Yêu nhanh cưới vội liệu có làm cuộc sống hạnh phúc, hay về sau là những hối hận muộn màng?
Thực trạng yêu nhanh cưới vội hiện đang rất phổ biến. Khi tình yêu trong họ bùng cháy, thì lý trí làm sao ngăn nổi con tim. Vội vã, cưới gấp để về chung nhà cũng là lúc họ nhìn thấu tận con người thật của đối phương.
Yêu chớp nhoáng, yêu là trao bằng hết dù chỉ biết nhau qua mạng và những cuộc tình “yêu nhanh sống thả” của giới trẻ để lại những hậu quả khủng khiếp khiến người trong cuộc cũng thảng thốt, ngỡ ngãng. Bởi không tìm hiểu kỹ “nửa kia”, khi về sống chung mới xảy ra bất đồng, nhiều cặp vợ chồng trẻ đưa nhau ra tòa ly hôn, để lại sự ân hận, nuối tiếc.
Không phải là phái nữ như thường thấy, tâm sự của một người đàn ông mới đây được chia sẻ trên diễn đàn MXH thu hút nhiều bàn luận của dân mạng, đặc biệt là những người đã có gia đình.
Một tài khoản có tên Y.T đã chia sẻ chính câu chuyện của mình:
“ Chúng tôi quen nhau vô tình qua những lời bình luận trêu đùa trên MXH từ cách đây 4 năm. Khi ấy, tôi thấy Phương thật duyên dáng, khéo léo và rất hiểu tôi. Quen được 2 tháng, chúng tôi quyết định về chung một nhà. Đám cưới diễn ra nhanh chóng, và cả 2 chúng tôi đều nghĩ cứ cưới đi rồi tìm hiểu nhau tiếp, vậy thì cuộc sống hôn nhân mới thú vị.
4 tháng đầu tiên trở thành bạn chung giường, tôi rất cưng chiều cô ấy. Muốn đi ăn đi chơi ở đâu, tôi đều gật đầu đến đón vợ, sẵn sàng chi cả nửa tháng lương cho vợ ăn một bữa buffet sang chảnh. Tối nào vợ tôi cũng cắm đầu vào điện thoại để săn vé rẻ, voucher du lịch giảm giá, thích lên là bảo tôi chuyển khoản ngay. Tôi cũng chiều, dù có lần cô ấy đòi đi Singapore mất hơn 20 triệu đồng, tôi cũng quẹt hết tiền tiết kiệm cho vợ con đi chơi. Cô ấy có bao nhiêu tiền tôi không biết, và lương cô ấy chỉ để tiêu cho bản thân, mua quần áo cho con. Phương chẳng bao giờ hỏi công việc của tôi có ổn không, tiền kiếm được thế nào. Mặc định như tôi là một ông chồng “đại gia” sẵn của vậy.
Ảnh chỉ mang tính minh hoạ.
Và vấn đề quan trọng nhất xuất hiện, cô ấy mặc định tất cả mọi thứ trong nhà ra đến phố đều là tôi chi. 3 triệu đồng tiền ăn hàng tháng gửi ông bà do tôi chủ động đóng, điện nước ông bà lo, tiền học của Thỏ 4 triệu đồng/tháng cũng do tôi đóng nốt. Lễ Tết, đi du lịch gia đình, ma chay hiếu hỉ… cũng đều là tôi chi.
