Yêu phải chàng họ Keo tên Kiệt
Trong tình yêu, chuyện tiền nong vốn rất tế nhị và dễ làm sứt mẻ tình cảm, đặc biệt là khi bạn yêu phải người ‘vắt cổ chày ra nước’.
Phương (18 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) thẳng thắn chia sẻ, cô là một trong những nạn nhân như thế: “Lúc đầu mới yêu, mình ngây thơ lắm, chẳng biết gì, sau này mới vỡ lẽ yêu phải… chàng kiệt. Đi chơi, mình luôn là người trả tiền, đổ xăng mình cũng trả luôn. Không những thế, anh ấy còn thường xuyên hỏi mượn tiền mà không bao giờ thấy trả lại; nạp card thì liên tục, mình không nạp thì lại dỗi rồi lại nói mình thế này thế nọ”.
Phương cho biết trước giờ chưa từng gặp người con trai nào ky bo đến vậy. Yêu nhau một năm trời mà cô được tặng duy nhất một hộp kẹo chocolate nhân ngày Valentine vừa qua (chàng lấy của nhà mang tới tặng lại, lúc mở ra cô mới biết là bị thiếu… 2 viên). “Hix, sau vụ đấy, mình chán hẳn, không còn tý hứng thú nào với tình yêu ‘bọ xít’ này nữa”.
Minh Trang (17 tuổi, Trần Khát Chân, Hà Nội) cũng chung cảnh ngộ khi gặp phải cậu bạn có ý định cưa cẩm cô bằng thật mà “xèng” thì không chịu “chìa” ra một xu: “Có lần tớ đi ăn cơm chung với nhóm bạn, vừa vào tiệm cơm thì nhìn thấy cậu ta ngồi đó ăn một mình. Tớ chưa kịp nói gì thì cậu ấy đã phủ đầu ngay rằng ‘Tớ không có tiền trả đâu, cậu tự trả nhé’, làm tớ muối mặt với mấy bạn đi cùng.
“Không những thế, hôm tớ ốm, có đưa tiền nhờ cậu ấy đi mua giúp. Ai ngờ cậu ta cầm tiền rồi mang đi trả nợ cho bạn luôn mà không nói với tớ một câu. Sau vụ đấy tớ tỉnh hẳn, không bao giờ liên lạc lại với cậu ấy nữa. Không phải tớ hết yêu rồi đi nói xấu này nọ đâu, nhưng một người con trai có sĩ diện chắc chắn sẽ không bao giờ làm thế, dù khó khăn thế nào chăng nữa”.
Hương (19 tuổi, Hàng Bài, Hà Nội) sốc hơn cả khi yêu nhau gần hai năm rồi, cô mới phát hiện ra sự thật là người yêu cô đi đâu cũng có quyển sổ ghi chép kè kè bên cạnh để ghi tỉ mỉ từng lần đi chơi với cô ăn gì, tiêu gì. Từ chuyện gửi xe mấy nghìn cho tới ăn sáng xôi hay bánh… “Ngẫm lại, giờ mình mới hiểu vì sao cứ thỉnh thoảng anh ấy lại hỏi mình là ‘em ơi, hôm trước mình đi ăn chỗ này chỗ kia hết bao nhiêu tiền ý nhỉ’. Mình tưởng hỏi vui vậy thôi, ai ngờ để anh ta ghi hết vào sổ nợ!!!”
“Chưa hết, lúc mình nói lời chia tay, anh ta còn không khách sáo rút quyển sổ ra trước mặt mình và bảo ‘em cứ cầm về đọc đi, anh ghi chi tiết rồi không sai chỗ nào đâu. Đọc xong rồi hôm sau trả lời anh vẫn chưa muộn’… Mình nghe xong choáng luôn, đứng bật dậy đi về vay bằng đủ số tiền như anh ta ghi trong sổ. Hôm sau mình cầm số tiền đến, đặt nhẹ nhàng lên bàn và không quên nói câu: ‘Cảm ơn anh thời gian qua đã cho em mượn tiền không tính lãi’, rồi mình quay đầu đi thẳng một mạch về nhà, để cho tình đầu mặc sức rơi rớt trên đường về…”.
Theo chuyên viên tâm lý Phạm Thị Lan, keo kiệt và tiết kiệm thường rất dễ bị hiểu nhầm và đánh đồng với nhau. Bởi nhiều lúc trong hoàn cảnh này thì được cho là tiết kiệm, nhưng với hoàn cảnh khác nó lại bị coi là ky bo. Nếu một người chỉ ăn mì tôm, uống nước lọc cho qua ngày, sẽ không thể nói họ keo kiệt khi không chịu mua sắm cho người yêu những món quà sang trọng hay chi trả này nọ… Vậy nên thông thường keo kiệt chỉ nên áp dụng khi người đó hoàn toàn có khả năng chi trả nhưng lại tìm cách né, điều mà có thể nói, cả ba bạn nam trong trường hợp trên đều mắc phải.
