Yêu một người bằng tuổi là thiệt cho con gái nhất
Với con gái, phải can đảm đủ nhiều thì mới có thể yêu một người bằng tuổi. Bởi vì…
Người ta vẫn thường nói tình yêu thì không phân biệt tuổi tác, nhưng có mấy ai khi yêu lại không có chút đắn đo và suy nghĩ về chuyện: liệu rằng tuổi tác của mình với người yêu có thể hòa hợp hay không?
Không phải là về vấn đề bói toán hay mê tín, nhưng phải công nhận rằng khi chênh lệch quá nhiều tuổi, con người ta cũng sẽ khác biệt khá lớn về suy nghĩ, quan điểm, cách nhìn. Vậy còn nếu ở độ tuổi ngang bằng thì sao? Dưới đây là một vài ví dụ điển hình cho việc yêu một người bằng tuổi:
1. Tuy là bằng tuổi thật đấy, nhưng bao giờ nom con trai cũng trẻ trung hơn con gái khá nhiều. Cho nên đi bên cạnh cậu người yêu, tôi thấy mình giống như là… chị của cậu ấy vậy!
2. Lúc vui thì bạn có một người anh, lúc không vui thì bạn có một người bạn, nhưng lúc cãi nhau căng thẳng, bạn chắc chắn là có một kẻ thù “không đợi trời chung”. Bởi vì các anh chàng bằng tuổi sẽ không nghĩ tới chuyện nhường nhịn bạn đâu!
3. Chúng tôi còn phải so đo với nhau ngày sinh nhật, nếu tôi sinh trước tôi phải làm chị, cậu ấy sinh sau thì đương nhiên làm em. Đấy, đảo lộn, đảo lộn hết giá trị và cách xưng hô trong tình yêu…
4. Lúc mà con trai đang loay hoay lo công danh sự nghiệp, thì con gái đã toan tính tới chuyện lấy chồng. Nếu cặp đôi nào không vững, thường sẽ dễ chia tay ở giai đoạn này nhất. Tuổi xuân con gái ngắn lắm mà.
5. Nếu chỉ yêu nhau thôi thì mọi chuyện có thể tốt đẹp, chuyện tình có thể thú vị đấy. Nhưng khi lấy nhau về, suy nghĩ của con gái luôn sâu và xa hơn con trai hẳn một cái đầu. Không tin thì bạn cứ thử đi! Tôi đã và đang rồi nè…
Video đang HOT
6. Cãi nhau như chó với mèo, hiếm khi nào được nhường nhịn, thậm chí còn có cảm giác như làm chị bảo mẫu trông nom một đứa em trai nhỏ – đó chính là phần thiệt thòi lớn nhất của tôi!
7. Cậu ấy đã cố gắng để trông chững chạc hơn, suy nghĩ chín chắn hơn, nhưng kiểu gồng hơi quá đôi khi làm cậu ấy mệt mỏi. Và chúng tôi cũng chỉ vì cậu ấy mệt mỏi, còn tôi thì không thể chờ cậu ấy trưởng thành, nên đã chia tay rồi.
8. Đối với chúng tôi thì không có vấn đề gì cả, nhưng với gia đình anh ấy thì có đó. Khi chúng tôi đề cập tới chuyện kết hôn, nhà bên đó cho rằng anh ấy còn quá trẻ, muốn tôi chờ đợi. Nhưng nếu tôi chờ đợi thêm vài ba năm, thì sẽ lại thấy anh lấy tôi là tôi quá già, có thể tìm được người trẻ trung hơn. Vậy rốt cục là họ muốn làm sao đây?
9. Cái gì cũng có hai mặt của nó thôi. Ví như bạn yêu một người bằng tuổi, người ta sẽ dễ dàng thấu hiểu và đồng cảm với các vấn đề của bạn. Nhưng cũng vì người ta chỉ đang bằng tuổi bạn, nên khả năng để giúp bạn vượt qua những khó khăn thử thách e rằng hơi hạn chế. Nếu có khó khăn, chỉ còn cách là cả hai cùng động viên nhau mà vượt qua vậy.
10. Chẳng cần nói nhiều thì bạn cũng tự hiểu chứ. Yêu nhau bằng tuổi nghĩa là thời gian khổ cực, vất vả nhất của con trai sẽ có con gái đồng hành. Nhưng đến khi người ta công thành danh toại, người ở bên cạnh được người ta yêu thương chăm sóc chắc gì đã là bạn. Có cay đắng không?
Theo Emdep
Người đàn ông 50 tuổi quyết tâm kiếm 1 tỷ để sau này vào viện dưỡng lão an hưởng tuổi già
Mong muốn vào viện dưỡng lão sống để không phiền hà đến con cháu, ông Thành Trung (50 tuổi, Hà Nội) đang nỗ lực làm việc với hi vọng để dành được số tiền 1 tỉ đồng để chi phí nằm viện trong 10 năm về già.
Vợ mất sớm, ông Trung sống cảnh gà trống nuôi con. Bằng nỗ lực của mình, sau một thời gian dài vất vả, hai người con của ông Trung ăn học thành tài.
Bản thân ông cũng phấn đấu không ngừng và ngồi được vào chiếc ghế trưởng phòng của một công ty có tiếng. Hiện tại ông đang sống chung với gia đình cậu con trai đầu.
