“Yêu râu xanh” hãm hại 13 phụ nữ (Kỳ 1)
13 phụ nữ lần lượt bị hãm hiếp, sát hại tại nhà riêng sau khi cho phép hung thủ… vào nhà.
Albert DeSalvo
Từ 6/1962 tới 1/1964, 13 phụ nữ bị sát hại ở Boston, Mỹ bởi 1 hoặc có thể là nhiều kẻ giết người hàng loạt. Những nạn nhân đầu tiên là các quý bà ở tuổi trung niên có vẻ bề ngoài cuốn hút. Sau khi sát hại nạn nhân, hung thủ để lại chữ ký rất đặc biệt.
Vụ án càng về sau, nạn nhân càng trẻ hơn và khiến phụ nữ khu vực Boston đầy hoang mang khi hung thủ chưa bị phát hiện và bắt giữ.
11 người trong số nạn nhân này được cho là bị sát hại bởi kẻ giết người hàng loạt có biệt danh “Sát thủ bóp cổ ở Boston”. Tất cả nữ nạn nhân này đều bị hung thủ dùng quần áo siết cổ tới chết trong căn hộ của họ sau khi bị xâm hại tình dục.
Tại hiện trường, không hề có dấu hiệu bị đột nhập. Điều đó cho thấy những nữ nạn nhân này đã cho phép hung thủ vào nhà trước khi xảy ra án mạng. Đây hầu hết là những phụ nữ đáng kính, có cuộc sống khá bình lặng và khiêm tốn.
Video đang HOT
Cảnh sát hoàn toàn “bó tay” trước sát thủ này. Họ đặt ra giả thiết rằng kẻ thủ ác thường đóng giả người thợ điện, đưa thư… để có thể vào nhà nạn nhân và ra tay hãm hại.
Vụ án đi vào bế tắc cho tới một ngày, 1 kẻ bị cảnh sát bắt vì đang tấn công 1 phụ nữ. Tại đồn cảnh sát, chính người này thú nhận đã gây ra 11 vụ án nói trên. Dù không có bằng chứng cụ thể nhưng nghi ngờ về lời thú tội bất ngờ này đã nhanh chóng bị dập tắt vì những miêu tả quá chi tiết của hắn trong từng vụ án.
Gã thợ may chơi ngông
Đầu năm 1960 tại thành phố Cambridge (bang Massachusetts, Mỹ), một anh thợ may chừng 30 tuổi thường tới gõ cửa nhiều căn hộ của những cô gái trẻ. Người này tự giới thiệu là nhân viên của một hãng thời trang. Sau khi “tư vấn” cho người đẹp về mẫu ăn mặc cũng như tận tay đo vòng đo của các cô gái, gã đề nghị họ làm người mẫu trình diễn thời trang cho hãng của mình với tiền công là 40 đô la một giờ.
Tuy nhiên, sau niềm vui sướng vì bỗng dưng có cơ hội thành người nổi tiếng, các cô gái này nhận ra mình bị lừa vì “anh thợ may” mất dạng chẳng thể liên lạc. Họ gọi điện báo cho cảnh sát.
Tháng 3/1961, cảnh sát bắt được Albert DeSalvo khi hắn đang cố gắng đột nhập một căn hộ. Qua sự xác nhận của các cô gái bị lừa, Albert DeSalvo chính là anh chàng thợ may nói trên. Hắn khai đi lừa hàng loạt như thế chỉ để thể hiện mình thông minh hơn mặc dù ít học và nghèo khó. Albert bị phạt 18 tháng tù giam.
Năm 1962, Albert được ra tù và hàng loạt vụ án hiếp, giết tại nhà xảy ra tại Boston.
Theo Khampha
Tay súng trên tòa tháp Texas (Kỳ cuối)
Kẻ điên cuồng xả súng sát hại 17 người đã bị cảnh sát bắn chết tại hiện trường.
Cảnh sát và người dân tiếp tục nã súng lên tòa tháp khiến Charles không thể tiếp tục lộng hành. Hắn loay hoay bắn xuống nhưng bị trúng 2 phát đạn.
