Yêu cầu Trung Quốc giải trình đường 9 khúc
Tại Diễn đàn khu vực ASEAN ngày 23.7 ở Bali, Indonesia, nhiều nước yêu cầu Trung Quốc giải thích tuyên bố chủ quyền đường 9 khúc.
Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 18 (ARF 18) có sự tham dự của ngoại trưởng 10 quốc gia ASEAN và 18 nước đối tác, đối thoại. Phát biểu tại diễn đàn, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói: “Chúng tôi kêu gọi các bên làm minh bạch tuyên bố chủ quyền của mình ở biển Đông theo công pháp quốc tế phổ quát, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển”.
Tình hình biển Đông là một trong 3 vấn đề bà Clinton nêu ra tại ARF 18, bên cạnh các vấn đề bán đảo Triều Tiên và Myanmar. Đặt vấn đề biển Đông lên đầu, bà Clinton nói: “Mỹ quan ngại rằng những vụ đụng độ xảy ra trên biển Đông gần đây đe dọa hòa bình và ổn định mà toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã nỗ lực tạo dựng. Gây nguy hiểm cho sự an toàn trên biển, gia tăng căng thẳng, phá hoại sự tự do lưu thông, đe dọa quyền không bị ngăn trở phát triển kinh tế và thương mại chính đáng… là những hậu quả của những vụ việc vừa qua”.
Ngoại trưởng 10 nước ASEAN và các nước đối tác, đối thoại tham dự ARF 18 ở Bali – Ảnh: AFP
Lo ngại cho an ninh và phát triển kinh tế chung của toàn khu vực, Ngoại trưởng Mỹ nói: “Chúng tôi phản đối việc đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực của bất cứ quốc gia nào nhằm làm lợi cho tuyên bố chủ quyền của mình hoặc ngăn trở các hoạt động kinh tế chính đáng ở biển Đông”. Bà cũng tuyên bố đối với Mỹ, biển Đông là nơi “chúng tôi chia sẻ quyền lợi không chỉ với ASEAN, với các thành viên ARF, mà còn với những quốc gia biển và cả cộng đồng quốc tế”. Hướng đến lâu dài, “Mỹ khuyến khích các bên tăng cường mọi nỗ lực để đạt được một bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông có giá trị đầy đủ”.
Chúng tôi phản đối việc đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực bởi bất cứ quốc gia nào nhằm làm lợi cho tuyên bố chủ quyền của mình hoặc ngăn trở các hoạt động kinh tế chính đáng ở biển Đông
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Về phía Việt Nam, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm phát biểu: “Hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn trên biển Đông là quan tâm và lợi ích chung của khu vực và tất cả các nước”. Ông kêu gọi các bên cần phải triệt để tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông và tiến tới xây dựng bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông.
Trong khi đó, Philippines thể hiện sự bức xúc trước các hành động gây căng thẳng gần đây của Trung Quốc. Ngoại trưởng Albert Del Rosario nói: “Từ cuối tháng 2.2011 đến nay, Philippines hứng chịu ít nhất 7 lần xâm nhập hung hăng vào những vùng mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Khi Philippines phản đối thì câu trả lời nhận được luôn là lời phủ nhận, rằng không có vụ xâm nhập nào cả, bởi đường 9 đoạn của Trung Quốc bao hết cả vùng biển”.
“Philippines nói chắc chắn rằng tuyên bố 9 đoạn của Trung Quốc không có giá trị theo công pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS”, Ngoại trưởng Rosario khẳng định. Ông cũng cảnh báo: “Nếu chủ quyền của Philippines có thể bị xem thường bởi tuyên bố vô căn cứ này thì nhiều nước khác cũng nên bắt đầu suy nghĩ đến mối nguy tiềm tàng đối với quyền tự do lưu thông trên biển Đông”.
Chiều 23.7, kết thúc AMM 44 và ARF 18, Chủ tịch ASEAN Indonesia ra thông cáo hoan nghênh quyết định của Tòa án Công lý quốc tế về tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia quanh ngôi đền cổ Preah Vihear và cam kết sẽ tiếp tục đóng vai trò tham vấn trong vấn đề này. Ngoại trưởng Indonesia Natalegawa cũng ra một thông cáo 51 điểm, tóm tắt những vấn đề đã được bàn thảo tại các hội nghị kéo dài từ 19-23.7. Không có tuyên bố chung nào được đưa ra đối với ARF 18.
Đề xuất hướng giải quyết căng thẳng và ngăn ngừa nguy cơ, ông Rosario nhắc lại lập trường chiến lược 2 điểm của Philippines: Thứ nhất, phân định những cấu trúc tranh chấp với những vùng không tranh chấp trên biển Đông. Quá trình này sẽ được thực hiện bởi những chuyên gia luật biển ASEAN, vốn dự kiến gặp nhau tại Manila vào tháng 9. Thứ hai, đường 9 đoạn phải được chứng minh là phù hợp UNCLOS.
