Yêu lăn xả dù bạn trai đánh đập
31 tuổi, bị bạn trai đánh đập nhưng không dám bỏ vì sợ không yêu được người nào khác.
Bạo lực gia đình vẫn luôn là một vấn đề được xã hội quan tâm. Người ta kêu gọi ngăn chặn tình trạng bạo lực này để bảo vợ những người vợ chân yếu, tay mềm bị chồng đánh đập. Nhưng ít ai biết rằng, không phải chỉ khi thành vợ chồng mới có những cảnh “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” diễn ra. Dù mới chỉ đang là người yêu, đang trong giai đoạn “tán tỉnh và chiều chuộng” nhưng cũng có không ít bạn gái phải hứng chịu những trận đòi roi từ bạn trai. Điều đáng nói hơn cả là, dù bị đánh, họ vẫn tự nguyện lao vào tình yêu như thiêu thân lao vào lửa.
“Anh ấy đánh mình chẳng qua vì…yêu quá”
Bạn bè của Duyên đã không còn cảm thấy “sốc” khi bỗng nhiên nhìn thấy cảnh Lực túm tóc bạn gái lôi xềnh xệch về phòng đánh đập hay những lời nhiếc móc, chửi bới Duyên ngay trước mặt mọi người. Ban đầu mọi người bất bình, can ngăn, giải cứu cho Duyên nhưng bây giờ họ gần như phải biến thành người vô cảm khi nhìn cảnh tượng đó. Hỏi ra mới biết: “Bản thân Duyên không thấy điều đó là vấn đề thì cũng đành chịu, mà can ngăn không khéo về nó lại bị đánh mạnh hơn. Duyên muốn yêu như vậy thì cũng đành tôn trọng, khuyên can mãi rồi không nghe…”.
Duyên và Lực yêu nhau được hơn 2 năm. Theo bạn bè của cô chia sẻ, ngày đầu tiên Duyên dẫn Lực đi họp lớp cùng mọi người đều xuýt xoa vì bạn trai cô là người đẹp trai, cao ráo. Ai cũng khen hai người xứng đôi vừa lứa. Nhưng rồi chỉ vài tuần sau đó, khi Lực hùng hổ lao tới túm tóc, tạt tai bạt gái ngay giữa một đám đông đang đi chơi thì mọi người mới biết rằng Duyên đã yêu phải một anh chàng bạo lực.
Mọi người xúm vào can ngăn, trong đó có mấy bạn trai thấy bất bình là đứng ra can thiệp mạnh nhất. Nào ngờ, Duyên nước mắt ngắn, nước mắt dài nhưng lại gạt phăng đi sự giúp đỡ đó và cam chịu đi về theo Lực khi mà ánh mắt anh ta đỏ vằn lên vì tức giận. Ai cũng nghĩ rằng sau lần đó Duyên và anh ta sẽ chấm dứt vì không ai có thể chấp nhận một bạn trai không những dã man mà còn mất lịch sự như vậy. Nhưng ngược lại với phỏng đoán đó của mọi người, Duyên lại “ngoan” và yêu bạn trai nhiều hơn.
Bao biện cho hành động đánh đập của bạn trai bằng cách nghĩ vì yêu mình anh ấy mới ghen tuông (Ảnh minh họa)
Đó không phải là lần đầu tiên và duy nhất Lực làm thế với bạn gái. Với bản tính ghen tuông, Lực chửi bới, đánh đập bạn gái thường xuyên. Nhiều hôm Duyên xuất hiện trước mặt bạn bè với đôi mắt sưng vù, má đỏ ửng. Lực ghen tuông không cho Duyên đi cùng ai, chơi với ai là nam giới. Thậm chí là người em họ ở quê ra nhờ giúp đỡ, Duyên đi cùng xong về cũng bị đánh đập. Điều khiến Duyên bị dụ giỗ chính là bởi sau mỗi lần đánh đập như vậy, Lực lại thủ thỉ xin lỗi: “Cũng vì anh yêu em quá, sợ mất em nên mới thiếu kiềm chế như vậy. Nếu anh không yêu em thì làm sao anh phải ghen, anh mặc kệ em muốn đi với thằng nào cũng được ấy chứ. Em phải hiểu là anh rất yêu em nên anh mới thế mà thôi”.
