‘Yêu nước là đứng yên, yêu nước không phải là trở về’
Bạn đang ở đâu, hãy ở yên đó bởi thể hiện tình yêu Tổ quốc lúc này đôi khi chỉ bằng cách đứng yên chứ không phải là trở về.
‘Trước tình hình dịch Covid-19 đang lan nhanh và có những diễn biến phức tạp ở khắp nơi trên thế giới, nhiều du học sinh và kiều bào quyết định về Việt Nam để lánh nạn. Gia đình và bạn bè cũng nhắn tôi cân nhắc chuyện về Việt Nam khi số lượng các ca nhiễm mới ở Australia đang ngày một tăng nhanh. Tuy nhiên, trái với nhiều người, tôi quyết định ở lại Australia.
Lý do tôi chọn ở lại là bởi những rủi ro lây nhiễm khi di chuyển để về Việt Nam rất cao. Việc ngồi trong không gian chật hẹp như khoang tàu bay với số lượng lớn hành khách là môi trường lý tưởng để cho virus lan truyền.
Chúng ta biết được lịch trình mình, tiếp xúc với những ai, còn với các hành khác, làm sao ta biết được là họ không phải là F0, F1 hay F2? Kể cả đeo khẩu trang trên máy bay cũng không thể đảm bảo 100% tránh được virus.
Những ngày này, người Việt khắp nơi trên thế giới đổ về nước tránh dịch, các lực lượng chức năng phải căng mình làm việc nơi tuyến đầu chống dịch. (Ảnh: NT)
Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, loại virus mới này có thể tồn tại trên một số bề mặt (nhựa và thép) trong vòng 72h. Với mật độ người trên máy bay và thời gian các chuyến bay về Việt Nam (ít nhất là 8h cho các chuyến bay thằng và lâu hơn cho các chuyến bay nối tiếp cộng với thời gian nối tiếp ở các sân bay), nguy cơ bị lây nhiễm khi bay về Việt Nam sẽ thế nào?
Việt Nam đã và đang làm rất tốt trong việc phòng chống và hạn chế lây nhiễm Covid-19. Ngay từ khi dịch bùng phát, Chính phủ đã tăng cường việc kiểm soát và cách ly các bệnh nhân. Đáng lẽ, cả nước đã có thể ăn mừng chiến thắng nếu như không có một số thành phần thiếu ý thức, gian dối khai báo để rồi gây ra hậu quả như hiện nay.
Cũng phải nói thêm, các ca bệnh gần đây đều là người vừa từ các vùng dịch trở về. Điều đó cho thấy, lây nhiễm trong cộng đồng ở Việt Nam không nhiều mà chủ yếu là từ nước ngoài. Trung Quốc, hiện cũng phần nào thành công trong việc kiểm soát dịch cũng đứng trước nguy cơ có thể bùng phát dịch trở lại do làn sóng người dân đổ xô về nước.
Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta rất nhiều và có tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Vì vậy, nếu dòng người dịch chuyển từ nước này đến nước kia cứ tiếp diễn thì việc khống chế dịch sẽ không bao giờ kết thúc. Nó sẽ như một vòng tròn không có điểm cuối. Nếu vậy, cuộc sống của chúng ta bao giờ mới quay về được như cũ?
Bên cạnh đó, lượng người tràn về Việt Nam quá lớn (hàng nghìn người một ngày) sẽ tạo sức ép lên hệ thống y tế cũng như quy trình kiểm dịch. Hãy nhìn hình ảnh của những người đang làm nhiệm vụ ở tuyến đầu chống dịch, các nhân viên y tế, lực lượng quân đội, công an, tình nguyện viên…họ đã quá vất vả.
Nhiều người phải xa gia đình từ những ngày đầu mùa dịch và cuộc sống của họ giờ đây là những bữa cơm ăn vội, là những giấc ngủ chập chờn. Thậm chí, vì không đủ chỗ, các tình nguyện viên, nhân viên y tế phải trải bìa các tông nằm ngủ giữa sân, lấy chiếu làm chăn.