1 năm rưỡi, tôi bắt đầu thấy trong lòng mình rạn nứt, mỗi khi tan sở làm về đều vừa đi vừa nghĩ mông lung: Tại sao mình lại cưới Phương vội vàng như thế? Mình có yêu cô ấy thật sự không? Tại sao cô ấy không thông cảm, chia sẻ gì với mình? Tại sao một món quà nhỏ cô ấy cũng không bao giờ mua cho bố mẹ mình để gia đình vui vẻ hơn? Mình có nên bảo rằng cô ấy hãy san sẻ trách nhiệm kinh tế với mình không? Làm đàn ông mà không lo nổi tiền bạc thì cũng kém cỏi quá nhỉ, nên thôi, cứ để mọi thứ như thế vậy…
Năm thứ 2, đúng dịp sinh nhật vợ, tôi mất việc. Phương bắt đầu đăng những status bóng gió chê đàn ông vô dụng, không có ý chí, không kiếm ra tiền, không tặng nổi món quà sinh nhật, 8/3 cho vợ con, liên tục share những câu triết lí đau đầu chỉ trích chồng trên mạng. Phương không hiểu trên vai tôi khi đó đè nặng 2 chữ “kinh tế” như thế nào. 10 triệu đồng thì gửi tiền ăn cho ông bà, đóng học cho con, là tôi chỉ còn 1 – 2 triệu đồng để tiêu cho 30 ngày, mà vợ vẫn đòi đi ăn nhà hàng, shopping đồ hiệu. Lắm lúc tôi phải từ chối khéo vì trong túi rỗng tuếch, hẹn bữa khác đưa vợ đi, thì cô ấy nhếch mép cười.
Năm thứ 3, tôi đi cả ngày tối mới về chỉ để tránh khuôn mặt lúc nào cũng tối sầm của Phương. Không ai nói với nhau câu nào, những gì cần thiết chỉ xoay quanh bé Thỏ. Phương không ăn một bữa cơm nhà nào, mặc kệ bố mẹ tôi, và cô ấy đưa cả con đi. Cô ấy như một vị khách thuê trọ ở nhà tôi, nhưng không trả một xu nào, sáng đi tối về, chẳng buồn chào “lễ tân thường trực” là bố mẹ tôi.
Ảnh chỉ mang tính minh hoạ.
Có phải vì quá vội vàng kết hôn nên chúng tôi đã quên mất điều kiện cho một tổ ấm bền vững là sự thấu hiểu và sẻ chia? Chúng tôi chung sống với nhau vì điều gì? Cho đến giờ phút này, tôi cũng không hiểu. Tôi chưa từng đòi hỏi Phương phải bỏ tiền ra làm bất cứ điều gì, nhưng giá như khi tôi mất việc, cô ấy chỉ cần động viên tôi chút thôi, thay vì ném vào mặt tôi câu nói giận dữ: “Tôi đẻ con cho anh thì anh tự đi mà lo nuôi con ăn học!”. Từ một người đàn ông chỉn chu, vui vẻ, tôi biến thành kẻ lầm lì, mệt mỏi.
Video đang HOT
Rốt cục, chúng tôi ly hôn vì tôi là người duy nhất phải gồng lưng nuôi gia đình. Tôi cũng muốn bao bọc vợ con bằng hết khả năng chứ, nhưng tôi nghèo đi là vợ đã khinh tôi rồi. Dù rất thương con, nhưng tôi buộc phải giải thoát cho cả hai.”
Câu chuyện sau đó ngay lập tức đã nhận được nhiều sự quan tâm từ dân mạng, thế nhưng đâu đó cũng xuất hiện bình luận phản đối cách xử lý của chủ nhân bài viết. Nhiều người cho rằng anh thuộc loại đàn ông “hiếm” có trên đời vì quá yêu chiều vợ. Tuy vậy, cũng nhều bình luận nói anh quá nhu nhược, không biết lên tiếng nói chuyện phải trái với cô vợ lười biếng kia.
- “Anh làm đúng lắm, trên đời này người đàn ông biết chịu đựng tới 3 năm như anh chắc tuyệt chủng hết rồi”.
- “Sai ở chỗ dại gái và nhu nhược, dù sao cũng biết tỉnh đúng lúc”.
- “Cái sai của anh ở đây là ngay từ khi bắt đầu có những dấu hiệu rạn nứt của hai vợ chồng đã không cùng nhau ngồi xuống để giải quyết”
- “Gia đình là gì? Là cả hai có trách nhiệm xây dựng và vun đắp, nhưng ông này lại quá nhu nhược“.