Nghe bạn trai rót mật vào tai, Duyên lại thấy mình là người con gái hạnh phúc nhất. Mặc cho bạn bè khuyên can không nên yêu kẻ như vậy nhưng Duyên vẫn khăng khăng: “Không phải ai cũng có may mắn tìm được người yêu mình như thế. Phải yêu thì mới ghen chứ, mình hiểu anh ấy nên giờ hạn chế đi chơi với nam giới là được”.
Video đang HOT
Chính vì sự cố chấp và không chịu hiểu ra vấn đề của Duyên mà những người bạn xung quanh từ việc quan tâm, lo lắng cho cô dần dần chuyển ra…mặc kệ Duyên. Duyên cũng vì thế mà ngày một xa lánh bạn bè, thu mình lại và chỉ quan tâm tới người yêu. Những tưởng như thế thì tình cảnh bị bạn trai đánh đập sẽ giảm bớt đi nhưng thi thoảng người ta vẫn thấy Lực điện thoại đến sỉ nhục bạn gái mình bằng những lời lẽ không còn gì cứu vãn nổi và đôi lúc vẫn là những lần lôi xềnh xệch về nhà để đánh đập với lí do…yêu em quá!
Sống thử , ăn đòn thật
Tình cảnh sống thử của những cặp đôi mới lớn, là sinh viên vốn đã không còn quá xa lạ nhưng câu chuyện của Thảo – một cô nhân viên văn phòng xinh xắn với người đồng nghiệp khiến người ta phải giật mình vì vì sự cam chịu, nhẫn nhục đến ngốc nghếch của cô gái không còn trẻ trung gì nữa.
Thảo năm nay 31 tuổi. Cô làm nhân viên văn phòng cho một công ty nước ngoài, thu nhập tương đối khá. Thời trẻ, một vài mối tình đến với cô rồi cũng lần lượt qua đi vì có lẽ cũng chưa tới duyên, tới số. Kết thúc những năm tháng mộng mơ đó, Thảo chỉ còn lại là một nỗi đau đớn khi phải tự mình đi “giải quyết hậu quả” tới 3 lần. Kể từ đó, Thảo luôn tâm niệm sẽ cố gắng yêu thương một người, chấp nhận anh ta để có một tấm chồng, để cưới xin đàng hoàng và có một tổ ấm.
Bị đánh đập cũng không dám bỏ vì sợ ế (Ảnh minh họa)
Đến tận năm 29 tuổi Thảo mới yêu. Thực ra cô khá xinh xắn nhưng vì tuổi đã lớn nên cũng khó có người yêu. Thật may mắn là có một đồng nghiệp nam, hơn 3 tuổi làm cùng đem lòng yêu thương cô. Chỉ yêu nhau vài tháng, Thảo đã quyết định “mời” bạn trai về sống cùng vì cô nghĩ như vậy dễ “trói chân” người yêu hơn. Cả công ty ai cũng biết chuyện đó nên khi Thảo quyết định sống thử như vậy cũng giống như vậy đã chẳng khác nào leo lên mình cọp, muốn xuống cũng khó mà được.
Về sống được tháng đầu tiên thì yên ổn, bắt đầu tháng thứ 2, khu nhà nơi Thảo thuê trọ bắt đầu náo loạn vì cảnh giữa đêm bạn trai cô đi uống rượu về chửi bới, đánh đập Thảo. Chỉ vì cô kêu ca phàn nàn và thế là cô “lãnh đủ”. Kể từ đó, những trận đòn thừa sống thiếu chết mà Thảo phải chịu đựng khiến ai cũng xót xa. Thảo làm gì khi anh ta không vừa ý là bị đánh. Cũng có nhiều lần Thảo nghĩ tới chuyện chia tay nhưng rồi cô lại sợ. Cô sợ ở tuổi này mà chia tay bạn trai thì cô sẽ ế, sợ mọi người trong công ty đã biết chuyện cô và anh ta sống với nhau như vợ chồng rồi thì khó có cơ hội cho cô làm lại. Vì hàng trăm nỗi sợ hãi như vậy mà Thảo không dám chống lại, cam chịu sống bên một gã người yêu vũ phu.
Mọi việc chỉ chấm dứt khi Thảo bị anh ta đánh cho đến bầm dập vào phải nhập viện, lúc này, ba mẹ Thảo mới biết bấy lâu nay con gái mình bị người ta đánh đập như vậy và kiên quyết bắt cô phải chia tay.
