Yêu mù quáng hay bệnh nghiện yêu ở phụ nữ (2): Bất ngờ nguyên nhân từ phía gia đình
Có một bi kịch khá rõ ở một số chị em, đó là họ thường bị hấp dẫn bởi những người đàn ông luôn làm họ đau khổ.
Không ít người phải chịu bao đớn đau khổ lụy vì người đàn ông của mình nhưng họ không thể chấm dứt được mối quan hệ đó. Những trường hợp đó đều được liệt vào tình yêu mù quáng và nó có nguyên nhân từ phía gia đình.
Lê lết với cuộc hôn nhân thừa áp lực, thiếu hạnh phúc
Hạnh, 40 tuổi, từng là khách hàng của Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và kỹ năng cuộc sống (TW Đoàn TNCS HCM), cô tìm đến chuyên gia vì những mối bất hòa không thể hóa giải với chồng mình. Hạnh yêu chồng Hạnh bây giờ 2 năm mới tiến tới đám cưới. Điều khiến Hạnh cảm thấy muốn gắn kết ngay với chồng mình ngay từ đầu là cái tính kiệm lời nhưng nói câu nào thì thâm thúy câu đó. Đây là cũng là nét tính cách ở bố Hạnh.
Hạnh rất yêu bố mình. Ngược lại Hạnh cũng là con cưng của bố cô. Theo Hạnh kể thì bố Hạnh là người bố yêu con, sống có trách nhiệm với con cái nhưng rất nghiêm khắc và có phần nóng tính. Điều đặc biệt Hạnh không thích ở bố đó là ông không yêu vợ. Bố mẹ Hạnh không hạnh phúc. Bố Hạnh hay chê trách mẹ cô. Mẹ Hạnh là người tảo tần sớm hôm nhưng dường như không được bố cô ghi nhận.
Hồi nhỏ Hạnh từng chứng kiến bố mẹ xích mích to tiếng với nhau, cô cũng từng nghe mẹ mình đòi ly hôn mấy lần…Tuy nhiên những mâu thuẫn đó sau này Hạnh không thấy lặp lại nữa. Chỉ duy nhất một điều cho đến tận bây giờ bố mẹ Hạnh đã già, bố Hạnh vẫn thường chỉ trích và hay chê trách vợ.
Ngày lập gia đình, càng sống bên chồng, Hạnh càng phát hiện thấy chồng mình có nhiều nét giống bố, đặc biệt là cái cách coi thường vợ ra mặt. Chồng Hạnh hay chê vợ. Tiền không chịu đưa cho vợ nhưng lúc nào cũng chê Hạnh là hoang toàng. Không bao giờ mó tay vào việc nhà nhưng suốt ngày chê cô vụng thối thây. Khi gặp trục trặc công việc gì đó mà về hỏi chồng thể nào Hạnh cũng bị chồng chửi là ngu, thậm chí dùng những câu làm Hạnh bẽ bàng như “ngu như lợn”, “ngu như chó”, “mày ngu hết phần thiên hạ”…
Ảnh minh họa
Theo lời Hạnh kể, cách ứng xử của chồng Hạnh với Hạnh cũng khá giống với cách mà bố Hạnh đã đối xử với mẹ Hạnh ngày xưa. Chỉ khác là bố Hạnh có trách nhiệm với gia đình bao nhiêu, biết kiếm tiền và chuẩn mực về tiền bạc bao nhiêu thì chồng Hạnh tệ bấy nhiêu. Suốt bao nhiêu năm chung sống đời sống vợ chồng, dường như Hạnh phải một mình lo chi tiêu gia đình và nuôi con.
Điều khiến Hạnh nhiều lúc muốn bỏ chồng là bởi cô cảm thấy quá mệt mỏi và không còn chút hứng thú gì cuộc sống vợ chồng. Cô thấy hôn nhân sao mà nặng nề đến vậy. Nhưng rồi sự chán nản cứ như cơn sóng trồi lên rồi lại sụt xuống, niềm vui chưa kịp lóe lên thì nỗi buồn lại ập xuống đời mình. Đến bấy giờ, khi Hạnh đã bước sang tuổi 40, hai con đã lớn nhưng cô vẫn cứ vẫn lê lết với đời sống hôn nhân thừa áp lực, thiếu hạnh phúc đó của mình.
