Yêu đương giúp bổ sung ‘vitamin’ lạc quan hạnh phúc
Tình yêu ngọt ngào có thể chính là đơn thuốc bác sĩ kê cho bạn để ngăn ngừa thái độ bi quan trong cuộc sống để sống hạnh phúc và tích cực hơn:
Sự lãng mạn ngọt ngào luôn khiến bạn cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc – ít nhất là trong giai đoạn đầu của mối quan hệ. Nhưng đối với những người dễ bị kích động, điều này cũng giúp cân bằng nội tâm tình cảm rất tốt. Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng một người lãng mạn có thể cân bằng được cảm giác bất an, mệt mỏi và dễ nổi giận.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Jena và Kassel của Đức đã phát hiện ra các mối quan hệ lãng mạn sẽ rất tốt cho bạn. Họ cho biết những người dễ bị kích động thường xuyên cảm thấy bất an, sợ hãi, dễ trầm cảm, không tự tin vào bản thân và dễ bực mình sẽ trở nên ổn định tâm lí hơn khi có mối quan hệ lãng mạn.
Nghiên cứu tiến hành trên 245 cặp đôi có độ tuổi từ 18 – 30 trong vòng 9 tháng. Nghiên cứu này dựa trên mức độ dễ bị kích động và hài lòng của họ. Các đối tượng tham gia nghiên cứu đã đánh giá các tình huống giả định trong cuộc sống hàng ngày và ý nghĩa của chúng với mối quan hệ của họ.
“Đây là phần rất quan trọng bởi những người dễ bị kích động sẽ xử lí những yếu tố ảnh hưởng bên ngoài rất khác nhau”, Tiến sĩ Christine Finn cho biết. Nhà nghiên cứu còn bổ sung thêm rằng họ phản ứng mạnh mẽ với những tình huống tiêu cực và suy diễn những hoàn cảnh chưa rõ ràng theo chiều hướng tiêu cực nhiều hơn là tích cực và trung lập.
Video đang HOT
Tuy nhiên, mức độ dễ bị kích động giảm dần theo thời gian khi mối quan hệ tiếp diễn bởi vì hai người có thể hỗ trợ lẫn nhau.
“Nửa kia có thể làm thay đổi tính cách của bạn từ đó mang lại những trải nghiệm tốt đẹp và tình cảm hạnh phúc – không phải một cách trực tiếp mà gián tiếp – đồng thời suy nghĩ và nhận thức về những hoàn cảnh không thuận lợi cũng thay đổi”, Tiến sĩ Finn nói. Hiểu theo cách khác, tình yêu sẽ giúp bạn sống một cách tích cực hơn thay vì nhìn cuộc sống một cách bi quan – điều rất phổ biến ở những người dễ bị kích động.
“Tất nhiên mỗi người đều có phản ứng khác nhau và một mối quan hệ kéo dài và hạnh phúc sẽ tác động mạnh mẽ hơn một mối tình ngắn ngủi”, Giáo sư Franz J. Neyer tại Đại học Jena cho biết. “Nhưng nhìn chung, chúng tôi có thể khẳng định: Những thanh niên trẻ bước vào một mối quan hệ yêu đương sẽ chỉ có lợi”.
Tiến sĩ Finn cũng cho biêt thêm cuộc nghiên cứu này rất hứa hẹn với những người có xu hướng dễ bị kích động cũng như người có chứng rối loạn lo âu, sợ hãi hoặc trầm cảm. “Rất khó để thay đổi toàn bộ tính cách của một người nhưng nghiên cứu này khẳng định tình yêu làm giảm bớt sự “điên rồ” ở những người hay có thái độ sống tiêu cực”, ông bổ sung.
Theo TPO
Ký khống bệnh án, rút ruột tiền thuốc bảo hiểm y tế
Trong vòng 6 tháng, một dược sĩ của Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội đã vận động 7 bác sĩ liên quan ký khống giấy tờ, đơn thuốc để rút ruột tiền thuốc từ quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) với số tiền lên đến 19 triệu đồng.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội trả lời báo chí về vụ việc sai phạm tại Trung tâm 115
Cuối tháng 6-2013, một cơ quan thông tấn nhận được đơn phản ánh về việc dược sĩ Lê Thị Thu Hương của Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội (gọi tắt là Trung tâm 115) đã sử dụng khống mã thẻ BHYT của nhiều người, nhờ bác sĩ ký khống để lấy thuốc với số lượng lớn. Theo thông tin ban đầu, có những hóa đơn khống nhằm mục đích "ăn cắp" thuốc BHYT nói trên được nhân viên của Trung tâm 115 ghi khống lên tới 500.000 đồng. Lại có những bệnh nhân không hề đi khám nhưng được nhân viên của Trung tâm 115 tự ý viết khống bệnh án và nhận thuốc đến 3 lần trong 1 tháng. Rất nhiều bệnh nhân có ký tên trong phiếu nhận thuốc tại Trung tâm 115 nhưng thực tế họ không phải là người được lĩnh thuốc và không hề hay biết về chuyện đó. Chữ ký của những người bệnh này bị giả mạo. Thậm chí có những người không bị tiểu đường nhưng lại có tên trong danh sách cấp phát thuốc về loại bệnh này.