Phần lớn những cuộc bạo hành gia đình, bạo hành trong tình yêu là do sự cam chịu của nữ giới đã tiếp tay thêm cho những gã đàn ông vô lương tâm. Họ không biết trân trọng bản thân mình và tự biến mình trở thành nô lệ cho người mình yêu. Chính sự sợ hãi vô hình, sợ điều tiếng, sợ dị nghị, sợ hạnh phúc dang dở đã khiến họ rơi vào tình cảnh khổ sở vì bị đánh đập. Hãy là một người phụ nữ thông minh để bảo vệ chính mình!
Theo VNE
Bạo lực gia đình: Người vợ về đâu?
Cuộc đời của những người vợ đau khổ phải chịu cảnh chồng đánh đập, hành hạ sẽ đi về đâu?
Sau 4 năm thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình theo mô hình có đường dây nóng, đội can thiệp nhanh và địa chỉ tin cậy, thị trấn Thanh Nê và huyện Vũ Lạc (Thái Bình) giảm từ 85 - 90% các vụ bạo lực gia đình.
Đây là con số ấn tượng được đưa ra trong Hội thảo khoa học "Các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình hiện nay" do Vụ Gia đình (Bộ VH,TT&DL) tổ chức vừa qua tại Hà Nội.
Đi tìm câu trả lời "chạy đến đâu"?
Đây là câu hỏi mà Dự án Phòng chống bạo lực gia đình do Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển INGAD (trước đây là Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển RCGAD) đặt ra khi triển khai tại các địa phương, vì việc cứu trợ nạn nhân là điều được chú trọng nhất trong phòng tránh bạo lực gia đình. Vì thế, Dự án đã triển khai mô hình đường dây nóng, đội can thiệp nhanh, địa chỉ tin cậy có sự tham gia của các cấp chính quyền và người dân địa phương. Mô hình được INGAD đưa ra lần đầu tiên cho Hội LHPN Việt Nam tại 3 tỉnh: Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nội. Từ năm 2002, các mô hình này được thực hiện tại Phú Thọ, Thái Bình và các năm sau tại Thừa Thiên Huế. Đặc biệt hơn từ 2007 - 2011, nó đã đi vào hoạt động và đạt được hiệu quả bất ngờ tại thị trấn Thanh Nê và huyện Vũ Lạc (Thái Bình) rồi phát triển bền vững cho đến hôm nay.
GS Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện INGAD cho biết, sau nhiều năm nghiên cứu, bà nhận thấy một thực tế ở nhiều địa phương là nhiều trường hợp khi bị chồng đánh đã chạy về nhà cha mẹ đẻ. Nhưng trớ trêu là họ thường bị cha mẹ dẫn về trả lại chồng, gia đình chồng vì quan niệm con gái đã đi lấy chồng thì thuộc về nhà chồng, khi có lỗi thì phải được chồng và nhà chồng dạy bảo kể cả đánh đập. Nếu nạn nhân chạy sang nhà hàng xóm thì người chồng đổ tội cho vợ có ngoại tình với hàng xóm nên được bao che, giúp đỡ. Nếu nạn nhân chạy sang nhà bạn bè thì chồng đến gây gổ... Hậu quả là không ai dám giúp đỡ nạn nhân. Những tình trạng này dẫn nhiều phụ nữ bị thương tật hoặc phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Thực tế này đã đặt ra vấn đề bức thiết về việc cứu trợ nạn nhân của bạo lực gia đình. Mô hình ra đời chính là đi tìm câu trả lời cho việc nạn nhân sẽ "chạy đến đâu" khi xảy ra bạo lực gia đình, trong khi Việt Nam không có nhiều tiền để xây dựng các nhà tạm lánh giống như Ngôi nhà bình yên?
Giảm đến 90% các vụ bạo lực
Giáo sư Quý cho biết, mô hình có sự tham gia của nhiều bộ phận từ các cơ quan chức năng đến người dân ở địa phương. Ví dụ Đường dây nóng là do những người hàng xóm của các gia đình có bạo lực, trẻ em tình cờ biết hoặc chính các thành viên của gia đình đến báo cáo.