Tái hiện nỗi đau tuổi thơ bằng cách trải trải nghiệm lại những mối quan hệ bất hạnh
Trong cuốn sách Phụ nữ yêu như thế nào, tác giả Robin Norwood viết: “Trong tâm lý học có một quan điểm quen thuộc đến mức cũ kỹ mà hầu như ai cũng biết, đó là khi trưởng thành, con người thường có xu hướng kết hôn với người giống với hình ảnh cha, mẹ mình khi còn bé. Thật ra, khái niệm này cũng không hoàn toàn chính xác. Không hẳn là chúng ta sẽ chọn người bạn đời y hệt như cha hay mẹ mình, mà ta sẽ chọn người nào mang đến cho ta cảm giác tương tự như những gì ta đã từng trải nghiệm thời niên thiếu. Điều đó thường tạo nên cảm giác mà ta vẫn gọi là tình yêu. Khi đó, ta sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu như ở nhà, “hòa hợp và hoàn toàn ăn ý” với người có thể tái tạo cho ta những cảm xúc và vũ điệu thân quen thời bé.
Video đang HOT
Ngay cả trong trường hợp những vũ điệu đó không đẹp mắt hoặc không thoải mái thì chúng vẫn là điều thân quen nhất với ta. Trước những người đàn ông này, ta thường có một cảm xúc hết sức đặc biệt: cảm giác hoàn toàn thuộc về họ. Và điều tất yếu là ta sẽ quyết định cố gắng hết sức để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người đàn ông như thế. Chẳng có hoạt chất nào hấp dẫn bằng cảm giác thân quen bí ẩn khi một người đàn ông và một người đàn bà đến với nhau mà lại có những suy nghĩ, hành vi, lối sống tương hợp với nhau như các mảnh ghép hoàn hảo.
Nếu người đàn ông còn có khả năng tạo cho người phụ nữ cơ hội để níu kéo và nỗ lực chiến thắng những nỗi đau, cảm giác cô đơn, vô dụng thì sự hấp dẫn đó càng trở nên mãnh liệt. Trong thực tế, nỗi đau tuổi thơ càng lớn, người phụ nữ càng có khuynh hướng tái hiện và chế ngự nỗi đau đó rõ rệt hơn khi trưởng thành”.
Cũng theo tác giả này, nếu ngày bé, trẻ phải trải qua một cơn chấn động về tinh thần, tình cảm thì trẻ sẽ có xu hướng tái hiện lại những nỗi đau đó nhằm chế ngự, kiểm soát được chúng. Ví dụ, nếu một đứa trẻ từng bị phẫu thuật thì có thể em sẽ thích chơi trò bác sỹ với các con búp bê hoặc đồ chơi của mình. Trẻ sẽ tưởng tượng mình là bác sỹ hoặc bệnh nhân trong các tình huống tương tự cho đến khi nào không còn sợ cơn phẫu thuật đó nữa. Những người phụ nữ yêu mù quáng cũng hành động tương tự: họ tái hiện và trải nghiệm lại những mối quan hệ bất hạnh nhằm kiểm soát được chúng.
Một mối quan hệ càng chứa đựng và tái hiện nhiều yếu tố khó khăn quen thuộc thời thơ ấu đối với người phụ nữ trong cuộc bao nhiêu thì nó càng khó chấm dứt bấy nhiêu. Sở dĩ họ yêu mù quáng là vì họ cố khắc phục những nỗi sợ hãi, giận dữ, phiền muộn và đau đớn đã trải qua khi còn bé cũng như cố chứng tỏ bản thân mình.
Khi cố dứt khỏi mối quan hệ đó, người phụ nữ cảm thấy như có một luồng điện đau thương đang chạy khắp người mình. Cảm giác trống rỗng ngày xưa trỗi dậy và không ngừng ám ảnh họ.
Cảm xúc hưng phấn, say mê lẫn cảm giác thôi thúc phải tìm đến người đàn ông thuộc tuýp cần được chăm sóc, bảo vệ và ý nghĩ phải thay đổi anh ta, khiến cho mối quan hệ dù có trở nên tốt đẹp cũng không hề giống những mối quan hệ bình thường. Chính ý muốn điều chỉnh, sửa đổi mọi thứ cho đúng hơn, tốt hơn cùng tham vọng giành lại tình yêu đã mất thời thơ ấu cũng như đạt được sự thừa nhận của người khác là những lý do vô thức đã khiến những người phụ nữ yêu quá mức lao vào tình yêu.
Đó cũng là lý do vì sao họ không cảm thấy thú vị trước những người đàn ông tử tế, yêu thương họ. Vì những người đàn ông đầy cảm thông, chia sẻ đó không thể nào mang đến cho họ những tình cảm đầy kịch tính, đau đớn, căng thẳng lẫn những cảm xúc hưng phấn. Đó là vì ở những phụ nữ yêu mù quáng, khái niệm đúng đắn và sai lệch đã hoán chỗ cho nhau. Những điều lẽ ra rất tệ hại lại mang đến cho họ cảm giác tốt đẹp, thân quen, trong khi những điều thật sự tốt đẹp lại khiến họ cảm thấy xa lạ, nghi ngờ và không thoải mái.
Kinh nghiệm sống cùng những trải nghiệm lâu dài trong quá khứ đã khiến họ cảm thấy gần gũi với sự đau khổ. Một người phụ nữ lớn lên trong gia đình bình thường, hạnh phúc sẽ có những phản ứng và mối quan hệ khác hẳn. Vì những người này vốn xa lạ với việc phải chịu đựng, phải nỗ lực và chưa từng trải qua đau khổ lúc còn nhỏ nên họ sẽ cảm thấy khó bề chấp nhận những mối quan hệ tiêu cực đó. Nếu gặp phải người đàn ông khiến họ cảm thấy tổn thương, lo lắng, thất vọng, cáu giận, ghen tuông hoặc phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực khác, họ sẽ lập tức cảm thấy bất bình và do vậy sẽ tránh né mối quan hệ đó thay vì theo đuổi nó.
Theo giadinh.net.vn
Khi tình yêu trở thành thói quen khó bỏ
Con người đôi khi gặp được nhau là duyên, đến được với nhau là phận, ở bên nhau trở thành thói quen, nhưng lựa chọn buông tay lại đau đớn khôn nguôi.
"Anh đi dự tiệc với đồng nghiệp, tối nay sẽ không về ăn cơm nhà."
Dòng tin nhắn đó đến với cô ngay ngày thứ hai cô và anh chính thức đường ai nấy đi. Nghe tiếng điện thoại rung lên, màn hình hiện lên dãy số quen thuộc, trước mắt cô bỗng trở nên mờ mịt. Do dự một lúc, cô xóa đi lời nhắn lại đầy hờn dỗi "chẳng phải chúng ta đã chia tay rồi sao...", thay thế bằng dòng quen thuộc: "Đi sớm về sớm".
Rất lâu sau đó, anh không hề đáp lại tin nhắn của cô. Chiếc điện thoại lại nằm im trên bàn làm việc; còn cô tưởng như chưa từng nhận được tin nhắn của người chồng cũ. Có lẽ, việc anh gửi tin cho cô chỉ là một thói quen chưa thể bỏ suốt hai năm, hoặc cũng có thể chỉ là men say trong người khi đã qua vài ba tuần . Nhưng dù lý do đều đi chăng nữa thì tất cả cũng chỉ là sự vô tình níu kéo những gì đã qua. Giữa cô và anh đã chẳng còn gì nữa rồi. Một chút liên quan cũng chẳng còn!
Anh trở về nhà lúc hai giờ sáng. Căn nhà tối om và lạnh lẽo - nó là minh chứng rõ nhất cho việc anh lại quay trở về cuộc sống độc thân. Không kịp bật đèn, anh thả người xuống sofa ở phòng khách, buông một tiếng thở dài.
Điện thoại từ trong túi trượt ra ngoài, màn hình sáng nhấp nháy.
"Đi sớm về sớm".
Lời dặn dò của cô vẫn thế, chỉ là hoàn cảnh đã khác xưa quá nhiều. Anh nở một nụ cười chua chát, cố đưa mắt nhìn vào trong bóng tối. Gian bếp lạnh lẽo cách đó vài ba bước chân; từ ngày cô đi, nơi đó chưa từng nổi lửa. Nếu như họ vẫn còn bên nhau, thì bây giờ, sẽ có người chờ anh ngoài phòng khách, vì mệt mỏi mà ngủ gục trên sofa. Nếu như ngày ly thân không phải là hôm qua, thì có lẽ giờ này gian bếp kia sẽ sáng đèn, có một cô gái nhỏ tất bật, khẩn trương đến cuống quýt chỉ để nấu cho anh một bát canh giải . Thì ra, sự thiếu vắng một người lại khiến cuộc sống của chúng ta thay đổi nhiều đến thế. Chỉ là, thay đổi nhanh đến mức chúng ta chẳng thể thích nghi.