- …
Chú ý nhất một dân mạng đã chỉ ra cái sai của anh chồng: “Điều này anh cũng sai một phần ngay từ lúc đầu rồi. Anh đi làm cuối tháng lấy lương về nên đưa hết cho vợ chỉ nên giữ lại một phần cho mình hàng tháng còn nước non bạn bè, và yêu cầu vợ hàng tháng chi tiêu mọi việc trong gia đình tiền ăn tiền học cho con, sau đó rồi sẽ tiết kiệm phần còn lại. Như vậy, thì cô ấy mới biết được đồng lương của chồng mình được nhiều hay ít và sẽ chi tiêu hợp lý hơn. Nếu cô ấy có đòi hỏi thêm thì cứ bảo đã đưa hết lương cho vợ rồi là xong”.
Vậy đó, đôi khi người ta dễ dàng ngộ nhận những cảm xúc của mình trước đối phương vì những vẻ đẹp bên ngoài, qua vài câu chuyện, hay từ một chuyến đi. Không có tình yêu nào tồn tại lâu dài nếu không trải qua những thử thách.
Không phai moi đam cươi băt nguôn tư nhưng cuôc tinh vôi va đêu kêt thuc băng sư giai quyêt tai toa an, nhưng dương như, sư chong vanh trong tim hiêu va yêu đương cua cac ban tre dễ dân đên nhưng cuôc hôn nhân không như y muôn. Và cũng đừng yêu vội vàng, nghĩa là đừng có để như một câu hát nọ: “ Tình yêu đến em không mong đợi gì. Tình yêu đi em không hề hối tiếc”. Đừng xem tình yêu là món đồ trang sức cho vui.
Khi cuộc sống vợ chồng không còn tiếng nói chung và sự yêu thương, tôn trọng lẫn nhau thì ly hôn là cần thiết. Nhưng ly hôn thường để lại tổn thương lâu dài và nhiều hệ luỵ khác, nhất là những cặp vợ chồng đã có con chung. Trẻ em sinh ra trong gia đình tan vỡ chịu nhiều thiệt thòi, dễ bị ảnh hưởng tâm lý.
Trên cuộc đời mỗi chúng ta đôi khi phải vội nhiều điều. Có người vội làm thật nhanh công việc này để đến với công việc khác, vội căn thời gian làm sao để mua được những món đồ giảm giá mình mong chờ bấy lâu, vội tìm kiếm cơ hội để thực hiện ước mơ vì tuổi trẻ sắp qua mất rồi, vội chen chúc ở nhà xe để mua cho được tấm vé về quê ăn Tết của những con người xa xứ… Ai cũng vội, ai cũng có ít nhất một lần phải vội và tất cả đều phục vụ cho mục đích hướng đến đó là sự hài lòng.
Còn vội yêu thì ngược lại, vội yêu là sẵn sàng bỏ lại tất cả để chạy theo tiếng gọi của con tim, vội trao nhau những nụ hôn đầu và mân mê trong những cái siết tay thật chặt mà miệng vẫn cứ thét gào “Anh yêu em nhiều lắm”, “dù sau này có ra sao thì anh cũng không bao giờ rời bỏ em“.
Sung sướng lắm, hạnh phúc lắm, khi tuổi trẻ đang “loạng choạng” trên con đường đi tìm lối rẽ lại nhận được những sự hứa hẹn mãi mãi là bao xa như vậy. Nhưng cuộc đời này thử hỏi có bao nhiêu tình yêu được gọi là mãi mãi, huống hồ đây lại là thứ tình yêu tuổi thanh xuân. Nó đẹp, nó ấm áp nhiều kỉ niệm nhưng cũng nhanh tan vỡ vì sự vội vàng, không có gì gọi là chắc chắn.
Cảm giác của sự vội vàng yêu khi phải vội vàng chia tay nó đau lắm, đau đến nhói lòng mà chẳng thể làm gì hơn. Thậm chí kết quả của nó không chỉ dừng lại ở sự bi ai mà còn xoay quanh một chữ “Hận”, hận tình, hận người đều đau đớn cả. Thế còn bạn, bạn có quan điểm ra sao về câu chuyện trên đây?