Đội can thiệp nhanh gồm có công an xã, lãnh đạo UBND xã, bác sĩ... sẽ đến làm việc ngay khi nhận được tin báo. Họ có nhiệm vụ tách nạn nhân ra khỏi kẻ gây ra bạo lực, nếu có trường hợp nạn nhân bị thương thì sẽ đưa đến ngay trạm y tế. Bác sĩ cũng là thành viên của Đội can thiệp nhanh nên họ có trách nhiệm cứu chữa nạn nhân kịp thời. Công an, chính quyền sẽ làm việc với kẻ gây bạo lực và xử lý tùy theo mức độ vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp nạn nhân thoát khỏi người chồng trước khi Đội can thiệp nhanh đến thì họ phải có chỗ trú. Chính vì thế mô hình đã thiết lập thêm "địa chỉ tin cậy" như một dạng nhà tạm lánh cho các nạn nhân khi nguy cấp. Đây là các địa chỉ do người dân tình nguyện dành một phòng của nhà mình làm nơi cho nạn nhân và các con họ trú ẩn một số ngày trong khi chính quyền giải quyết vụ việc.
Rất nhiều người phụ nữ vẫn đang phải chịu đựng cảnh bạo lực gia đình (Ảnh minh họa)
Điều đáng mừng là các địa chỉ tin cậy này lại là sáng kiến của chính địa phương trong quá trình thực hiện Dự án Phòng chống bạo lực gia đình do RCGAD tổ chức tại thị trấn Thanh Nê và huyện Vũ Lạc (Thái Bình). Bằng cách này tại Thanh Nê và Vũ Lạc đã cứu được rất nhiều nạn nhân. Thành công của mô hình này đã được GS Lê Thị Quý báo cáo với Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khi Ủy ban có kế hoạch soạn thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Sáng kiến này đã được Quốc hội đưa vào Luật để phát động cả nước phòng chống bạo lực gia đình. Hiện nay Thanh Nê có tới 42 "địa chỉ tin cậy", còn Vũ Lạc có 35 địa chỉ.
Dự án đã trang bị cho một số địa chỉ chăn, màn, quạt, tài liệu, tủ thuốc nhỏ để họ có thể sơ cứu và tham vấn cho nạn nhân khi họ tỉnh táo. Các địa chỉ này không chỉ cứu giúp nạn nhân của địa phương mà còn cứu giúp nạn nhân của các huyện khác. Huyện Vũ Lạc còn có sáng kiến là công bố công khai các "địa chỉ tin cậy" trên đài phát thanh và tuyên bố: Người nào gây hại cho các địa chỉ này sẽ bị chính quyền bắt giữ vì tội "chống người thi hành công vụ".
Sau 4 năm thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình theo mô hình có đường dây nóng, đội can thiệp nhanh và địa chỉ tin cậy, Thanh Nê và Vũ Lạc giảm từ 85 - 90% các vụ bạo lực gia đình. Tình trạng bạo lực gia đình ở hai địa phương này chỉ còn những vụ xô xát nhỏ, chấm dứt hoàn toàn các vụ gây thương tích cho nạn nhân. Vì thế 42 "địa chỉ tin cậy" ở Thanh Nê và 35 "địa chỉ tin cậy" ở Vũ Lạc dường như đang "ế", không mấy khi "phải" tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình.
Nhận thức của cán bộ, nhân dân địa phương về bình đẳng giới và bạo lực gia đình được nâng lên trong đó có cả nạn nhân và người gây ra bạo lực. Nhiều người trong số họ đã trở thành tuyên truyền viên của Dự án. Chống bạo lực gia đình thành một phong trào thường xuyên ở địa phương và phát triển bền vững đến tận hôm nay, khi mà Dự án đã kết thúc được 2 năm.
Thành công của mô hình phòng chống bạo lực gia đình do INGAD thiết kế và thực hiện ở Thái Bình cho thấy tính hiệu quả của công tác phòng chống bạo lực gia đình khi có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền và người dân địa phương. Tuy nhiên mô hình này chỉ được thực hiện trong phạm vi nhỏ lẻ. Nếu các địa phương trên cả nước cũng vào cuộc như Thanh Nê và Vũ Lạc thì bạo lực gia đình sẽ không còn là nỗi ám ảnh của những người phụ nữ trong các gia đình ở Việt Nam.
Theo VNE
Cho làm lại, tôi sẽ không lấy chồng Tôi chưa bao giờ nghĩ, mình lại lấy phải một người chồng vũ phu như người đàn ông đang sống cùng tôi lúc này. Cuộc sống từ ngày có chồng giống như trong địa ngục. Được làm người phụ nữ tự do, tôi phóng khoáng, vui vẻ, hạnh phúc. Nào ngờ, từ khi có gia đình, tôi mới thấm cái khổ đau của...