉ số may mắn của 4 con giáp này tăng vọt trong ngày 20/12

Chỉ số may mắn của 4 con giáp này tăng vọt trong ngày 20/12

Trắc nghiệm

10:41:19 20/12/2024
Tử vi ngày mới dự báo có 4 con giáp gặp nhiều may mắn trong ngày 20/12.au Tết Nguyên đán, vận may tài lộc của 3 con giáp này bùng nổ: Người thăng chức tăng lương
Hồng Đào: "Tôi hay điên vì tình lắm"

Hồng Đào: "Tôi hay điên vì tình lắm"

Sao việt

10:36:00 20/12/2024
Tôi hay điên vì tình lắm. Chia sẻ của Hồng Đào vừa khiến mọi người bật cười vừa khiến mọi người hào hứng và thích thú.
Bắt "Cu Đực", giang hồ cộm cán ở Quảng Ngãi

Bắt "Cu Đực", giang hồ cộm cán ở Quảng Ngãi

Pháp luật

10:13:50 20/12/2024
Bùi Phụ Đạt, 48 tuổi, được những thanh niên bất hảo tôn làm đại ca với biệt danh Cu Đực . Đạt vừa bị bắt để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản.
'Không thời gian' tập 16: Cô giáo Tâm nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại

'Không thời gian' tập 16: Cô giáo Tâm nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại

Phim việt

10:08:43 20/12/2024
Trong Không thời gian tập 16, cô giáo Tâm xúc động và nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại khi cùng bộ đội đi tìm học sinh mất tích.
Bạn trai phẫn nộ, gọi tôi là "kẻ lừa đảo" chỉ vì một chuyện trong quá khứ

Bạn trai phẫn nộ, gọi tôi là "kẻ lừa đảo" chỉ vì một chuyện trong quá khứ

Góc tâm tình

09:39:39 20/12/2024
Tôi kể anh nghe chuyện cách đây hai năm. Khi ấy, tôi vừa nghỉ việc ở công ty cũ. Trong khi nộp đơn chờ phỏng vấn, tôi vào làm nhân viên tạm thời cho một công ty tư nhân nhỏ.
Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Tin nổi bật

09:37:47 20/12/2024
Mặc dù xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm 2 tháng, nhưng Trung tâm cấp cứu 115 Khánh Hòa vẫn để tài xế điều khiển ô tô đi đón bệnh nhân.
Nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện

Nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện

Sức khỏe

09:16:29 20/12/2024
Chiều 19/12, Bệnh viện E có báo cáo nhanh gửi Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) về công tác cấp cứu vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người tử vong, 4 người bị thương.
Lần đầu Ánh Viên tiết lộ chuyện "bày mưu tính kế" nhưng cái kết khiến fan ngã ngửa

Lần đầu Ánh Viên tiết lộ chuyện "bày mưu tính kế" nhưng cái kết khiến fan ngã ngửa

Sao thể thao

08:40:56 20/12/2024
Thời gian gần đây, cựu VĐV bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên gây sốt mạng xã hội với những nội dung hài hước xoay quanh cuộc sống hàng ngày của cô sau khi giải nghệ được 2 năm.
Mùa đông năm nay, mặc đồ màu gì để trở nên sành điệu?

Mùa đông năm nay, mặc đồ màu gì để trở nên sành điệu?

Thời trang

08:39:26 20/12/2024
Ở mùa thời trang Thu - Đông 2024, màu xanh navy trở thành tâm điểm chú ý, trong khi sắc nâu chocolate mang đến vẻ ngoài ấm áp, theo Vogue Ý. Màu đỏ tiếp tục giữ vững vị thế sắc màu chủ đạo của mùa lễ hội cuối năm.
ĐTCL mùa 13: Những Lõi Công Nghệ tưởng mạnh nhưng có thể "bóp" game thủ bất kỳ lúc nào

ĐTCL mùa 13: Những Lõi Công Nghệ tưởng mạnh nhưng có thể "bóp" game thủ bất kỳ lúc nào

Mọt game

08:36:28 20/12/2024
Một trong những Lõi Công Nghệ thú vị bậc nhất của ĐTCL mùa 13, khi giúp một quân cờ có thể lên cấp cao nhất - 4 sao. Nhưng điều đáng quan tâm, lõi này chỉ tác dụng cho những tướng có giá trị 1 vàng, tức là những tướng rẻ tiền nhất trong...