Charles đổi súng liên tục. Phần lớn nạn nhân của hắn chết trong 20 phút đầu nhưng hắn chưa dừng lại. Trong lúc đó, cảnh sát đã lên tòa tháp từ nhiều hướng. Charles bị bắn hai phát vào đầu và chết tại hiện trường.
Charles đã sát hại 17 người, làm bị thương hàng chục người chỉ trong vài chục phút. Ngay sau đó, cái tên Charles Whitman được phát sóng rộng rãi trên truyền hình khắp cả nước cũng như trên các hãng truyền thông. Tại Needville, bang Texas, bố vợ của Charles Whitman cũng nghe được tin và vội vã gọi điện cho con gái kiểm tra tình hình. Các bạn của Kathy cũng gọi điện. Cảnh sát ngay lập tức cử người tới nhà Kathy kiểm tra. Qua cửa sổ, các sỹ quan cảnh sát nhìn thấy Kathy đang nằm trên giường. Cảnh sát vào nhà qua cửa sổ và phát hiện cô gái đã chết trước đó. Cảnh sát cũng tìm thấy tờ giấy Charles để lại. Kẻ sát nhân điên loạn viết: "Lý do tôi giết vợ cũng giống lý do tôi giết mẹ tôi".
Khi tới nhà mẹ vợ Charles, cảnh sát cũng phát hiện bà Margaret Whitman đã chết.
Xác Charles bị bắn chết trên tòa tháp.
Mở rộng điều tra, cảnh sát biết được trước đó vài tháng, Charles đã tới gặp bác sỹ tâm lý. Viên bác sĩ này công bố những file ghi âm ông nói chuyện với Charles. Theo đó, Charles kể cho bác sỹ rằng hắn thường xuyên tưởng tượng về việc sẽ giết nhiều người từ tòa tháp. Viên bác sỹ ngay lập tức cảm thấy cảnh giác cao độ. Tuy nhiên, ông cũng không bao giờ tìm ra được lý do tại sao Charles hành động điên cuồng như thế. Sau khi hỏi cặn kẽ, viên bác sỹ kết luận Charles chỉ bị hoang tưởng nhẹ chứ không nghĩ hắn là mối nguy hiểm cho xã hội.
Khi khám nghiệm tử thi Charles Whitman, các bác sỹ phát hiện một vết u nhỏ trong não hắn. Một vài người bạn và gia đình Charles cho rằng chính vì vết u này mà hắn đã hành động điên cuồng như thế. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng điều đó không có căn cứ xác đáng. Charles được chôn tại Florida, bên cạnh mộ mẹ mình. Vì hắn là cựu binh hải quân, một lá cờ cũng được phủ lên quan tài. Còn người vợ xấu số Kathy Whitman được chôn cất tại quê nhà ở Needville, Texas.
Tháp Texas vẫn được mở cửa trong vài năm. Trường đại học đã dành 5.000 đô la để sửa chữa trong năm 1967. Có một vài vụ tự sát xảy ra từ đây từ năm 1968 - 1974. Năm 1976, trường đại học Texas tuyên bố sẽ đóng cửa vĩnh viễn tháp này.
Tháng 10/1998, Hiệu trưởng đại học Texas, ông Larry Faulkner công bố những kế hoạch tái mở cửa tòa tháp. Một năm sau, tòa tháp được tái mở cửa và an ninh được tăng cường bằng cách có lồng kính chống đạn. Các tấm kính này giúp ngoại trừ các vụ tự tử. Du khách tiếp tục có thể ngắm cảnh toàn thành phố, nhưng thông qua những tấm kính.
Theo Khampha
Kế hoạch lật đổ ông trùm tội phạm (Kỳ cuối) Ông trùm đã phải trả giá vì coi thường đối thủ giả vờ thần kinh trong nhiều năm để bảo vệ bản thân và gia đình. John Gotti Không những nóng tính và máu lạnh giống Anastasia, John Gotti còn bạo lực hơn "người tiền nhiệm" nhiều lần. Hắn được coi là thủ lĩnh mafia khét tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ....