Yêu du lịch từ trẻ, đến khi về già, cặp vợ chồng 73 tuổi vẫn rủ nhau đi xuyên Việt, vòng quanh Đông Nam Á
Đôi vợ chồng U75 có tình yêu mãnh liệt với du lịch, 15 năm qua cùng nhau vi vu đến mọi miền đất nước, sang cả Lào, Campuchia, Myanmar…
Vợ chồng ông Mong Phước Minh có một chiếc xe máy đã 30 tuổi để phục vụ cả hai trên những chuyến đi xa. Thế nhưng gần đây, ông năm nay đã 73 tuổi đã hì hục tự chế một chiếc giường sắt đặt vào băng ghế sau của chiếc ô tô 7 chỗ mới mua.
“Năm nay, vợ chồng tôi dự định đi lại cung đường 4.000 km từ Long Xuyên lên Sài Gòn, Đà Lạt, Kon Tum, sang Lào, Campuchia rồi về lại An Giang – cung đường của chuyến phượt đầu tiên bằng xe máy cách đây hơn 9 năm”, người đàn ông từng làm giảng viên Đại học Cần Thơ nói.
Hai ông bà sắm một chiếc ô tô 7 chỗ để phục vụ cho những chuyến đi xa
Cả hai đều có ‘máu vi vu’ thời trẻ nhưng mãi đến năm 2011, cặp vợ chồng mới bắt đầu lên kế hoạch ‘đưa nhau đi trốn’. Ông Minh chia sẻ năm đó, ông cùng nhóm bạn chuyên nhiếp ảnh bàn nhau phượt sang Lào và Campuchia bằng xe máy, nhưng đến phút chót mọi người lại bỏ cuộc. Vì vậy, bà Nguyện Thị Ngọc (69 tuổi) đã nói với chồng: “Không có ai thì hai tụi mình tự đi”.
Cứ như vậy, hai ông bà đã có chuyến đi xuất ngoại lần đầu tiên bằng xe máy, trước đó cặp vợ chồng còn thử sức với một vài chuyến đi ngắn ngày. Cuối tháng 3/2021, ông Minh và bà Cúc chính thức lên đường bằng chiếc xe máy Deahan mua từ năm 1990.
Đi đường xa bằng xe máy như thế này là khá vất vả, nhưng đam mê cháy bỏng với du lịch của hai ông bà đã khiến nhiều người ngưỡng mộ. Từ cửa khẩu Bờ Y, Kon Tum để đến trung tâm tỉnh Attapeu (Lào), ông bà đã vượt đoạn đường hơn 120km. “Có những lúc thấy cảnh đẹp, hai người đã cùng thốt lên ‘đã quá’ mà không biết quãng đường còn rất xa”, ông Minh hồi tưởng.
Sau thành công của chuyến đi này, ông Minh lại rủ vợ phượt sang Camphuchia, Thái Lan và Myanmar nhưng bà Cúc nói: “Có cách đi nào mới lạ hơn không?”. Ông liền mua hai chiếc xe đạp để có thể đến đó đạp lòng vòng tham quan.
Ông Minh mua ngay 2 chiếc xe đạp khi Cúc nói: “Có cách đi nào mới lạ hơn không?”
Đi từ Thái Lan sang Myanmar phải đi bằng xe máy nhưng ông bà nghĩ ra cách ‘vượt biên’ bằng xe khách cho giống như dân địa phương. Khi đến cầu biên giới hai nước, họ thuê người vác hộ đồ qua cầu. “Thấy bà xã đi trước lỉnh kỉnh đồ đạc, bỗng dưng thấy thương bả ghê”, ông Minh cười kể.
Cả hai vẫn cứ đi phượt từ đó, và mãi đến 2015, ông bà mới quyết định có một chuyến xuyên Việt. Chuyến này thì đỡ vất vả hơn vì cả hai đã biết dùng Google map phục vụ cho việc di chuyển. Chồng lái xe, vợ tra bản đồ và chỉ đường, phối hợp ăn ý. “Đôi khi bản đồ cũng chỉ sai khiến hai người phải mất thời gian hỏi người dân để quay lại. Đôi khi ổng muốn rẽ nhưng vì bản đồ chỉ đi thẳng nên hai người cãi lộn”, bà Cúc kể.
Ông bà chia sẻ một kỷ niệm thú vị, năm họ đi xuyên Việt, đến tỉnh Bắc Ninh thì trời đã tối, mà còn gặp mưa nên vợ chồng ông không còn lựa chọn, đành nghỉ tại nhà nghỉ nhỏ ở ven đường. Lúc vào thì toàn thành niên, vẻ mặt ‘rất khác thường’ nên cảm thấy bắt đường. Ông bà ở trên phòng, soạn đồ đạc thì nghe thấy tiếng la hét, chạy ầm ầm bên ngoài thì chột dạ, “Chúng tôi nghĩ chắc vào trúng địa điểm tụ họp của mấy người ‘ngáo đá’ rồi. Tưởng tượng cảnh nửa đêm bị cướp nên lo lắm. Vợ chồng bàn nhau vơ hết đồ đi một mạch xuống trả phòng kiếm nơi khác nghỉ”, ông Minh kể. Nhưng lúc dắt xe đi khỏi nhà nghỉ thì thấy mấy cậu thanh niên đang xem bóng đá, đội Việt Nam nên hò hét. Còn lúc ông bà ra đường thì thấy mọi người chạy xe đông nghịt, cầm cờ, vỗ tay ăn mừng. “Nghĩ lại thật mắc cười, hai người già này đa nghi quá”, bà Cúc nói.
