Yêu đương có thể nghèo nhưng hôn nhân thì không: Trai giàu và trai nghèo lại khiến hội con gái chia phe
Yêu là chuyện của 2 người còn kết hôn lại liên quan đến nhiều người. Bởi vậy mà yêu đương và kết hôn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Khi bắt đầu yêu đương, chắc chắn ai cũng mong sẽ có một cái kết viên mãn, hạnh phúc là được sống trọn đời bên người mình yêu. Nhưng đương nhiên, để đến kết quả này, cặp đôi nào cũng phải qua quá trình tìm hiểu về cả mặt tính cách và rất nhiều đặc điểm khác, trong đó có kinh tế.
Bởi một lẽ đơn giản, kết hôn là chuyện cả đời mà một đời thì rất dài. Người ta sẽ không thể sống trọn đời trong một căn hộ đi thuê hay để con cái phải lớn lên trong cảnh nghèo đói. Thế nên mới có nhiều người cho rằng hôn nhân nhất thiết phải có tiền. Nhưng ngược lại, không ít người lại giữ vững quan điểm “Một túp lều tranh, hai trái tim vàng”. Với họ, chỉ cần vợ chồng yêu thương nhau, chắc chắn sẽ vượt qua mọi khó khăn.
(Ảnh minh hoạ)
Cũng chính vì vậy, topic “Yêu đương có thể nghèo nhưng hôn nhân thì không” đang nhận được rất nhiều những lời bàn tán rôm rả của dân mạng. Nhiều người đồng tình với quan điểm này:
Moon LD: Quan trọng là mình phải có tiền và đối phương cũng vậy. Lúc đấy mới được tôn trọng còn không thể nữa thì ở 1 mình đi, 1 mình cũng vui mà.
Bảo Khanh: Nếu kinh tế không vững thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân sau này. Bản thân còn chưa lo nổi, huống chi muốn đem lại cuộc sống đầy đủ cho cô ấy?
Nguyễn Hoàng Oanh: Chính vì thế mà mình luôn có suy nghĩ là mình cần phải nỗ lực hết mình, càng cố gắng càng tốt, chỉ như vậy mới giúp mình tìm được một người chồng cũng luôn biết phấn đấu và đi lên, ổn định về mặt kinh tế. Mây tầng nào thì gặp tầng đấy, nếu mình muốn người ấy tốt, việc đầu tiên là mình phải tốt! Mà nếu chưa gặp được người như ý cũng không sao, càng cố gắng càng chứng tỏ được bản thân, độc lập về tài chính và lo cho bố mẹ, cũng tốt thôi.
Thùy Linh: Kết hôn là chuyện cả đời mà, không có tiền dễ xảy ra mâu thuẫn lắm. Giờ ít có chuyện một túp lều tranh hai quả tim vàng lắm, làm gì nghèo mà cứ vui vẻ được.
Lữ Kim Yến: Đúng rồi. Yêu đương là chuyện của hai người, khổ hay không đều là hai người cam tâm tình nguyện. Còn kết hôn là chuyện cả đời, hai người không có tiền, vậy muốn con của hai người sau này cũng khổ như hai người sao?
(Ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng để hôn nhân bền chặt thì cả hai người phải cùng cố gắng vun vén. Bởi đôi khi, tiền không phải là tất cả mà quan trọng là sự thấu hiểu, sẻ chia và tình cảm của cả hai dành cho nhau:
Mai Phương: Mình lại thấy nực cười, bộ bạn gái không biết đứng ra phụ giúp với bạn trai sao? Nếu là kết hôn thì nên đồng vợ đồng chồng, cả hai vợ chồng cùng chung tay kiếm tiền xây dựng tổ ấm mới được, ai đời lại cứ phải dựa vào chồng, dù có cưới được chồng giàu nó cũng khinh cho.
Trần Nguyễn Khánh Uyên: Sao không phải anh góp 1 nửa, em góp 1 nửa? Tự bản thân mình dù nam hay nữ cũng phải lo được cho bản thân mình hẳng nghĩ kết hôn, mà kết hôn phải dựa trên tinh thần bình đẳng chứ? 2 người chọn sống chung với nhau chứ có phải anh chọn bao nuôi em tới chết đâu?
Khánh Huỳnh: Ai cũng đòi có chồng cầu tiến, ước mơ, có sự nghiệp đàng hoàng, có nhà bla blabla. Vậy mấy chị có không mà đòi mấy anh có? Mình thấy con gái bây giờ không nhiều người có nhà riêng, mà có nhà riêng cũng là do bố mẹ lo cho. Khi nào mấy chị tự đạt đủ mấy tiêu chí mấy chị đưa ra cho bạn trai đi rồi lúc đó mới bắt đầu tìm.
