Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và không tái diễn vi phạm tương tự.
Trong cuộc họp báo chiều 3.8, trả lời câu hỏi của các phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc nhà chức trách Trung Quốc ngày 28.7 thông báo nước này sẽ tiến hành một cuộc “huấn luyện quân sự” trên Biển Đông từ ngày 29.7 đến ngày 2.8. Khu vực thông báo tập trận bao trùm một phần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và không tái diễn vi phạm tương tự.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh THẢO PHẠM
“Việc Trung Quốc đưa một phần của quần đảo Hoàng Sa vào khu vực tập trận quân sự ở Biển Đông từ ngày 29.7 đến ngày 2.8 đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này và đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, bà Hằng nhấn mạnh.
Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Trước đó, Cục An toàn hàng hải Trung Quốc cho biết, nước này sẽ tiến hành huấn luyện quân sự ở Biển Đông từ ngày 29.7 đến ngày 2.8, trên một khu vực rộng lớn bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Grab nói gì về bản đồ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông?
Thông tin bản đồ trong ứng dụng của Grab tại Việt Nam thể hiện sai lệch nghiêm trọng về chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông đang gây làn sóng bức xúc mạnh mẽ trên các diễn đàn.
Như Thanh Niên đã đưa tin, tối (8.4), nhiều người dùng đã phản ánh tình trạng sai lệch thông tin nghiêm trọng về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ của ứng dụng Grab. Cụ thể, đối với khu vực quần đảo Trường Sa, ngoài một số ít tên thực thể như Sơn Ca, Sinh Tồn... được thể hiện bằng tiếng Việt, thì tên các thực thể khác đều được thể hiện bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Nhiều thực thể trong số này ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Bản đồ Grab thể hiện bãi đá Chữ Thập của Việt Nam là cơ quan "huyện Nam Sa". Ảnh chụp màn hình
Trong đó, bãi đá Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam không được thể hiện bằng tiếng Việt mà chỉ được thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, tên gọi lại được thể hiện theo cách gọi phi pháp của Trung Quốc đối với bãi đá này là "đảo Mỹ Tế". Nghiêm trọng hơn, bản đồ của bãi đá này còn thể hiện rõ nội dung là "đảo Mỹ Tế - Tam Sa - Trung Quốc". TP.Tam Sa là chính quyền phi pháp do Trung Quốc lập ra để quản lý nhiều quần đảo, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tương tự, bãi Xu Bi đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép cũng được thể hiện bằng tiếng Hoa.
Không những vậy, bản đồ của Grab còn thể hiện bãi Chữ Thập (cũng thuộc chủ quyền VN nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) là "Nansha District" tức "huyện Nam Sa". "Huyện Nam Sa" do Trung Quốc tự đưa ra và đặt cơ quan hành chính tại bãi Chữ Thập để quản lý quần đảo Trường Sa.
Trao đổi với Thanh Niên trưa 9.4, đại diện Grab cho biết sau khi nhận được thông tin phản ánh từ báo Thanh Niên, phía công ty đã lập tức tổ chức cuộc họp với nhiều đơn vị cùng lãnh đạo cấp cao. Đồng thời, đang tích cực làm việc với đối tác cung cấp bản đồ (bên thứ ba) để xử lý sự việc này.
"Sự việc này hoàn toàn không liên quan đến sự tôn trọng của Grab đối với đất nước và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi tiếp nhận các ý kiến đóng góp một cách rất nghiêm túc và chân thành xin lỗi về những quan ngại có thể phát sinh. Grab Việt Nam cam kết gắn bó lâu dài với thị trường Việt Nam và luôn mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước" - đại diện Grab Việt Nam khẳng định.
Trước đó, hồi tháng 6.2022, "gã khổng lồ" gọi xe Đông Nam Á đã công bố ra mắt GrabMaps cung cấp thông tin và dịch vụ dựa trên vị trí cho tất cả các ngành dọc của Grab tại 7 trong số 8 quốc gia mà Grab hoạt động, thay vì dùng các dịch vụ của Google như Google Map hay Waze.
Tham vọng của Grab là sẽ biến GrabMaps thành một giải pháp B2B cung cấp các dịch vụ dữ liệu bản đồ cơ sở, cho phép các công ty cấp phép dữ liệu từ Grab, chẳng hạn như địa điểm, đường và giao thông và hình ảnh, được hưởng lợi từ bộ dữ liệu bản đồ mới, đang phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á với phạm vi phủ sóng từ các thành phố thủ đô đến thị trấn cấp 3.
Tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc rời khỏi vùng biển của Việt Nam Theo Bộ Ngoại giao, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam cho biết, tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển của Việt Nam. Tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc thời gian qua có hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bộ Ngoại giao khi...