Sau những chuyến đi thành công, ông bà quyết định chơi lớn với tọa độ siêu xa, nửa vòng trái đất là đất Mỹ. Đây là chuyến đi bụi bằng tàu hỏa và xe buýt xuyên nước Mỹ, “Có những chặng phải dừng lại hai ba trạm để đổi xe, đổi tài xế, chúng tôi phải bám những người đi cùng mình để đi theo vì sợ nhầm chuyến. Sau chuyến đi đó tôi mới phục tài nghe và nói tiếng Anh của vợ”, ông Minh kể.
Những chuyến đi phượt đầu tiên, bà Cúc thường mang theo nhiều quần áo đẹp như vài đôi giày, nón, khăn quàng đẹp để diện và chụp hình. Tuy nhiên, càng đi nhiều, bà chỉ mang theo bộ đồ đơn giản và thiết yêu nhất. Tinh thần du lịch của hai vợ chồng này là tiết kiệm, tìm được những nhà nghỉ rẻ tiền, sạch sẽ, có máy lạnh để nghỉ ngơi thoải mái.
Tuy nhiên, đôi khi đi xa thì lại nhớ nhà, “Hồi chưa dùng mạng xã hội, mỗi chuyến ra nước ngoài tôi thường tranh thủ viết email gửi về cho các con. Có khi mải chơi và ham vui quá quên mất các con đang lo. Đọc email của tụi nó trông ngóng mình mà chảy nước mắt. Hai người già này thích đi, nhưng vẫn luôn coi nhà và quê hương là nơi muốn về nhất”, ông Minh tâm sự.
Vợ chồng Đan Trường và con trai đi du lịch ở đảo Catalina
Trở về Mỹ bên gia đình nhỏ, Đan Trường và vợ đã đưa con trai đi du lịch ở đảo Catalina
Thời gian qua, Đan Trường dành nhiều thời gian làm việc ở Việt Nam làm việc, còn vợ và con trai đang sống tại Mỹ. Sau khi đã chu toàn được công việc trong nước, Đan Trường đã thu xếp trở về Mỹ chăm sóc gia đình nhỏ vào đầu tháng 6.
Vợ chồng Đan Trường và con trai đi chơi ở đảo Catalina
Giữa tháng 6, Đan Trường và Thủy Tiên dành thời gian để dẫn Thiên Từ đi chơi xa. Đây là chuyến du lịch đầu tiên của cả nhà sau đại dịch Covid-19. Gia đình Đan Trường đã chọn đảo Catalina để tận hưởng mùa hè. Đảo Catalina nằm khoảng 20 dặm ngoài khơi bờ biển Nam California, có khí hậu lý tưởng để thư giãn, trải nghiệm và các điểm tham quan, mua sắm, ăn uống và giải trí.
Mathis Thiên Từ tỏ ra rất phấn khích với chuyến đi chơi xa. Từ sân bay, cậu bé nghịch ngợm nằm lên vali và dùng chân để đẩy thay vì đi bộ như bố mẹ. Đến khu du lịch, quá hứng thú dù không biết đường, cậu bé 4 tuổi đẩy vali đi thật nhanh khiến mẹ phải hô lớn gọi quay lại. Buổi tối, gia đình dùng bữa tối ngoài bờ biển, cậu bé trong mặc bộ đồ Pokemon khá ngộ nghĩnh, được mẹ nhắc tập trung ăn uống.
Trước đó, trong những ngày đầu trở về Mỹ, Đan Trường và vợ thu xếp đưa con đi chợ để sắm đồ. Mathis bản tính nghịch ngợm luôn bày trò khi đi cùng bố mẹ. Thay vì đi bộ, cậu bé đu lên xe đẩy khiến Thủy Tiên phải nhắc nhở, rồi chạy đến sờ mò, chỉ trỏ các vật dụng khi bố mẹ đang xem đồ. Với niềm đam mê với ô tô, cậu bé bị thu hút bởi những chiếc xe lớn và không ngại tìm cách mở cửa xe mẫu dù đang có người thử lái khiến bố phải nhắc không được mở cửa xe.
Vợ chồng Đan Trường và con trai đi mua đồ.
Khi ở chợ, Đan Trường muốn chụp hình với con trai nhưng Mathis tỏ vẻ không thích. Anh đưa điện thoại lên trước mặt cậu bé nhưng lại nói đã tắt camera và Đan Trường quay ngược màn hình để quay luôn vợ của mình. Cả gia đình cười vui vẻ khi đi chợ cùng nhau.
Đan Trường và vợ cũng dành thời gian đưa Thiên Từ lên núi để chơi và ngắm cảnh. Con trai nam ca sĩ rất thích thú với chiếc kính viễn vọng và bể cá vì có nhiều loại động vật mà bé yêu thích.
Sau chuyên du lịch ở đảo Catalina vài ngày, cả gia đình đã trở về nhà với cuộc sống thường nhật. Bà xã của Đan Trường là một doanh nhân bận rộn nhưng rất chu toàn công việc gia đình. Chị cho biết chuẩn bị khai trương tiệm bánh mới của gia đình.
Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ việc về quê, cải tạo nhà cổ 700m2 thành không gian sống giữa thiên nhiên đẹp như tranh vẽ Tuy cuộc sống nửa thành thị, nửa nông thôn không đem lại nhiều tiền, đôi vợ chồng này vẫn cảm thấy hài lòng khi được làm điều mình muốn. Thạch Hạo Nam (31 tuổi) từng học thạc sĩ tại ĐH Bắc Kinh, chuyên ngành kiến trúc và thiết. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp, anh ở lại thành phố hoạt động trong lĩnh...