Hãy nghĩ rằng, nếu chúng ta ở lại, không trở về lúc này, Tổ quốc sẽ bớt đi một gánh nặng, những chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch sẽ đỡ vất vả hơn.
Video đang HOT
Rất nhiều người cho rằng, thà nhiễm bệnh rồi về Việt Nam được chữa trị còn hơn là ở nước ngoài. Tất nhiên, điều đó không sai nhưng cá nhân tôi cho rằng, mọi người ra nước ngoài và làm việc, đóng thuế cho nước ngoài, nhưng đến lúc có chuyện lại muốn về Việt Nam để hưởng dịch vụ miễn phí.
Có một câu nói tiếng Anh thế này “There is no free lunch”, dịch ra là “ Chẳng có bữa trưa nào miễn phí cả“, nên số tiền để chữa trị, cách ly cho bạn đến từ đâu? Hiển nhiên là tiền thuế của người dân rồi. Và đáng lẽ, đó nên là tiền thuế của bạn, một công dân Việt Nam, phải chịu trách nhiệm.
Điều quan trọng tôi muốn truyền tải ở đây là sự bình tĩnh. Trước tình hình căng thẳng của dịch bệnh, hãy tỉnh táo để cân nhắc tình hình, diễn biến xung quanh. Mỗi cá nhân cần thu thập thông tin chính xác và các kiến thức khoa học, nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân, tránh hoang mang, lo lắng không cần thiết.
Dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu chứ không phải chỉ với một hai cá nhân, nhưng hành động của một vài cá nhân có thể ảnh hưởng rất nhiều đến diễn biến của dịch. Vậy nên tốt nhất, bạn đang ở đâu, hãy ở yên đó bởi thể hiện tình yêu Tổ quốc lúc này đôi khi chỉ bằng cách đứng yên chứ không phải là trở về. Chúng ta sẽ chiến thắng và bình an vượt qua cơn bão Covid-19.
Khách người Nhật mắc Covid-19 đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines
Chiều 4/3, Bộ Y tế công bố ca nhiễm virus corona là hành khách người Nhật Bản đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, ngày 3/3, chuyến bay VN340 từ Siem Reap về TP.HCM khai thác bởi Vietnam Airlines có vận chuyển 73 hành khách, trong đó có một hành khách người Nhật Bản chuyển tiếp chuyến bay đi Nagoya.
Khi đáp xuống sân bay tại Nhật, hành khách này có biểu hiện sốt. Cơ quan y tế Nhật Bản tiến hành kiểm tra sức khỏe đối với hành khách này. Kết quả, hành khách này dương tính với Covid19.
Trong quá trình chuyển tiếp chuyến bay, hành khách trên không ghé quầy chuyển tiếp do được check-in thẳng. Tuy nhiên, khách có vào phòng thương gia hạng C lúc 22h30.
Tổ tiếp viên trên chuyến bay VN340 phải quay về Việt Nam trên chuyến bay VN341 hạ cánh tại Tân Sơn Nhất lúc 13h55 ngày 4/3. Trên chuyến bay VN341 có tổng cộng 72 khách và 12 thành viên tổ bay.
Cách ly tổ bay và nhân viên có tiếp xúc gần với hành khách mắc Covid-19
Chuyến bay VN340 có hành khách dương tính với Covid-19, nên chuyến VN341/14h05/04MAR từ Nagoya về Việt Nam phải được xử lý y tế. Cụ thể, 51 khách nhập cảnh vào Việt Nam (có một em bé) và toàn bộ tổ bay được cách ly tập trung. 22 người khác đang được cách ly và thực hiện các thủ tục để nối chuyến. Khử khuẩn tàu bay thực hiện chuyến VN341.
Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đã thực hiện cách ly 2 nhân viên an ninh và 6 nhân viên phục vụ tại Phòng thương gia hạng C do tiếp xúc gần với hành khách người Nhật Bản nhiễm Covid-19.
Một nhân viên phục vụ mặt đất đã mở cửa tàu bay chuyến VN341 để nhận tài liệu mà không thực hiện các biện pháp bảo hộ cũng được cách ly.