Anh cũng vậy! Anh chưa thể quen với cuộc sống không có cô bên cạnh. Dòng tin nhắn hồi chiều như một thói quen mỗi lần anh vắng nhà trong bữa cơm tối. Hai năm qua, có đến cả trăm lần anh vắng nhà như thế thì cũng có cả trăm tin nhắn của anh gửi cho cô. Lần nào cô cũng đáp lại anh bằng bốn chữ "Đi sớm về sớm", nhưng anh hiểu rằng, đằng sau bốn chữ cái tưởng như vô tri đó sẽ là cả một sự đợi chờ và lo lắng. Cô không nói ra rằng "em sẽ đợi anh", nhưng lần nào cũng thế, cho dù anh đóng vai một ông chồng vô tâm chỉ về nhà lúc trời đã gần sáng, cô vẫn ở đó kiên nhẫn và thầm lặng đợi chờ, không than trách một lời. Còn bây giờ đã khác rồi! "Đi sớm về sớm" chỉ còn mang nghĩa của chính nó. Đã chẳng còn ai đợi anh về sau những chầu say.
Những lon bia nằm ngổn ngang trên bàn, lăn cả xuống nền đá hoa lạnh lẽo. Anh lại uống - tưởng chừng như bữa tiệc rượu hồi tối là chưa đủ. Căn phòng vẫn tối om, chỉ nghe thấy tiếng vỏ kim loại rơi lách cách. Uống để khỏa lấp đi sự trống trải, uống để quên đi nơi đây từng có em...
Đôi lúc người ta bên nhau chỉ là những chuỗi ngày lặp đi lặp lại đến nhàm chán, đến bực bội và thậm chí đến cả ghét bỏ. Nhưng những lúc đã xa nhau rồi, ta mới nhận thấy khoảng trống mà người kia để lại lớn như thế nào. Thì ra, người ta ở bên nhau cũng trở thành một loại thói quen khó lòng từ bỏ. Chỉ biết một ngày mai không có thói quen đó, trong lòng tự nhiên thấy bực bội, trống trải, cô đơn...
Màn đêm tối trước mắt anh đã sâu vô tận lại trở nên mờ nhòa. Di động trên tay anh lại sáng, dòng tin nhắn theo ngón tay di chuyển mà hiện ra trước mắt anh: "Đi sớm về sớm". Anh không do dự thực hiện thêm một vài động tác. Một cuộc gọi trong đêm của một kẻ say với cõi lòng đơn côi đến hoang vắng.
"Sao ở nhà mình lại không có em?" - Tiếng anh thì thào qua điện thoại. Đã ba giờ sáng rồi, anh chợt gọi cho cô với lời chất vấn khó hiểu - "Anh không ổn một chút nào cả!"
Cô nhíu mày, hỏi:
"Anh đang ở đâu?"
Bên kia không còn lời đáp lại nữa. Chỉ còn nghe thấy tiếng kim loại, thủy tinh rơi vỡ loảng xoảng. Rồi sau đó, tất cả trở nên im bặt.
Cô hốt hoảng lao ra khỏi nhà trong đêm tối như một phản xạ không điều kiện. Cơn gió đêm lạnh buốt khiến tất cả các giác quan trên cơ thể trở nên tinh nhạy, cả giác quan thứ sáu cũng vậy. Vốn đã chẳng còn vấn vương ở nhau thứ gì, sao cô vẫn luôn có cảm giác bồn chồn lo lắng như thế. Hay tất cả chỉ là thói quen của những năm tháng làm vợ của anh?
Nghe tiếng khóa cổng lách cách, tiếng của xếp bị giật mạnh một tiếng "xoạch", anh giật mình mở trừng mắt. Trong bóng tối mập mờ, thân ảnh cô gái bé nhỏ vội vã tháo giày chạy tới, cho dù không thấy khuôn mặt hay biểu cảm, nhưng anh cũng đã nhìn ra sự lo lắng, bất an. Anh mỉm cười, khẽ lẩm bẩm: "Em tới rồi..."