Trong cuộc sống cũng như tình yêu hiện, thật sự không khó để bắt gặp những nàng/chàng có tính “vắt cổ chày ra nước” hay “chín xu đổi lấy một hào” khiến đối phương chết khiếp. Nhiều bạn khi chứng kiến một vài tình huống tiết kiệm quá mức của người yêu đã thất vọng tràn trề, thậm chí một mực đòi chia tay vì sợ những hệ lụy về sau. Nhưng một số bạn khác lại cố gắng tìm cách thay đổi đối phương trong vô vọng.
Video đang HOT
Nhiều bạn đặt ra câu hỏi làm thế nào để nhận diện một người keo kiệt, người yêu của họ có phải là người keo kiệt không? Một vài gợi ý dưới đây có thể giúp các bạn phần nào nhìn nhận rõ hơn vấn đề này:
- Những người keo kiệt không bao giờ chủ động chi tiền vào bất cứ việc gì dù trong túi họ tiền không thiếu. Họ sẽ tìm cách né tránh khéo léo vào đúng những lúc cần thanh toán tiền.
- Với những người keo kiệt, việc tặng quà vào các ngày lễ tết là điều vô cùng hiếm hoặc không bao giờ. Nếu có chỉ là một món quà cho có lệ mặc dù họ thừa sức mua hơn thế.
- Họ luôn gợi ý để đối phương trả tiền dù họ biết đáng ra mình nên trả.
- Họ luôn so sánh thiệt hơn trong từng việc nhỏ và tỏ thái độ khó chịu mỗi khi phải móc hầu bao chi trả,…
Vậy có nên yêu một người keo kiệt? Đa phần ý kiến sẽ cho rằng hoàn toàn không nên. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi người. Một số bạn cho rằng có thể chấp nhận được vì mỗi người có cách sống và suy nghĩ riêng của họ, nên tôn trọng điều đó. Tuy nhiên khi yêu hay kết hôn với người keo kiệt thì đòi hỏi bạn phải có sự chấp nhận vô điều kiện tính cách của đối phương – điều này thực sự không đơn giản.
Nếu bạn nhận thấy đối phương của mình gần như hoàn hảo, trừ tính “vắt cổ chày ra nước”, bạn cũng đừng vội nói lời chia tay mà hãy thử khéo léo đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này để cùng nhau khắc phục xem sao. Ví dụ, mỗi khi cần sử dụng đến tiền, bạn hãy dùng chiêu nửa đùa nửa thật như “chúng mình cùng góp tiền chung cho tình cảm nhé”; hoặc “chúng mình thay nhau làm người kiểm soát tài chính nhé, mỗi lần một người chịu trách nhiệm” để xem đối phương phản ứng sao và có điều chỉnh vào những lần sau đó?
Nếu thấy không thể cải thiện tình hình, bạn hãy trò chuyện trực tiếp với đối phương để xem tình thế có thể cứu vãn được không. Nếu không thể, hãy cân nhắc việc chia tay để tránh làm tổn thương nhau về sau.
Theo VNE
Gã chồng keo kiệt
Từ khi bố mẹ đẻ cho chị tiền để đổi từ chiếc xe Dream cũ rích sang chiếc xe Lead mới tới giờ là gã chồng keo kiệt chi li với chị từng tý một. Anh bảo chị tiêu hoang, không biết đường bỏ tiền tiết kiệm mà sinh lời lại đua đòi xe cộ.
Vừa thấy chị rón rén bước ra cửa chuẩn bị đi làm, anh gọi giật lại: "Cô lại mua quần áo mới nữa có phải không? Cô cũng vừa vừa phải phải thôi, được mấy hào lẻ mà bày đặt ăn chơi". Chân chị khựng lại khi nghe thấy giọng nói đầy mỉa mai của chồng.
Trong khi các chị em trong cơ quan, mấy ngày cuối năm hễ sếp mà không có mặt ở cơ quan là rủ nhau đi mua hết quần này áo nọ, làm tóc, chăm sóc da thì chị lại từ chối khéo là không có hứng thú mua sắm rồi ở lại trực phòng cho mấy chị em đi.
Kỳ thực, là phụ nữ ai chẳng muốn mua sắm, ai chẳng muốn làm đẹp, lâu lâu chị cũng muốn sắm được bộ đồ tử tế cho bằng bạn bằng bè. Chị cũng muốn thoải mái, tự tin khi giao tiếp lắm chứ. Thế nhưng mỗi lần nhìn thấy chị mua cái gì mới là mặt chồng chị lại nhăn nhó, khó chịu. Anh bảo: "Đồ còn có thì việc gì phải mua cho tốn tiền tốn bạc, chỉ tổ làm giàu cho mấy con buôn".
