Yêu nhau, lấy nhau, biết ngày nào chiếc nhẫn cưới tuột ra…
Chị nhớ, chính cô gái đó đã tìm đến tận nhà, chửi bới, nguyền rủa, rồi lao vào đánh chị. Cái tát của chị chỉ là phản ứng tự vệ trước sự hung hãn của tình địch.
ảnh minh họa
Trong cái ngày khoác tay nhau đi giữa bao quan khách trong lễ cưới, cô dâu và chú rể nào biết trước cuộc hôn nhân của mình sẽ tồn tại bao lâu và liệu chiếc nhẫn cưới trên ngón tay áp út của họ có ngày nào đó tuột ra, kết thúc một cuộc trăm năm không là trăm năm như người ta hằng mong đợi và vẫn chúc tụng nhau.
Hình ảnh người đàn ông vụng về chăm con sau khi vợ bỏ đi khiến tôi nhớ những câu chuyện trái khoáy từng chứng kiến. Biết rằng mọi cái trên đời đều mang tính tương đối, và tình yêu cũng như hôn nhân không phải là ngoai lê… nhưng không sao tránh khỏi cảm giác buồn khi bắt gặp đâu đó một câu chuyện tương tự. Câu “nhất dạ phu thê, bách dạ ân” nói ra mất chưa đến năm giây, nhưng để sống cho tròn đạo nghĩa với nhau thì phải mất cả đời nỗ lực.
Câu chuyện thứ nhất:
Người vợ đau khổ kể trong nước mắt rằng chồng chị, trước khi bỏ đi cùng người tình, đã làm một điều mà chị không thể ngờ: một sáng ra thăm vườn, chị ngỡ ngàng nhìn thấy tất cả những gốc điều đang mùa cho trái bị chặt đứt lìa. Chị mở tủ, số tiền, vàng dành dụm bấy lâu cũng đã biến mất. Có lẽ chưa đã cơn, anh chồng còn để lại một dòng chữ nhức nhối: “Cô phải trả giá vì dám tát cô ấy”.
Chị nhớ, chính cô gái đó đã tìm đến tận nhà, chửi bới, nguyền rủa, rồi lao vào đánh chị. Cái tát của chị chỉ là phản ứng tự vệ trước sự hung hãn của tình địch. Trong khi chị bị xây xát khắp người, chồng chị chẳng hề quan tâm. Anh ta chỉ thấy cái tát chị dành cho nhân tình và anh ta đã trả đũa bằng hành động mà bất kỳ ai biết chuyện cũng phải lắc đầu: chặt hết vườn cây – nguồn sống duy nhất của cả gia đình – những đứa con của anh ta.
Câu chuyện thứ hai:
Video đang HOT
Bà cụ đưa hai bàn tay chai cứng, chằng chịt những vết cắt do tre nứa lên quệt mồ hôi trên mặt, kể với tôi về công việc bà đang làm: đan giỏ tre gia công. Mỗi chiếc giỏ thành phẩm, bà được trả công 8.000 đồng.
Trung bình mỗi ngày bà đan được khoảng bốn cái giỏ, nhiều lắm cũng chỉ sáu cái, nghĩa là thu nhập cao nhất cũng chưa đến 50.000 đồng/ngày để xoay xở lo cho bốn miệng ăn, trong đó có người con trai bị tai nạn nằm một chỗ và hai đứa cháu nhỏ. Số tiền trợ cấp của xã cộng với thu nhập từ đan giỏ như gió vào nhà trống, bởi chỉ riêng tiền thuốc men cho con trai bà đã ngốn hết gần nửa số ấy.
Anh bị tai nạn lao động trên công trường xây dựng, không thể đi lại được nữa. Do nằm lâu ngày, da thịt anh bị lở loét nhiều nơi, vô cùng đau đớn. Thế nhưng cái đau thể xác ấy vẫn không sao sánh bằng nỗi đau tinh thần mà anh phải chịu. Vợ anh bỏ đi, lấy chồng khác, ngay sau tai nạn của anh chỉ một tháng, bỏ lại cả hai đứa con – đứa nhỏ chỉ mới vài tháng tuổi và còn đang bú mẹ.
Bà nói dối con trai, bảo với anh rằng vợ anh đi làm xa để kiếm tiền trang trải đời sống gia đình, nhưng trí não anh vẫn bình thường, nên anh biết. Bà kể, thỉnh thoảng, đêm ngủ, bà vẫn nhìn sang con trai. Trong ánh sáng leo lét, bà thấy anh cố đưa tay lau nước mắt, nhưng không thể nhấc nổi cả cánh tay. Bà cúi đầu, nói: “Cái nghĩa vợ chồng giờ sao mong manh quá”.
Câu chuyện thứ ba:
Tại bệnh viện ung bướu – nơi rất nhiều bệnh nhân được xem như đã bước một chân vào cửa tử. Người vợ đang nuôi chồng nhanh chóng phải lòng một ông chồng cũng đang nuôi vợ bệnh. Tiếng sét ái tình giáng thẳng vào họ, đốt cháy cả lương tâm và tình người, vỡ vụn cả tình nghĩa vợ chồng.