Lịch trình đi lại của hành khách này tại Campuchia đang được các cơ quan Việt Nam phối hợp với Nhật Bản làm rõ.
Như vậy, từ 13/2 đến nay Việt Nam chưa có ca mắc mới. Ngày 27/2, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách "các điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 ra cộng đồng".
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho hay việc điều trị thành công 16 ca nhiễm Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác đã từng xảy ra ở Việt Nam cho thấy ngành y tế có đủ năng lực để đối phó với những tình huống phức tạp, bệnh nhân nặng, khó.
Tuy nhiên, kinh nghiệm rút ra sau tất cả mùa dịch vừa qua là để khống chế thành công đòi hỏi có sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội, cũng như của mọi người dân.
Người khỏi bệnh sẽ không còn khả năng lây sang người khác
PGS.TS Vũ Xuân Phú - Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - cho hay những bệnh nhân mắc Covid-19 sau khi được điều trị, phải xét nghiệm nhiều lần trước khi xuất viện.
Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú, tùy từng trường hợp bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ căn cứ vào những dấu hiệu để quyết định việc ra viện. Cụ thể, bệnh nhân cần hết sốt 3 ngày, có dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan tổn thương bình thường và quan trọng nhất là xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính nhiều lần.
Ngoài ra, sau khi được ra viện, người bệnh cũng tiếp tục được theo dõi. "Theo phương án hiện nay ở nước ta là cách ly 14 ngày sau khi bệnh nhân xuất viện. Vì vậy, về nguyên lý, những người xuất viện không còn khả năng lây nhiễm cho người khác", PGS Phú cho hay.
Chuyên gia giải thích những bệnh truyền nhiễm sau khi khỏi bệnh sẽ tạo được miễn dịch đối với virus. Đó là cơ chế của hệ miễn dịch, tuy nhiên, thời gian miễn dịch lại tùy vào từng loại bệnh. Đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, hiện chưa có báo cáo cụ thể nào về miễn dịch.
16 ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam
1. Li Ding, 66 tuổi, ở Vũ Xương, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.
2. Li Zichao, 28 tuổi (con của ông Li Ding), làm việc tại Long An.
3. L.T.T.H., 25 tuổi, ở xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, lễ tân tại khách sạn tại Nha Trang.
4. N.T.T.T., 25 tuổi, ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
5. P.V.C., 29 tuổi, ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
6. N.T.D., nữ, 23 tuổi, ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
7. T.H.K., sinh năm 1947, quốc tịch Mỹ, phát bệnh ngày 26/1.
8. V.H.L., nữ, 29 tuổi, ở huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
9. T.C.P., 30 tuổi, ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
10. P.T.B., nữ, 42 tuổi, ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
11. P.T.T., 49 tuổi, (mẹ của bệnh nhân N.T.D.) ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
12. N.T.T.D., 16 tuổi, (em gái của bệnh nhân N.T.D.) ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
13. N.T.N., nữ, 29 tuổi, ở xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
14. N.T.Y., 55 tuổi, lao động tự do tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (hàng xóm của công nhân N.T.D.).
15. N.G.L., nữ, 3 tháng tuổi (sinh ngày 5/11/2019), ở xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (cháu ngoại của bệnh nhân P.T.B.).
16. Ông N.V.V., 50 tuổi, ngụ tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, cha của bệnh nhân N.T.D., một trong 8 người từ Vũ Hán trở về.
Theo news.zing.vn
Hàn Quốc: Thêm ca tử vong, tổng số người nhiễm Covid-19 vượt 3.700 Hôm 1/3, Hàn Quốc có thêm một ca nhiễm Covid-19 tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên con số 18. Trong khi đó, số ca nhiễm mới trong ngày là 586 ca. Hãng thông tấn Yonhap News hôm 1/3 đưa tin, ca nhiễm Covid-19 tử vong mới nhất là một người đàn ông 83 tuổi sống ở thành phố Daegu. Bệnh...