Vừa thấy chị rón rén bước ra cửa chuẩn bị đi làm, anh gọi giật lại: "Cô lại mua quần áo mới nữa có phải không? Cô cũng vừa vừa phải phải thôi, được mấy hào lẻ mà bày đặt ăn chơi" (Ảnh minh họa)
Đành rằng anh sinh ra trong gia đình nghèo khó ở quê nên chuyện tiết kiệm là đúng và chị cũng thấy mình may mắn vì không lấy phải người chồng cờ bạc, rượu chè, ăn chơi trác táng như người ta. Nhưng mỗi lần thấy anh so sánh mẹ con chị với mấy chị chồng ở quê là chị lại thấy bực.
Anh cứ luôn miệng bảo: "Ăn nhau là ở cái đầu chứ hơn thua gì cái mẽ bề ngoài". Ừ thì các chị, các cháu nhà anh ở quê thông minh, học giỏi lại giản dị nữa nhưng sao lại áp đặt cách sống của họ vào mẹ con chị? Con chị ở thành phố mà mặc quần áo dính nhọ nồi như con trai anh cả đi học thì có cười tươi được như các anh nó không hay là bị bạn bè tẩy chay?
Hôm trước, nhận được tiền thưởng Tết, chị lỡ lời khoe với anh. Không ngờ anh xóc xiểm: "Tháng lương của cô thì được mấy đồng mà bày đặt khoe khoang, chẳng bõ công thưởng".
Anh lại còn nghi ngờ vợ ỉm tiền thưởng để cho nhà ngoại chứ đời nhà ai thưởng Tết mà được có hơn hai triệu bạc. Nhưng một công chức quèn như chị lương còn không đủ ăn huống hồ gì là thưởng, được đồng nào hay đồng đấy chứ lấy đâu ra cả chục triệu như người ta.
Trước đây anh bảo lấy "gái nhà nước" cho ổn định, giờ giấc lại đảm bảo, có thời gian chăm sóc cho gia đình để anh có thời gian chạy theo những công trình, dự án xa nhà. Anh chỉ cần chị chăm sóc được con cái, còn những chuyện khác để anh lo.
Thế nhưng, sau mấy năm lấy nhau, lương chị cũng chẳng tăng được là bao, vẫn ba cọc ba đồng chẳng thấm thía vào đâu so với tiền anh kiếm được từ việc thầu công trình xây dựng. Khi ấy, anh lại quay ra khinh rẻ mấy đồng lương công chức của chị.
Hễ chị có việc gì về muộn là anh lại trách móc, chì chiết chị không tiếc lời. Hôm qua, bận đi mua đồ chuẩn bị cho bà nội mang về quê ăn Tết, chị về muộn hơn tiếng mà anh đã mát mẻ: "Cô đi đú đởn với trai hay sao mà tối mịt mới về? Cô để mẹ chồng hầu cô chắc?".
Quá bực mình, chị cũng điên tiết quát thẳng vào mặt chồng: "Ừ thì tôi đi với trai đấy, anh không đưa tiền cho tôi thì tôi đi với trai. Anh làm được gì thì làm đi?". Liền sau đó là cái tát như trời giáng in hằn 5 dấu tay của gã chồng vũ phu lên mặt chị. Chị thả phịch túi đồ giữa nhà chạy lên gác nằm.
Anh bảo chị tiêu hoang, không biết đường bỏ tiền tiết kiệm mà sinh lời lại đua đòi xe cộ. Anh để chị tự bơi với mấy đồng lương ít ỏi của mình (Ảnh minh họa)
Chị cũng không hiểu chồng chị tiết kiệm đến mức cực đoan hay là gen tuông quá mức nữa? Chỉ biết từ khi bố mẹ đẻ cho chị tiền để đổi từ chiếc xe Dream cũ rích sang chiếc xe Lead mới tới giờ là gã chồng keo kiệt chi li với chị từng tý một. Anh bảo chị tiêu hoang, không biết đường bỏ tiền tiết kiệm mà sinh lời lại đua đòi xe cộ. Anh để chị tự bơi với mấy đồng lương ít ỏi của mình.
Ngay cả bộ váy này chị cũng mua được hơn tháng rồi nhưng thấy chồng ở nhà nên chị không dám mặc vì sợ chồng tiếc tiền mà sinh chuyện. Sáng nay tổng kết cơ quan nên chị cũng muốn mặc cho tươm tất chút. Ai ngờ...
Tết nhất gần đến nơi mà chị chẳng thiết tha gì nữa. Chị cảm thấy bí bách vô cùng. Mẹ chồng cũng tử tế và hiểu cho hoàn cảnh của chị, nhưng nếu cứ sống mãi với người chồng như thế này chắc thời gian nữa cũng không ai dám chơi với chị cũng nên?
Theo VNE
Ngượng chín mặt bởi chồng 'bẩn tính' Nói ra câu chuyện này thì đúng là &'vạch áo cho người xem lưng' nhưng không nói thì không biết đâu mà lần. Vì với người chồng như chồng tôi, tôi thật lòng muốn một lời tư vấn, mong chị em hãy suy nghĩ và cho tôi lời khuyên chân thành, để tôi biết đường nên tiếp tục cuộc hôn nhân này thế...