Một lần cùng cán bộ công ty vào viện dưỡng lão làm công tác từ thiện, tiếp xúc với nhiều người cao tuổi, ông Trung nhận ra những người vào viện dưỡng lão không phải có phận bất hạnh, bị con cái hắt hủi, neo đơn mà ngược lại họ là những người xuất thân giàu có, con cái đông đủ, quan tâm đến cha mẹ. Họ vào viện dưỡng lão chỉ với lí do an nghỉ tuổi già, có người bầu bạn.
Họ xem viện dưỡng lão như ngôi nhà thứ hai của mình. Ở đây, họ cũng có người quan tâm ăn uống, sức khỏe hàng ngày. Thế nhưng, tiền chi phí cũng không hề thấp, mỗi tháng như vậy là 10 triệu đồng tiền viện phí. Bình quân mỗi năm phải đóng 120 triệu đồng.
Ông Trung ước tính, nếu muốn sống trong viện dưỡng lão 10 năm thì ít nhất cũng phải có 1 tỉ đồng trong tay. Ảnh minh họa.
Ông Trung ước tính, nếu muốn sống trong viện dưỡng lão 10 năm thì ít nhất cũng phải có 1 tỉ đồng trong tay. Vì thế, ông lên kế hoạch tích cóp tiền bạc để sau này có thể sống trong viện dưỡng lão 10 năm, không phiền hà đến con cái.
Hiện tại, với mức lương 18 triệu đồng/ tháng, ông Trung không phải chi phí thêm khoản gì ngoài ăn uống, sinh hoạt cá nhân, hội hè đình đám. Ông tính toán mỗi tháng đưa cho vợ chồng con trai 5 triệu đồng (4 triệu tiền ăn, 1 triệu mua sữa cho cháu nội). 1 triệu đồng tiền điện thoại, xăng xe; 2 triệu đồng tiền cưới xin, hội hè.
Hàng tháng, ông dành ra 1 triệu đồng cho những khoản phát sinh ngoài dự tính như thuốc thang, sửa xe cộ, mua sắm. Sau khi chi phí, mỗi tháng, ông Trung còn tiết kiệm được 11 triệu đồng.
"Ước tính mỗi tháng để dành được 11 triệu đồng thì một năm, tôi sẽ có hơn 120 triệu trong tay. Tôi phải làm ít nhất 10 năm nữa mới có số tiền 1 tỷ đồng để thanh toán viện phí cho 10 năm sống trong viện dưỡng lão. Năm nay tôi 50 tuổi, nếu cố gắng làm việc, tiết kiệm thì đến năm 60 tuổi, tôi sẽ sở hữu được số tiền đó", ông Trung tính toán.
Ông Trung từng chứng kiến cảnh nhiều cụ ông cụ bà sống trong khu phố, dù sống cùng con cái nhưng suốt ngày họ chỉ biết thui thủi làm bạn với chiếc ti vi, chờ đến giờ con đi làm, cháu đi học trở về. Thậm chí, dù già yếu họ còn tự mình lo bữa trưa nếu như con cái không ăn ở nhà. Cuộc sống của họ chỉ thu hẹp trong căn nhà nhỏ, ngày này tháng khác trôi qua một cách buồn tẻ.
Cuộc sống ở viện dưỡng lão thì khác xa rất nhiều. Những người ở đây họ không những có bạn già hàn huyên tâm sự để đánh cờ, sẵn máy móc tân tiến tập luyện thể dục, rèn luyện cơ thể, được ăn uống đúng giờ đúng giấc, được nhân viên chăm sóc chu đáo, nhiệt tình.
Ông Trung quan điểm không nên sống dựa vào con cái. Con trai thì còn con dâu, con gái còn con rể. Con cái rồi đều có gia đình riêng, còn phải lo cho tương lai các cháu và gia đình riêng. Ông không muốn gây phiền hà, con cháu phải bận tâm về bữa ăn, giấc ngủ, ốm đau, bệnh tật khi về già.
Ông không muốn gây phiền hà, con cháu phải bận tâm về bữa ăn, giấc ngủ, ốm đau, bệnh tật khi về già. Ảnh minh họa.
Ông cũng không muốn con cái phải đau đầu về chuyện tiền bạc, chu cấp cho ông hàng tháng viện phí. Chỉ mong sau này, con cháu thường xuyên điện thoại thăm hỏi, hàng tuần qua thăm bố, thăm ông một lần đã mãn nguyện lắm rồi.
"Nếu có cầm 1 tỉ trong tay tôi cũng không thể chắc chắn mình có thể tự lo bữa ăn, giấc ngủ, sức khỏe bản thân tốt được, cũng không muốn làm phiền đến con cái. Tôi chọn vào viện dưỡng lão là cách tốt nhất để an dưỡng tuổi già, có người bầu bạn. Như vậy tốt cho cả tôi và phía các con", ông Trung khẳng định.
Theo emdep
Tôi chết lặng chấp nhận mất vợ vào tay anh hàng xóm vì lý do này Mình là đàn ông, dám làm, dám chịu, anh không nên đổ tại hoàn cảnh đẩy đưa, cám dỗ mà nên nhìn thẳng vào sự thật để rút cho mình bài học nếu sau này anh còn muốn xây dựng mái ấm với một người phũ nữ khác. Ảnh minh hoạ: Internet Sau những gì xảy ra trong câu chuyện, tôi nghĩ hạnh...