Yêu con gái xứ Nghệ, yêu luôn món cháo lươn trứ danh
Cứ mỗi lần về Nghệ An là tôi cứ phải thưởng thức cho bằng được cháo lươn. Lươn đồng nấu cháo là ngon nhất vì giữ được vị ngọt tự nhiên, dai và thơm. Đặc biệt, phải có hành lá và rau răm để khử mùi tanh của lươn và cân bằng tính hàn – nhiệt.
Bát cháo lươn mà tôi được ăn ngày ra mắt
Tôi sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình nhưng có nhiều nhân duyên với mảnh đất Nghệ An. Quê ngoại tôi ở Vinh, tôi cũng trót đem lòng thương cô gái Nghệ dịu dàng, chịu thương chịu khó. Nhờ vậy mà tôi cũng có dịp thưởng thức nhiều món đặc sản của miền đất này, trong đó có món cháo lươn thơm ngon trứ danh.
Món cháo lươn đặc biệt một phần cũng vì đây là món ăn kỷ niệm ngày đầu ra mắt bố mẹ người yêu của tôi.
Còn nhớ hôm đó là ngày 22 Tết, trời đổ mưa bụi, lạnh thấu xương. Từ Đồng Hới ra Vinh 4 – 5 giờ đồng hồ, lúc đến nhà người yêu cũng vừa đến bữa nên cái bụng tôi bắt đầu “biểu tình”.
Thế nhưng các bạn biết “thủ tục” lần đầu ra mắt gia đình, dù có bỡ ngỡ đến mấy, và đặc biệt là đói đến mấy, cũng phải chào hỏi các bậc phụ huynh sao cho ấn tượng đã.
Và rồi, việc gì đến cũng đến, “bố mẹ vợ” đãi, thay vì đãi chàng rể tương lai cơm, thì đãi món cháo lươn, cũng là món mẹ nấu ngon nhất.
Nhìn bát cháo lươn hãy còn nóng bốc khói nghi ngút, tôi không kìm được lòng mình. Rồi mùi gạo quê thơm phức quyện lẫn với mùi hạt tiêu, mùi rau răm, mùi ớt cay nồng nàn cứ thế “tấn công” mọi giác quan của tôi. Tôi tần ngần nuốt nước bọt, còn cái bụng như bắt được nhịp lại sôi lên ùng ục.
Video đang HOT
Quên đi cái ngại ngần tôi xì xụp những bát cháo lươn ngon lành và thoải mái như chính ở nhà mình. Và cảm nhận được cái ngon đặc biệt của tô cháo lươn, có vị thanh thuần tự nhiên của cháo, vị béo ngọt đậm đà và dai dai của lươn xen lẫn vị ớt cay xè, vị tiêu cay nồng và rau thơm cay the mát…
Tôi cũng kịp ghi lại bí quyết nấu món cháo lươn từ “mẹ vợ” để chia sẻ cho những ai muốn nấu món cháo lươn “chuẩn vị” xứ Nghệ. Nghe chừng có vẻ đơn giản nhưng để nấu cháo lươn ngon không hề dễ dàng. Phải thật tỉ mỉ và khéo léo lắm mới có được một bát cháo lươn thơm ngon đúng chuẩn.
Lươn tách thịt và đem xào với gia vị
Để nấu cháo lươn ngon thì quan trọng nhất là phần cháo và phần lươn. Để cháo ngọt và ngon hơn thì ninh với nước xương (bò hay heo đều được). Gạo nấu cháo không nên chọn loại dẻo quá vì nấu dễ chị cháy nồi làm mất mùi vị của cháo.
Nếu muốn cháo dẻo và thơm hơn thì cho thêm chút gạo tám là được. Canh cho đến khi hạt gạo mềm hẳn nhưng không bị vụn, cháo cũng không được đặc quá hay loãng quá.
Lươn đồng nấu cháo là ngon nhất vì giữ được vị ngọt tự nhiên, dai dai và thơm. Lươn cũng nên chọn loại con vừa không nên to quá. Quan trọng nhất là phải xử lý mùi tanh, vì nếu không khéo sẽ rất khó ăn.
Vì vậy trước tiên lươn phải được làm sạch nhớt bằng cách ngâm với tro bếp. Sau đó đem lươn luộc chín với chút muối rồi tách xương, gỡ thịt. Phần xương đem bỏ vì có mùi tanh, lại dễ bị hóc khi ăn.
Phần thịt sẽ được xào với hành tăm phi thơm, thêm ít dầu điều (hoặc nghệ) để tạo màu và các gia vị vừa miệng. Lúc nào ăn mới đem bỏ trực tiếp vào bát cháo tùy thích ít hay nhiều.
Đặc biệt, một bát cháo lươn ngon tròn vị không thể thiếu hai thứ rau thơm là hành lá và rau răm. Hai thứ rau này không chỉ làm tăng hương vị mà còn có tác dụng khử mùi tanh của lươn và cân bằng tính hàn – nhiệt của món cháo.
Như một thói quen, cứ mỗi lần về Nghệ An là tôi cứ phải thưởng thức cho bằng được một tô cháo lươn. Đôi khi theo các công trình đây đó, nhớ bát cháo lươn nóng hổi tôi cũng phải tìm ăn cho bằng được. Nhưng có lẽ không đâu ngon và đặc biệt bằng cháo lươn Nghệ An, cháo lươn “mẹ vợ” của tôi nấu.
Mà gần đây tôi mới biết không chỉ có tôi thích cháo lươn Nghệ An đâu mà nhiều người nổi tiếng trong showbiz hay các vị nguyên thủ quốc gia cũng đều rất “ưng” cái món này. Cũng như tôi, về xứ Nghệ chắc chắn phải kiếm một bát cháo lươn nóng hổi để ăn cho đã cái thèm.
Vì vậy nếu có dịp ghé xứ Nghệ bạn hãy thưởng thức món cháo lươn “trứ danh” nhé. Và biết đâu đấy, nhân duyên lại sắp đặt cho bạn một cô gái Nghệ xinh xẻo, chịu thương chịu khó như tôi vậy!
Theo Tuoitre
Cơm chín nhưng không thơm, mách bạn vài mẹo nhỏ đảm bảo hương thơm bay tận đầu ngõ, ngửi đã muốn ăn ngay
Với sự trợ giúp của nồi cơm điện thì việc nấu cơm quả là điều đơn giản. Tuy nhiên, để cơm ngon thì cần có bí quyết đấy! Các mẹ hãy học ngay mẹo nấu cơm cực đỉnh sau đây!
1. Ngâm gạo trước khi nấu
Sau khi vo gạo xong bạn nên đo lượng nước sao cho vừa đủ với loại gạo cần nấu rồi để ngâm ít nhất là 15 phút đến 30 phút, hoặc chẳng may bạn quên và ngâm lâu hơn thì cũng không sao nhé. Tác dụng của việc ngâm gạo sẽ giúp cơm nhanh chín và tơi xốp hơn.
2. Khôngvo quá nhiều
Ảnh minh họa.
Gạo trên thị trường hiện nay đã được đánh bóng nên mới có thể trắng đều, đẹp nhưng chất dinh dưỡng cũng mất đi khá nhiều. Trong quá trình rửa, chỉ nên rửa khoảng 2,3 lần là tốt nhất, không nên rửa nhiều lần để tránh mất chất dinh dưỡng.
3. Lượng nước
Lượng nước liên quan trực tiếp quyết định độ mềm và mùi vị của cơm. Các loại gạo khác nhau thì có lượng nước cũng khác nhau. Tỷ lệ gạo và nước thông thường là 1:1.5. Nếu vượt quá tỷ lệ này thì cơm sẽ nhão, mà ít hơn thì cơm sẽ khô cứng.
4. Thêm đá viên vào nồi cơm trước khi nấu
Sau khi vo gạo và đổ nước vào nồi, bạn bỏ thêm 2 đến 3 viên đá vào, để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu. Đá có tác dụng trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo, làm tăng độ dẻo của gạo hơn. Bỏ đá vào gạo sẽ làm tăng lượng axit amin, ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt trong hạt gạo, mang đến hương vị tuyệt vời hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho thêm một ít mật ong để cơm có mùi vị thơm ngon hơn.
5. Dùng nước trà nấu cơm
Cách làm này không chỉ khiến gạo thơm, cơm có màu sắc bắt mắt, mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Cách thực hiện cũng hết sức đơn giản: Chuẩn bị 0,5 - 0,7g lá trà, ngâm vào 1kg nước sôi từ 5 - 8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước trà đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Xe chè mè đen, đậu phộng tên... Lượm gây thương nhớ suốt 40 năm Suốt gần 40 năm qua, dù chứng kiến bao đổi thay của cuộc đời, chè Lượm vẫn gây thương nhớ với bao người bởi vị ngọt thanh và bùi bùi rất riêng. Xe chè người Hoa mở bán suốt 40 năm khiến bao người Sài Gòn mê mẩn. Cứ tầm 3 giờ chiều mỗi ngày, trước căn nhà số 27A Nguyễn Văn Đậu...