Nguyễn Bảo Ngọc: Đàn ông nghèo không đáng sợ. Đáng sợ là bên cạnh có một người phụ nữ chỉ biết trông chờ vào đàn ông, không biết phấn đấu chung hay gì?
Còn bạn, suy nghĩ của bạn về chuyện này thế nào?
Dùng chiêu bài 'đẹp trai không bằng chai mặt'" người đàn ông tạo nên cuộc hôn nhân "thần kì"
"Bố mình chiều mẹ mình làm. Làm gì cũng một câu vợ, hai câu vợ. Ở ngoài, bố làm sếp 'đao to búa lớn' nhưng về nhà là xắn quần xắn áo làm hàng với mẹ đến nửa đêm", Phương Anh kể.
Đôi khi nghe "phụ huynh" kể về câu chuyện "tán gái" ngày xưa chắc hẳn nhiều thanh niên bây giờ phải cảm thấy thán phục. Bởi những bậc làm cha, làm mẹ vì tình yêu mà có thể làm nên những chuyện liều lĩnh chẳng ai ngờ tới.
Mới đây, cô gái Trần Phương Anh đã kể câu chuyện về tình yêu của bố mẹ. Đọc xong nhiều người phải xuýt xoa, ước ao có được một người chồng nịnh vợ, yêu vợ như bố cô.
"Nằm vạ" ở nhà người ta đến khi được chấp nhận mới thôi
Bố Phương Anh tên Toàn, sinh năm 1968. Mẹ cô là Hảo, ít hơn chồng 4 tuổi. Gia đình Phương Anh hiện sinh sống và làm việc tại Hải Phòng.
Phương Anh kể: "Bố mẹ mình cưới nhau 29 năm trước. Thi thoảng, bố mẹ vẫn kể về những tháng ngày năm xưa đó họ làm sao lại quen biết rồi yêu nhau. Bố là người quận Lê Chân, thường sang Kiến An lấy thịt nên biết mẹ. Gặp mẹ, thấy xinh đẹp quá nên bố 'đổ' luôn.
Sau này chắc chẳng biết làm cách nào để tán tỉnh được thành công, ông dùng chiêu bài 'ăn vạ'. Cứ 12 giờ trưa hàng ngày bố đến nhà ông ngoại nằm lỳ tới tối. Ai mà ngờ, cách này lại hiệu quả.
Thời gian đầu, mẹ thấy bố như vậy cũng cáu: 'Ơ cái ông này hay nhỉ?'. Sau đó mẹ dần quen, hôm nào bố sang muộn là mẹ lại đứng ngóng: 'Ủa, hôm nay không sang à'. Bố đã mạnh dạn dùng chiêu bài 'đẹp trai không bằng chai mặt' vậy đó".
Khi ấy, mẹ Phương Anh cũng thuộc nhóm những người có nhan sắc xinh đẹp. Đen đủi thay, bố cô lại nghèo nhất, xấu nhất trong hội theo đuổi mẹ. Nhưng cuối cùng, suốt gần cả năm ròng "nằm vạ" như thế, bố cô thành công "rước nàng về dinh". Ngày cưới, mẹ Phương Anh mới 20 tuổi.
Bố mẹ Phương Anh trong ngày cưới.
Thời điểm đó, cả nhà nội và nhà ngoại Phương Anh đều vất vả nên đám cưới tổ chức khá bình thường. Những năm tháng đầu hôn nhân của hai bố mẹ rất khó khăn.
" Mình nghe kể thì biết hồi đó cuộc sống chẳng dễ dàng gì. Người bình thường đi lên từ 'bàn tay trắng'. Bố mẹ mình chắc phải từ 'bàn tay âm' mất. Ngày đó bố cũng chưa phải người có công việc gì. Ông cũng làm bảo vệ, coi xe, làm việc xa nhà.
Sau này, bố muốn để vợ con đỡ khổ nên học hành, lấy bằng Thạc sĩ Luật và từng bước xây dựng sự nghiệp. Phải đến 10 năm sau khi cưới nhau, bố mẹ mới mạnh dạn xây nhà riêng. Thật sự cũng khâm phục mẹ, mẹ đã chọn sát cánh bên bố ngay cả khi ông không có gì trong tay", Phương Anh tâm sự.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng tình cảm của bố mẹ vẫn là điều khiến Phương Anh vô cùng hâm mộ.
Hình ảnh bố mẹ Phương Anh khi còn trẻ.
Ông chồng "chỉ biết người phụ nữ duy nhất là vợ mình"
Hiện tại, bố Phương Anh là người có sự nghiệp. Khi ra ngoài, ông có thể được người người trọng vọng nhưng về nhà, bố cô vẫn "vợ là nhất", lời nói của vợ mới quyền lực nhất nhà.