Người đàn ông say khướt ấy đã ngủ đến khi mặt trời lên tới giữa đỉnh đầu. Gian nhà đã không còn một mảng u tối và lạnh lẽo, ánh nắng, ánh đèn sáng chiếu rọi khắp nơi, đến tận những góc khuất tận cùng nhất của ngôi nhà, đến cả ngách sâu nhất trong lòng anh cũng như được sưởi ấm. Anh cảm nhận trong bếp có hơi ấm của lửa, có chút mặn ngọt của đồ ăn, và có cả sự thân quen không thể nào diễn tả. Cô gái ấy tất bật giữa các dụng cụ làm bếp, mái tóc cột đuôi ngựa màu hạt dẻ cứ đung đưa như có nhịp. Anh khẽ bật cười thành tiếng.
Cô ngoái đầu nhìn ra phòng khách, thấy anh đã tỉnh tự lúc nào, khuôn mặt phờ phạc sau một đêm say; trong lòng cô chợt nổi lên chút lo lắng như gợn sóng lăn tăn. Hình như đối với cô, việc lo lắng cho anh cũng như một thói quen. Nó vu vơ trong lòng, lúc ẩn lúc hiện mà cô chẳng thể nào kiểm soát nổi. Chỉ mới đêm qua đó thôi, cô đã bất chấp mà lao ra khỏi nhà tìm tới chỗ anh chỉ vì chút bất an vô cớ nổi lên trong lòng.
Cô khẽ cau mày, đôi tay lại càng nhanh chóng thu dọn vài vật dụng cuối cùng.
"Canh giải rượu và bữa sáng em để trên bếp. Anh ăn nhanh rồi còn thay đồ để đi làm. Em về đây! Lần sau đừng gọi cho em như thế nữa!"
Cô quay người bước đi, nhưng chưa được ba bước chân, cánh tay đã bị anh chộp lấy kéo mạnh lại. Anh là người say mới tỉnh, cả người mệt nhoài vô lực, vòng tay không thể khóa chặt được cô, nhưng toàn bộ tâm can anh như đang tận lực níu kéo.
"Đừng đi nữa được không? Anh thực sự rất sợ, rất sợ cái cảm giác đó. Không có em, căn nhà tối tăm lạnh lẽo." - Anh ôm cô từ phía sau thì thào. Cô đang ở rất gần anh, thậm chí cô còn có thể nghe thấy tiếng nấc nghẹn ngào anh đang cố đè nén trong cổ họng - "Chúng ta quay lại đi, cho dù chỉ vì bên nhau như một thói quen cũng được. Anh không muốn nghĩ tới cuộc sống trống trải chỉ vì thiếu em bên cạnh. Tất cả những khúc mắc rồi từ từ chúng ta cùng giải quyết. Đừng đi nữa!"
Anh sợ cảm giác cô đơn, lạnh lẽo khi thiếu vắng cô. Còn cô, cô cũng sợ cái nỗi bất an trong lòng mỗi khi nghĩ anh gặp điều gì bất trắc. Tất cả đơn giản chỉ là những thói quen mà hai người đã vô tình tạo dựng cho nhau, hay sâu xa hơn đó còn là những tâm tình gì mà cả anh và cô đều chưa thể hiểu hết được. Nếu như không cho nhau thêm một cơ hội, nếu như cả hai vẫn cố chấp từ bỏ những thói quen về người kia, bất chấp sự sợ hãi, bất an hay cảm giác đau đớn khiến trái tim như bị bóp nghẹt,... - có rất nhiều giả thuyết đưa ra cho quyết định của cô lúc này. Nhưng kết quả của những cái "nếu như" đó chỉ có một: anh và cô sẽ mãi mãi lạc mất nhau trong cuộc đời.
Con người đôi khi gặp được nhau là duyên, đến được với nhau là phận, ở bên nhau trở thành thói quen, nhưng lựa chọn buông tay lại đau đớn khôn nguôi.
Cô rủ mắt, khẽ nắm lấy tay của anh đang ôm chặt.
Mãi mãi không rời...
Theo blogradio.vn
Trong tình yêu can tâm tình nguyện chính là bất công với bản thân mình Cứ tưởng rằng đó là một sự hi sinh sẽ được công nhận nhưng can tâm tình nguyện chỉ là trạng thái của kẻ thua cuộc mà thôi. Trong tình yêu không phải ai yêu nhiều hơn thì người đó thua mà ai can tâm nhiều hơn, ai bi lụynhiều hơn thì người đó mới là kẻ thua cuộc. Đây không đơn giản...