Theo emdep.vn
Nơi trú ẩn của những đứa trẻ bị 'máu mủ' dứt bỏ
Có trẻ được đặt ở vệ đường, bệnh viện hay cổng nhà dân may mắn được người tốt bụng phát hiện đem về nuôi dưỡng, nhưng cũng không ít trường hợp bị vứt bỏ ở nghĩa trang, sông suối...
Những tiếng khóc nhói lòng trong đêm lạnh
Đêm giá lạnh một ngày cuối năm 2018, sau khi đứng thấp thỏm ngoài khuôn viên cánh cửa làng SOS Vinh (TP.Vinh, Nghệ An), người mẹ trẻ vội bế cô con gái mới sinh chừng 3-4 ngày tuổi vào bỏ lại ở phòng trực của làng trẻ khi thấy người trực ở đây đi khỏi vị trí. Khi có người tới, người phụ nữ này đã mất hút, chỉ để lại bé gái đang khóc trong một chiếc khăn tắm.
Từ thời khắc đó, cháu trở thành đứa con của Làng trẻ em SOS Vinh và được các mẹ, các dì trong làng trẻ đặt tên, chăm bẵm... như chính con ruột của mình. Thảo Nguyên, nặng 3,5kg, chính thức trở thành con út trong "gia đình ghép" gồm 9 chị em.
Mẹ Đông vừa bế bé Thảo Nguyên vừa nấu ăn trưa cho 9 con của mình
Ông Lê Bá Lương- Giám đốc làng trẻ SOS Vinh, cho biết ở làng có 17 trường hợp các cháu bị bỏ rơi khi mới lọt lòng tương tự Thảo Nguyên. Những trường hợp này thường được bỏ lại ở cổng làng trẻ cùng với một ít quần áo, lá thư "nhờ cậy"... "Những đứa trẻ cứ thế lớn lên rồi ra đời mà phần lớn đều không biết đến bố mẹ bởi rất hiếm trường hợp họ quay lại nhận con", ông Lương nói.
Trong khi nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện đang phải ngược xuôi, tốn kém bao nhiêu tiền bạc để chữa trị hiếm muộn với mong muốn được lên thiên chức làm bố, làm mẹ thì cũng không ít trường hợp nhiều bà mẹ trẻ đành dứt tình máu mủ với chính những đứa con mà mình vừa đứt ruột sinh ra. Có trường hợp được đặt ở vệ đường, bệnh viện hay cổng nhà dân may mắn được người tốt bụng phát hiện đem về nuôi dưỡng, nhưng cũng không ít trường hợp bị vứt bỏ ở nghĩa trang, sông suối...
Nhiều người ở làng quê xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) vẫn còn nhớ như in tiếng khóc xe lòng của một bé gái bị bỏ rơi trong nghĩa địa giữa đêm mưa hồi cuối tháng 7/2018. Đó là một ngày trời đang mưa lũ, đứa trẻ còn nguyên dây rốn được đặt trên một chiếc áo mưa bên trong nghĩa địa. Khi được một người dân phát hiện thì bé gái này đã tím tái, hơi thở yếu.
Lá thư của một bà mẹ trẻ bỏ lại bên giỏ xách cùng cậu con trai của mình bên lề đường
Sau khi được đưa về nhà ủ ấp rồi tới bệnh viện để cắt rốn, tiêm phòng, làm xét nghiệm, bé gái đã hồi sinh khỏe mạnh một cách kỳ diệu trong tiếng cười của nhiều người dân địa phương.
C.T.H.A (25 tuổi, trú TX.Cửa Lò, Nghệ An) có lẽ là một bà mẹ trẻ hy hữu nhất trong số những trường hợp này bởi chỉ sau gần 1 tuần bỏ rơi con trai 2 tháng tuổi lại trên vỉa hè, cô đã khóc lóc mang theo giấy tờ chứng minh mình là mẹ của đứa bé đi xin nhận lại con.