Phương Anh tâm sự: "Bố mình chiều mẹ mình làm. Làm gì cũng một câu vợ, hai câu vợ. Ở ngoài, bố làm sếp 'đao to búa lớn' nhưng về nhà là xắn quần xắn áo làm hàng với mẹ đến nửa đêm. Đi đâu, hai bố mẹ cũng nắm tay nhau rất chặt. Họ cũng không ngại ngần thể hiện tình cảm đâu và những ngày lễ phụ nữ, chẳng bao giờ bố quên mua quà tặng mẹ".
Là người đàn ông hơn 50 tuổi nhưng với vợ, bố Phương Anh cũng chỉ như chàng trai đang yêu thôi. Ông cũng có những lúc lúng túng, ngại ngần chẳng biết chuộc lỗi thế nào vì bị vợ giận dỗi.
"Có lần mẹ giận bố, bố cứ đắn đo mãi chẳng dám lên phòng vì sợ mẹ cáu. Bố ở dưới tầng lau nhà chục lần, sàn nhà bóng soi gương được thì thôi. Hết việc để làm, bố lại ra đánh rửa vỉa hè. Sau đó biết tránh mãi không ổn, bố bê cơm lên tầng nịnh mẹ. Nịnh vợ chính là một chiêu bài mà bố không ngại dùng đi dùng lại", Phương Anh chia sẻ.
Bố chính là hình tượng về mẫu đàn ông lý tưởng mà Phương Anh muốn đồng hành trong cuộc sống hôn nhân. Theo cô, có một người như thế ở bên thì đã là một điều hạnh phúc.
"Bố nghiện hơi mẹ lắm, cứ tối xem phim mà không có mẹ ở bên xem cùng là không yên đâu. Mẹ đang ngồi nói chuyện với mình nhưng bố chẳng quan tâm, cứ gọi xuống: 'Vợ ơi lên xem phim đi muộn rồi'. Bố mẹ bên nhau gần 30 năm, lúc nào cũng ngọt ngào như thế khiến mình cũng thấy ngưỡng mộ vô cùng", Phương Anh kể thêm.
Theo Phương Anh, bố cô cưng vợ đã đành, mẹ cô cũng thuộc kiểu người khiến người ta phải nể phục yêu thương. Bà quán xuyến hết mọi chuyện trong nhà, lại giỏi giang, khéo léo, đối nội đối ngoại đều ổn thỏa hết cả.
Phương Anh chia sẻ: "Nói bố chiều mẹ chứ thật ra là hai ông bà chiều chuộng nhau đấy. Bình thường mình thích cái gì mà mẹ ngăn cản, không cho mua thì mình thường bảo: 'Cái này bố thích lắm mẹ ạ' là kiểu gì mẹ cũng nghĩ lại. Con cái trở thành những người được ăn ké đấy chứ".
Trong gia đình Phương Anh, dường như chuyện chiều vợ đã trở thành một nét truyền thống khi ông nội, bố, cho đến anh trai cô đều như vậy cả. Những người đi trước truyền lại kinh nghiệm cho người sau như một cách giữ gia đình hạnh phúc.
Bố mẹ Phương Anh chẳng ngần ngại thể hiện tình cảm.
"Bố mẹ mình hầu như chẳng bao giờ cãi nhau. Khi tranh luận vấn đề nào đó mà thấy hơi to tiếng là bố đổi hướng luôn rồi lại nịnh mẹ ngay. Nhiều lúc mẹ cũng bảo với mình là sau này hôn nhân hạnh phúc được như mẹ là ổn nhất. Mẹ mãn nguyện với cuộc sống hiện tại đang có rồi", Phương Anh tâm sự.
Nịnh vợ - nghe thì đơn giản nhưng làm được đâu phải dễ dàng gì. Nó còn bao gồm cả sự yêu thương, trân trọng của đàn ông dành cho người phụ nữ cùng kề vai, sát cánh với mình vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời. Bởi vậy, ai muốn có một cuộc hôn nhân bền chặt, hạnh phúc hãy thử dùng qua bí quyết của bố Phương Anh xem sao nhé!
An Thanh
Đàn ông đừng ngại đến với đàn bà một đời chồng, bởi vì ở họ có những điều này Đàn bà từng thất bại trong hôn nhân dĩ nhiên sẽ có kinh nghiệm trong chuyện gia đình. Từ chuyện quá khứ, đàn bà một đời chồng sẽ biết cách trân trọng hiện tại và giữ gìn hạnh phúc quý giá mà mình có được. Đàn ông nhiều khi yêu thương một người thật lòng nhưng lại ngại tiến đến hôn nhân bởi...