Điều đáng nói là họ bỏ đi cùng với tất cả tiền mặt và cả số tiền trong tài khoản dùng để chạy chữa cho hai con người bất hạnh. Người vợ đang bị ung thư máu, không chịu nổi cú sốc quá lớn, đã mất chỉ vài ngày sau đó. Còn người chồng kia cũng xin ra viện vì không còn tiền để tiếp tục điều trị. Ừ thì tình yêu không có lỗi. Chỉ là cái nghĩa đã bị rẻ rúng, lãng quên.
Nhiều người khuyên rằng, yêu một người cũng giống như ra biển nhặt vỏ ốc – đừng chọn cái to nhất hay đẹp nhất mà hãy chọn cái mình thích nhất; sau đó thì đừng ra biển nữa. Nhưng, làm sao có thể buộc ai đó chỉ ngồi ở nhà. Vì cuộc mưu sinh, chúng ta vẫn phải ra biển mỗi ngày. Nhưng, hãy ra đi để trở về bên nhau, chứ không phải lóa mắt trước những chiếc vỏ ốc sắc màu và chực chờ cơ hội để thay thế chính thứ tay ta đã nhặt lên, trân trọng đưa về nhà.
Theo Tinmoi24.vn
Vì sao nhiều người có cảm giác "lấy nhầm người"?
Nhiều người khi mới bước vào đời sống hôn nhân thường cảm thấy hụt hẫng, thấy người bạn đời của mình như biến thành một con người khác chứ không phải là người mà mình đã yêu thương. Sự hụt hẫng này dẫn đến những than phiền, bức xúc kiểu như "tôi đã nhầm khi lấy anh, em".
ảnh minh họa
Yêu nhau bốn năm, lấy nhau chưa đầy năm đã ly dị
Thực tế không hiếm những cặp đôi yêu nhau khi bước vào đời sống hôn nhân đã rơi vào trạng thái "vỡ mộng", cảm thấy mình đã "chọn nhầm người". Chuyện của Hoa ở Hải Phòng là một ví dụ.
Hoa và Thành yêu nhau suốt bốn năm đại học. Những ngày còn yêu nhau đó, Hoa cảm thấy mình là người may mắn, hạnh phúc. Cô mãn nguyện với tình yêu của mình. Bởi Hoa nhận thấy Thành yêu cô nhất trên cuộc đời này, yêu hơn tất thảy mọi thứ khác.
Hoa "nhỏ con" nhưng có khuôn mặt đẹp. Thành là người cùng quê. Bố mẹ Thành là công chức bình thường như bố mẹ Hoa. Chỉ khác là gia đình Thành hạnh phúc trọn vẹn hơn gia đình Hoa. Bố mẹ Hoa sống ly thân. Bố Hoa công tác ở Sài Gòn và ở lại luôn trong đó. Cho đến giờ bố Hoa vẫn sống độc thân một mình. Còn mẹ Hoa ở Hải Phòng một mình nuôi Hoa khôn lớn. Hoa học đại học ở TP HCM nên đó là khoảng thời gian cô được sống gần bố. Tuy nhiên, mối quan hệ của bố con Hoa không được mặn mà. Hoa vẫn giận bố và không bao giờ cô đến thăm bố. Ông là người thường xuyên đến thăm nhưng Hoa đều khước từ sự quan tâm của bố. Mỗi lần bố Hoa đến thăm con, sau khi ông về rồi, Hoa vẫn cảm thấy bức xúc, buồn bực mất một khoảng thời gian.
Khoảng thời gian sinh viên đó, niềm hạnh phúc lớn nhất của Hoa chính là Thành, tình yêu của cô. Ngày đó Thành yêu chiều Hoa vô cùng. Anh chiều người yêu đến độ đi tất, đi giày cả cho người yêu. Ngày đó ở ký túc xá giường tầng. Hoa ở tầng 2. Mỗi lần Thành đến đưa Hoa đi chơi, cô chỉ việc ngồi trên giường để người yêu xỏ tất, xỏ giày và bế xuống. Sau đó hai người cầm tay nhau đi chơi trong tiếng cười khúc khích của Hoa. Ngày đó Thành và Hoa lúc nào cũng như đôi chim sẻ, ríu ra ríu rít. Họ yêu nhau như vậy suốt bốn năm học đại học.
Ra trường, Hoa và Thành lấy nhau. Một tình yêu dài lâu như vậy tưởng khi bước vào hôn nhân sẽ càng đơm hoa kết trái. Ấy vậy mà lấy nhau chưa được hai năm, Hoa và Thành đưa nhau ra tòa. Lý do là vì Hoa thấy Thành thay lòng đổi dạ, không còn yêu mình. "Trước một hạt bụi bay vào mắt, anh ấy đã mất ăn mất ngủ vì lo cho người yêu. Ấy vậy mà sau khi lấy nhau, em khóc sưng cả mắt anh ấy cũng mặc kệ. Anh ấy cứ đi sớm về khuya, chẳng cần biết em vò võ một mình chờ cơm như "hòn vọng phu" chờ chồng. Trước em có dỗi hờn một chút là đã cuống cà kê. Còn sau khi lấy nhau, em mà dỗi còn bị ăn mắng. Anh ấy quay ngoắt 180 độ so với trước đây. Em cảm thấy mình bị lừa. Anh ấy không yêu em như em tưởng. Em đã lấy nhầm người", Hoa kể.
