Yếu kém công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam nguy cơ rơi vào phụ thuộc!
Cục Đầu tư nước ngoài cảnh báo, nếu Việt Nam không phát triển công nghiệp hỗ trợ, chắc chắn mức độ phụ thuộc lớn vào bên ngoài là không thể tránh khỏi, tương ứng với đó là sự suy yếu về sức cạnh tranh và sẽ rất khó để phát triển kinh tế bền vững và lâu dài.
Nếu không chú trọng công nghiệp phụ trợ thì dù có đầu tư nước ngoài nhiều, giá trị gia tăng của Việt Nam là hạn chế
Công nghiệp hỗ trợ là bộ phận đặc thù trong cấu thành nền công nghiệp, với chức năng sản xuất những sản phẩm hỗ trợ cho việc tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh. Ngoài chức năng làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư và để các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) thích ứng nhanh với thị trường nội địa, ngành công nghiệp hỗ trợ còn có vai trò rất lớn lao trong việc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế và hội nhập nền kinh tế vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Đối với kinh tế Việt Nam, ngoài hiệu quả giải quyết công ăn việc làm, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất lớn trong tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng vừa mở rộng vừa chuyên sâu.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nước hiện nay thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều và có nền kinh tế phát triển đều có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển.
Hiện nay, trong tổng số hơn 18.000 dự án FDI còn hiệu lực thì có 9.800 dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 143,8 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đăng ký đầu tư của cả nước.
Video đang HOT
Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, cơ cấu đầu tư như trên là đúng hướng và có tác động tích cực đến sự phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả không, nền kinh tế có thể hấp thu được các công nghệ, vốn nước ngoài mang vào hay không phụ thuộc lớn vào việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Theo đó, công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp tạo ra giá trị gia tăng trong nội tại nền kinh tế. Nếu không làm được điều này thì dù có đầu tư nước ngoài nhiều, giá trị gia tăng của Việt Nam là hạn chế.
“Nếu không phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước, chắc chắn mức độ phụ thuộc lớn vào bên ngoài là không thể tránh khỏi, tương ứng với đó là sự suy yếu về sức cạnh tranh và sẽ rất khó để phát triển kinh tế bền vững và lâu dài” – Cục Đầu tư nước ngoài cảnh báo.
Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ không có nghĩa chỉ nhập nguyên liệu về lắp ráp, gia công , không phải chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp FDI lắp ráp mà còn tham gia vào chuỗi giá trị thế giới. Đây là vấn đề then chốt nhất của công nghiệp hỗ trợ. Phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam phải hướng tới các ngành công nghiệp chủ lực của đất nước và các ngành thu hút mạnh nguồn vốn FDI, các ngành có nhu cầu lớn về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Bên cạnh đó, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nhất thiết phải quan tâm, phát triển được lực lượng doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi đây lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được phát triển một cách mạnh mẽ thì không chỉ tạo động lực lớn hơn cho đất nước, tạo nhiều công ăn việc làm mà còn tạo ra một chuỗi giá trị gia tăng lớn hơn phục vụ cho sản phẩm công nghiệp chính, những công nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng này.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, giải pháp cần thiết nhất hiện nay đó là nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ, đào tạo lao động chất lượng cao để sớm có thể sản xuất những sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần tạo lập mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước; đồng thời, cũng cần tạo lập được các mô hình liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm quốc gia.
Bích Diệp
Theo Dantri
Ban Kinh tế TƯ và Ủy ban Trung ương MTTQ VN nghiên cứu mô hình Hợp tác xã kiểu mới
Sáng 11/4, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương, Liên minh HTX Việt Nam đã phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Xây dựng các hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp như thế nào trong giai đoạn 2015-2016 và 2017-2020".
Theo Liên minh HTX Việt Nam, đến nay cả nước hiện có 9.221 HTX dịch vụ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, tổng hợp) và 1.118 HTX chuyên ngành, với tổng số thành viên hợp tác xã nông nghiệp cả nước khoảng 7,6 triệu, bình quân có 660 thành viên/HTX. Tỷ lệ hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp chiếm khoảng 45%. Số lượng HTX nông nghiệp thành lập mới tăng mỗi năm bình quân khoảng 200 HTX thực hiện tái cấu trúc HTX theo Luật HTX năm 2012. Qua tổng kết đánh giá cho thấy, đã có những HTX nông nghiệp kiểu mới và mô hình HTX điển hình tiên tiến được hình thành và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp ở một số địa phương trên cả nước.
Ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi tọa đàm
Phát biểu tại tọa đàm, GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã đưa ra đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả các HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng, trong thời gian tới, theo đó: Cần đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể, HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức đúng đắn về HTX nông nghiệp kiểu mới (về tính chất, mục tiêu tổ chức, quan hệ giữa HTX và xã viên, sở hữu tài sản, tài sản chung, phân chia lợi nhuận), cùng với việc chú trọng phát triển các HTX kiểu mới theo quy định của pháp luật, cần thực hiện tốt việc chuyển đổi các HTX nông nghiệp thành lập trước Luật Hợp tác xã năm 2003; Rà soát, đánh giá lại, xác định rõ nguồn gốc tài sản hình thành, giải quyết dứt điểm nợ đọng kéo dài; xem xét lại xã viên thực sự có nhu cầu hợp tác sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và góp vốn vào hợp tác xã, giảm bớt số xã viên sản xuất tự cấp, tự túc, nhu cầu hợp tác không cao. Nâng cao năng lực quản trị, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã; chấm dứt sự can thiệp hành chính vào hoạt động của hợp tác xã. Giải thể các hợp tác xã hoạt động hình thức, kém hiệu quả; tạo điều kiện để các mô hình hợp tác xã kiểu mới hình thành; Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật HTX năm 2012, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tê tâp thê; Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp luật, cơ chế chính sách phát triển HTX, nghiên cứu, xây dựng ban hành Nghị định riêng về HTX trong nông nghiệp; Phải gắn việc chỉ đạo xây dựng HTX với chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, tạo được bước đột phá và xây dựng HTX kiểu mới; Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, Đảng viên trong phát triển kinh tế hợp tác; Đê cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Liên minh HTX, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hiệp hội trong phát triển kinh tê tâp thê...
Ông Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi tọa đàm
GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, Hợp tác xã (HTX) kiểu mới sẽ tạo ra động lực kép, mạnh mẽ để tạo đột phá phát triển của nông nghiệp Việt Nam hiện nay, vì: nó vừa duy trì sự quan tâm, nỗ lực, sáng tạo cao nhất của từng hộ nông dân (trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá,...) vì họ vẫn là người chủ đầy đủ hoạt động sản xuất nông nghiệp, đồng thời các hộ nông dân được sự hỗ trợ rất hiệu quả của HTX nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp nhận tối đa các hỗ trợ của Nhà nước, phát huy mạnh mẽ các liên kết với doanh nghiệp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hội nhập quốc tế về thương mại. HTX kiểu mới không những đem lại lợi ích lớn hơn nhiều cho người nông dân, mà còn đem lại lợi ích cho nhà nước - giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước, lợi ích cho doanh nghiệp và ngân hàng - giảm chi phí, giảm rủi ro và lợi ích cho các nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam - tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực thương mại quốc tế. HTX kiểu mới sẽ tạo đột phá cho phát triển nông nghiệp Việt Nam vì nó tạo ra sự tương tác đồng hướng của 4 loại lợi ích: lợi ích của hơn 10 triệu hộ nông dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của các nước giao thương với Việt Nam.
Buổi Tọa đàm đã thu hút hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia, thảo luận, đây là những luận cứ quan trọng để trong thời gian tới Ban Kinh tế Trung ương cùng các cơ quan nghiên cứu, tham mưu với Trung ương phát triển, nâng cao hiệu quả các HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng.
Thanh Liêm
Theo Dantri
Cơ quan báo chí cần có nhiều nguồn thu để bù đắp các hoạt động Đai diên Thông tân xa Viêt Nam noi răng cac cơ quan bao chi cân phai co nhiêu nguôn thu khac nhau đê bu đăp vao hoat đông thương xuyên. Cac hang thông tân trên thê giơi cung sông băng kinh doanh bên ngoai rât nhiêu, nên chăng Luât Bao chi lân nay cung "mơ" hơn cho bao chi Viêt Nam trong viêc...