Thanh Niên đã hỏi Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia, nước Chủ tịch ASEAN 2011 và chủ nhà của đợt hội nghị này, tại cuộc họp báo chiều 23.7 về vấn đề biển Đông. Ông Natalegawa cho hay trong phiên họp kín của ARF 18, nhiều nước cũng đưa ra yêu cầu tương tự như Mỹ và Philippines đối với Trung Quốc. “Vậy Indonesia có trong số các nước đó không?”, Thanh Niên hỏi tiếp. Ngoại trưởng Natalegawa đáp: “Indonesia không đưa ra yêu cầu đó tại cuộc họp này. Tuy nhiên, đầu tháng 7.2011, chúng tôi đã đưa kiến nghị lên LHQ yêu cầu đánh giá lại những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và buộc nước này phải chứng minh các tuyên bố của mình”. Ông cũng khẳng định: “Dù không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, nhưng Indonesia mạnh mẽ phản đối đường 9 khúc của Trung Quốc và đó cũng là lập trường của cả ASEAN”.
Theo Tuổi Trẻ
Hàn Quốc, Triều Tiên gặp trực tiếp ở Indonesia
Hai nước láng giềng trên bán đảo Triều Tiên hôm nay có cuộc gặp gỡ công khai và trực tiếp hiếm hoi tại đảo Bali, Indonesia, sau một thời gian dài căng thẳng.
Thông tin này được đưa ra bởi một quan chức Mỹ tháp tùng Ngoại trưởng Hillary Clinton tới dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Bali, AFP đưa tin.
"Chúng ta sẽ được thấy sự tiếp xúc công khai đầu tiên giữa Hàn Quốc và Triều Tiên sau một thời gian dài. Điều này rất quan trọng", vị quan chức hiện chưa rõ tên tuổi nói. "Diễn biến của cuộc gặp này sẽ được công bố trong vài ngày tới".
Quan chức Mỹ này không tiết lộ về địa điểm diễn ra cuộc gặp cũng như nó được tổ chức ở cấp nào, mà chỉ cho biết đàm phán đa phương về các vấn đề của Triều Tiên sẽ không thể tiến hành trừ phi có một cuộc gặp trước đó giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Hàn Quốc, Triều Tiên không có cuộc gặp công khai nào nhiều tháng qua. Trong ảnh minh họa là binh sĩ hai bên tại khu vực phi quân sự giữa hai miền. Ảnh: AP
Sung Kim, người sắp trở thành đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, hôm qua tỏ ý nghi ngờ việc Triều Tiên sẵn sàng quay trở lại các cuộc đàm phán nghiêm túc về chương trình hạt nhân của nước này, dù Bình Nhưỡng đề nghị được đối thoại.
"Đó là lý do vì sao tôi nghĩ rằng Seoul và Washington cùng phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc quay trở lại bàn đàm phán", ông Kim, đồng thời là đặc phái viên của Mỹ tại vòng đàm phán 6 bên, nói trong một phiên điều trần của Thượng viện Mỹ về quyết định bổ nhiệm ông cho vị trí mới tại Hàn Quốc.
Triều Tiên rút khỏi vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của nước này hồi năm 2009, sau khi cáo buộc Mỹ có thái độ thù địch. Bình Nhưỡng sau đó tiến hành thử một quả bom hạt nhân. Năm 2010, Triều Tiên bị Hàn Quốc cáo buộc bắn ngư lôi làm chìm tàu Cheonan khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Bình Nhưỡng bác bỏ điều này nhưng cuối năm lại bắn pháo lên đảo Yeonpyeong của nước láng giềng, làm 4 người chết.
Triều Tiên cùng với Trung Quốc gần đây kêu gọi việc nối lại đàm phán. Tuy nhiên, Mỹ yêu cầu Bình Nhưỡng trước hết phải làm rõ cam kết đối với các thỏa thuận trước đây về phi hạt nhân hóa cũng như giảm căng thẳng với Hàn Quốc. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama mô tả chính sách của mình là "kiên nhẫn chiến lược", khi chờ đợi Triều Tiên có chuyển biến.
Theo VNExpress
Ngoại trưởng Mỹ-Triều Tiên không gặp nhau ở ARF Hãng Yonhap của Hàn Quốc ngày 21/7 dẫn phát biểu của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campell cho biết Mỹ không có ý định gặp gỡ CHDCND Triều Tiên bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) diễn ra Bali, Indonesia, cuối tuần này. Bà Hillary Clinton đặt chân tới Bali...