Hoa không phải là trường hợp hiếm gặp mà trên thực tế rất nhiều cặp đôi đã ly hôn ngay trong năm đầu tiên trở thành vợ chồng mặc dù trước đó họ đã có thời gian yêu nhau dài lâu. Thậm chí có cặp đôi còn ly dị ngay chỉ trong vài ba tháng sau khi tổ chức đám cưới. Có nhiều nguyên nhân khiến các cặp đôi tan vỡ hôn nhân nhưng nguyên nhân lớn nhất đó là họ không chấp nhận được cá tính của nhau, cảm thấy "sốc" vì nhận ra con người thật của chồng hoặc vợ mình.
Xung đột, vỡ mộng trong hôn nhân
Theo các chuyên gia, giai đoạn 5 năm đầu hôn nhân được xem là giai đoạn chông chênh nhất. Giai đoạn mà giới tâm lý thường gọi đó là giai đoạn khủng hoảng, giai đoạn vỡ mộng trong hôn nhân. Vỡ mộng về tính cách, vỡ mộng về cách ứng xử và vỡ mộng cả về... tình cảm của người bạn đời. Sở dĩ gọi đây là giai đoạn "vỡ mộng" của một cuộc hôn nhân là bởi các cặp vợ chồng dễ rơi vào cảm giác hụt hẫng khi mới về chung sống cùng nhau. Hụt hẫng vì bị "rơi" từ giấc mơ của những người đang yêu xuống thực tế của một cuộc sống chung với bao nhiêu chi tiết đời thường. Hụt hẫng còn vì họ chưa được chuẩn bị tâm thế cho cuộc sống chung.
Chuyên gia Hồng Hà (Trung tâm Tư vấn Tình yêu Hôn nhân Gia đình - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) cho biết, trung tâm nhận nhiều ca của các cặp vợ chồng ở giai đoạn này, than phiền, bức xúc chung của họ là: Lấy nhầm người, hay anh ta/cô ta thay đổi "trăm tám mươi độ" rồi. Nhưng đó lại là thực tế tất yếu. Bởi khi yêu và khi trở thành vợ chồng là hai giai đoạn hoàn toàn khác nhau.
Khi yêu nhau, cuộc sống của hai người chỉ cần "hoa hồng và nước lã". Vì lúc này họ không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền. Việc đó, theo văn hóa của người Việt thì đã có bố mẹ lo. Nhưng khi trở thành vợ chồng thì cả hai người không thể sống nhờ "hoa hồng và nước lã" nữa. Lúc này là một gia đình với đủ thứ phải lo toan về cơm áo gạo tiền, của những bổn phận và trách nhiệm. Sự vỡ mộng hôn nhân giai đoạn 5 năm đầu tiên vì thế không phải của riêng cặp đôi nào mà là tình trạng chung.
Cũng theo chuyên gia Hồng Hà, sau hôn nhân, những mệt mỏi, cáu gắt, cãi vã, trách móc, đòi hỏi xuất phát từ việc phải xây dựng một gia đình mới "từ không đến có". "Lúc này, vợ chồng phải đối diện trăm thứ việc cơm áo, gạo tiền, phải nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, lau nhà, con nhỏ quấy khóc, đau ốm... Hai người đang từ "con người lãng mạn" nay sống bằng "con người thực" không lãng mạn, không phô bày cái tốt như hồi yêu nhau nữa. Ngoài ra, hai người đang ở hai gia đình có hai nếp sống khác nhau nay về ở chung, có khi rất trái ngược nhau về thói quen sinh hoạt, cư xử, dẫn đến xảy ra rất nhiều xung đột trong giai đoạn này. Mâu thuẫn ngày càng tăng khi mỗi bên đều muốn chứng tỏ mình là đúng và đôi bên đều nghĩ là sẽ giải quyết tình hình bằng cách "chiến đấu ngoan cường" với nhau để cải tạo bên kia theo ý của mình. Nguy cơ chông chênh là ở chỗ cứ mỗi lần mâu thuẫn là họ lại cho rằng cần phải xem xét lại cuộc hôn nhân", chuyên gia Hồng Hà nói.
Theo Giadinh.net
Ngày gió mùa nhớ anh Ngày gió mùa em nhớ anh như đứa trẻ con nhớ đến chiếc chăn ấm áp của mình. Những ngày này chỉ muốn lười biếng ở bên cạnh anh, nghe giọng anh thủ thỉ kể chuyện... ảnh minh họa Ngày gió mùa em nhớ anh như đứa trẻ con nhớ đến chiếc chăn ấm áp của mình. Những ngày này chỉ muốn lười...