Ở tuổi 24, A. sinh con ngoài ý muốn khi đang đi làm xa quê. Một mình không đủ điều kiện nuôi con, cô gái trẻ này quyết định bế con về quê "thú tội" với gia đình. Song về gần tới nhà thì A. lại chợt nảy sinh ý định bỏ lại cậu con trai bên lề đường với suy nghĩ để người khác đem về nuôi.
Tung cánh vào cuộc đời
Như chú chim non lạc mẹ trước dông tố cuộc đời, giờ đây Lê Huỳnh Đức đã là sinh viên năm 3 một trường đại học ở Đà Nẵng. Hơn 20 năm trước, mẹ của nam sinh này ôm cậu bỏ lại ở hành lang làng trẻ SOS Vinh với mấy dòng chữ nguệch ngoạc trình bày hoàn cảnh bản thân có thể sẽ ra đi sớm vì đang bị bệnh thận, nhờ người nuôi giúp.
Năm 2018, hàng trăm người dân ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) xếp hàng nộp hồ sơ xin nhận một cháu bé bị bỏ rơi về làm con nuôi.
Lê Huỳnh Đức, cái tên được một mẹ họ Lê trong làng trẻ SOS Vinh nhận nuôi ghép lại từ họ của mình và tên một cầu thủ bóng đá Việt nổi tiếng hồi đó. Cậu bé xanh xao vì thiếu dinh dưỡng ngày nào cứ thế lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của người mẹ mới trong ngôi nhà mới.
Theo ông Lương, phần lớn những trường hợp vứt bỏ con mình sau khi sinh chủ yếu là những cô gái trẻ đang là sinh viên đại học hoặc chưa chồng sinh con ngoài ý muốn. Cũng có những trường hợp đã có gia đình song vì bệnh tật, họ xác định không thể nuôi con được nên mới tìm đến những nơi tin cậy để "vứt con". "Lê Huỳnh Đức là một ví dụ", ông Lương nói.
Nom trưa, thấy Thảo Nguyên quấy khóc, mẹ Nguyễn Thị Đông (43 tuổi) vội vào bế đứa con gái út của mình vừa trông con vừa chuẩn bị cơm trưa cho cả gia đình 10 thành viên. "Con ngoan lắm, hôm nay chắc có khách vào chơi nên đòi mẹ bế ra ngoài đây mà", mẹ Đông cười đùa nói.
Mẹ Đông cùng đàn con của mình
Không chồng con, đùng một cái trở thành mẹ của đàn con gần chục đứa khi vào làm tại làng trẻ SOS Vinh khiến cuộc sống của người phụ nữ 43 tuổi hoàn toàn đảo lộn. "Cũng sợ mình không làm được lắm, nhất là khi nhận nuôi trẻ sơ sinh vì mình chưa từng có kinh nghiệm nuôi con. Nhưng rồi có những thứ đã níu kéo tôi đến với Thảo Nguyên, giờ xa con chút lại không chịu được nữa ấy chứ", mẹ Đông nói.
Chỉ tay vào bức ảnh cưới để ở phòng khách, mẹ Đông cười nói: "Cô dâu trong hình cũng bị bố mẹ bỏ rơi khi còn nhỏ. Năm ngoái, sau khi tốt nghiệp đại học, cháu đã theo chồng về làm dâu ở ngoài Bắc rồi. Thảo Nguyên của mẹ cũng sẽ lớn nhanh, xinh đẹp chẳng thua kém chị đâu. Rồi mẹ sẽ lại có con rể sớm thôi", mẹ Đông thủ thỉ nói với cô con gái đang ngủ say trong vòng tay của mình.
Phan Ngọc
Theo phunuonline.com.vn
Mình là đàn bà cũ, anh ấy là đàn ông mới Mai này con chung, con riêng... Nghĩ đến đó, chị xót xa cho phận đàn bà cũ muốn đi thêm bước nữa. Sau ly hôn, chị như con chim non sợ cành cong, từ chối tất cả những tình cảm từ mọi phía. Các ông thì bảo "gái một con trông mòn con mắt", hết người này lại đến người kia đeo đuổi....