Trả lời báo chí chiều 7-5, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh, tháng 7-2013, Thanh tra Sở Y tế đã vào cuộc và khẳng định các sai phạm nói trên tại Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội là có thật. Theo ông Cường, qua kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế và quá trình tự rà soát của Trung tâm 115 đã phát hiện, trong 6 tháng đầu năm 2013, có 33 bệnh nhân nội trú tại Trung tâm 115 bị dược sĩ Lê Thị Thu Hương sử dụng khống mã vạch thẻ BHYT, nhờ bác sĩ ký khống vào đơn thuốc để được lĩnh thuốc, rút ruột tiền thuốc BHYT.
Ngày 4-9-2013, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội cũng có quyết định thanh kiểm tra việc sử dụng thẻ BHYT tại Trung tâm 115. Đến ngày 22-11, kết thuốc đợt thanh tra, Bảo hiểm xã hội đã phát hiện có thêm 16 trường hợp bệnh nhân khác bị dược sĩ Lê Thị Thu Hương lợi dụng thẻ BHYT để rút ruột tiền thuốc. Như vậy, tổng số có 49 thẻ BHYT đã bị nhân viên của Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội lợi dụng, ký khống nhằm mục đích trục lợi quỹ BHYT. Tổng số tiền mà họ rút ruột được từ quỹ BHYT lên tới 19 triệu đồng, trong đó có gần 16 triệu là tiền thuốc và hơn 3 triệu tiền công.
Ông Nguyễn Việt Cường cho biết thêm, Ban lãnh đạo Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc đã có bản kiểm điểm trách nhiệm cá nhân trong việc để xảy ra sai phạm nói trên và tự kiểm điểm trước lãnh đạo Sở Y tế. Dược sĩ Lê Thị Thu Hương cũng đã có bản tường trình, thành khẩn nhận sai phạm và lý giải việc chị này làm khống hóa đơn lĩnh thuốc nhằm mục đích đem về nhà sử dụng. Theo thẩm quyền xử lý sai phạm được phân cấp, Trung tâm 115 đã họp, lấy ý kiến trong đơn vị và đưa ra biện pháp xử phạt đối với dược sĩ Lê Thị Thu Hương là 6 tháng không được tăng lương và bị điều chuyển công tác. Dược sĩ này cũng đã thực hiện biện pháp khắc phục là nộp lại toàn bộ số tiền rút ruột được từ tiền thuốc BHYT nói trên vào quỹ đơn vị.
Ngoài dược sĩ Lê Thị Thu Hương, có 7 nhân viên khác của Trung tâm 115 có liên đới trong vụ việc, đó là 7 bác sĩ đã ký khống vào hóa đơn thuốc để giúp dược sĩ Hương được lĩnh thuốc. Các bác sĩ này lý giải việc họ ký khống như vậy là vì cả nể khi đồng nghiệp nhờ chứ không phải vì mục đích trục lợi cá nhân.
Ông Trần Ngọc Tụ, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm, sau khi Sở Y tế có thông báo kết luận thanh tra, trong buổi kiểm điểm trước lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội là ông Trần Văn Nam đã thừa nhận trách nhiệm của mình. Cụ thể là không quản lý, kiểm soát được chặt chẽ nhân viên và công việc ở đơn vị "trong lúc sức khỏe yếu" và xin được nghỉ hưu trước tuổi.
Ông Trần Văn Nam đã xin đi giám định sức khỏe, được kết luận là sức khỏe bị suy giảm trên 61% nhưng do có liên quan đến vụ việc nói trên nên hiện vẫn chưa được giải quyết cho nghỉ hưu. Mặc dù trên danh nghĩa vẫn đang đương chức là Giám đốc Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 Hà Nội nhưng vì lý do sức khỏe nên suốt từ đầu năm 2014 đến nay, ông Trần Văn Nam đã ủy quyền phụ trách hoàn toàn đơn vị cho Phó giám đốc Nguyễn Văn Chánh.
Tuy Sở Y tế Hà Nội không đưa ra đánh giá về mức nghiêm trọng của vụ sai phạm này nhưng với diễn biến cụ thể, chỉ trong vòng 6 tháng nhân viên của Trung tâm 115 đã rút ruột quỹ BHYT đến 19 triệu đồng, nhiều ý kiến cho rằng vụ sai phạm này nghiêm trọng không hề kém vụ nhân bản xét nghiệm tại Bệnh viện Hoài Đức. Đặc biệt, 2 vụ sai phạm nghiêm trọng nói trên xảy ra cách nhau không lâu cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng và trách nhiệm quản lý của ngành y tế Hà Nội.
Theo ANTD
Người Việt chưa tin thuốc nội Tại các bệnh viện tuyến trung ương, tỷ lệ thuốc nội được kê chỉ khoảng 12%, tuyến huyện cao nhất 62%. Lý do vì số thuốc thiết yếu chưa nhiều, niềm tin của người sử dụng với thuốc nội chưa cao, tâm lý sính ngoại... Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện cả nước...