Yêu cầu trực xuyên đêm vận hành công trình đầu mối lấy nước đổ ải
Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) vừa yêu cầu các địa phương và công ty khai thác công trình thủy lợi bố trí lực lượng thường trực tại công trình thủy lợi đầu mối 24/24 giờ, xuyên đêm trong thời gian vận hành lấy nước đổ ải vụ đông xuân.
Đồng thời, thường xuyên kiểm tra các bờ vùng, bờ thửa để quản lý chặt chẽ nguồn nước, tránh rò rỉ, gây lãng phí.
Do ảnh hưởng của lượng mưa thấp trong mùa mưa năm 2019, các hồ chứa thủy điện ở khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ hiện ở mức trữ thấp, chỉ đạt 60% dung tích thiết kế, tương đương 9,8 tỷ m3 nước, thiếu hụt khoảng 7,0 tỷ m3 so với vụ Đông Xuân 2018-2019 và thiếu hụt từ 15-45% so với trung bình nhiều năm.
Đặc biệt, hồ thủy điện Hòa Bình có lượng trữ thấp nhất trong 30 năm qua kể từ khi đi vào vận hành khai thác. “Sau 3 đợt xả nước đổ ải như yêu cầu của Bộ NN&PTNT, chúng ta chỉ còn cỡ 10% dung tích hữu ích ở trong 3 hồ thủy điện” – ông Ngô Xuân Hải – Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết.
Đáng chú ý, mực nước tại hồ thủy điện Hòa Bình giảm từ 101,6m về 83,17m, cách mực nước chết 3,17m, dung tích còn lại 342 triệu m3, tương đương 5,7% dung tích hữu ích.
“Năm 2019-2020 lần đầu thực hiện phương án xả nước có mực nước thấp hơn các năm trước đây nên phải hết sức chú trọng giải quyết những tình huống phát sinh” – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường lưu ý các đơn vị liên quan trong công tác chỉ đạo lấy nước đổ ải, gieo cấy vụ Đông Xuân 2019-2020.
Video đang HOT
Tổng cục Thủy lợi yêu cầu trực 24/24 giờ tại các công trình thủy lợi đầu mối
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, cách đây 10 năm, thủy điện Hòa Bình chỉ xả 300m3/s thì mực nước ở Hà Nội là 2,2m. Đến nay xả 1.500 m3/s thì mực nước ở Hà Nội chỉ được 1,8m. Thực tế, tổng số giờ mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội đạt từ 2,2 m trở lên năm 2019 đạt 13,7% (năm 2018 đạt 30%, năm 2017 đạt 67%). Dự kiến, năm 2020 mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội sẽ không dâng đạt 2,2m.
Trong Công điện số 72/CĐ-TCTL-QLCT ngày 16/1 về việc chuẩn bị lấy nước Đợt 1 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2019-2020, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đốc thúc hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải toả các ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở các cửa lấy nước, hệ thống kênh trục chính; lắp đặt trạm bơm dã chiến sẵn sàng lấy nước.
Trạm bơm dã chiến Phù Sa (Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ nhiều năm qua
Tổng cục Thủy lợi yêu cầu các địa phương, công ty theo dõi chặt chẽ các thông tin liên quan đến nguồn nước, ngay khi nguồn nước cho phép, tổ chức vận hành công trình thủy lợi lấy nước để thau rửa hệ thống thủy lợi đảm bảo chất lượng nước theo quy định hiện hành.
Trữ nước vào hệ thống kênh trục, ao, đầm, các vùng trũng và đưa nước lên ruộng để phục vụ làm đất và gieo cấy, đặc biệt ưu tiên cấp nước cho các vùng khó khăn về nguồn nước.
“Lịch lấy nước có thể được điều chỉnh linh hoạt tùy thuộc tình hình thực tế, bảo đảm đủ nước phục vụ gieo cấy và tiết kiệm lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện”- Bộ NN&PTNT chỉ đạo.
Tổng cục Thủy lợi lưu ý nguồn nước sẽ bảo đảm cho một số công trình thủy lợi tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội lấy nước sớm hơn thời điểm 0 giờ 00′ ngày 20/01/2020. Vì thế, các đơn vị liên quan phối hợp với Công ty điện lực tỉnh và các điện lực huyện, thành phố để đảm bảo nguồn điện cấp cho các trạm bơm vận hành ổn định trong suốt thời gian lấy nước phục vụ gieo cấy.
Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây vụ đông, dồn điền, đổi thửa để tạo mặt bằng gieo cấy lúa, tuyệt đối không để phát sinh yêu cầu về bổ sung nguồn nước ngoài các đợt xả đã thống nhất.
Tổ chức lấy nước sớm, tích trữ tối đa
Trong thời gian lấy nước Đợt 1 sẽ bắt đầu từ 0 giờ 00′ ngày 20/01 đến 24 giờ 00′ ngày 23/01/2020 (4 ngày), mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội được duy trì trong Đợt 1 từ 1,6m trở lên.
Ngay khi nguồn nước cho phép để đưa nước lên ruộng và tích trữ trong nội đồng; vận hành tối đa phương tiện để lấy nước trong cả 3 Đợt; trong đó, Đợt 1 tăng cường việc thau chua, rửa mặn, thau rửa hệ thống thủy lợi; Đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy đồng loạt; Đợt 3 cấp nước cho các diện tích ở một số vùng khó khăn về nguồn nước, thường có tiến độ lấy nước chậm, đồng thời nước tích trữ nước phục vụ tưới dưỡng.
Theo Danviet
ĐBSCL: Đẩy nhanh xuống giống lúa đông xuân để né hạn mặn
Dự báo hạn mặn về sớm và diễn biến phức tạp nên Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương ven biển như Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng... xuống giống sớm.
Ngày 1-12, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay các tỉnh ĐBSCL bước vào cao điểm xuống giống hơn 1,55 triệu ha lúa đông xuân năm 2019-2020, với sản lượng ước khoảng 10,7 triệu tấn. Dự báo hạn mặn về sớm và diễn biến phức tạp nên Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương ven biển như Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng... xuống giống sớm.
Những ngày qua, nhiều nông dân ĐBSCL đã cơ bản xuống giống xong đợt 1 và đợt 2 với diện tích 1-1,2 triệu ha; hiện đang khẩn trương xuống giống đợt 3 từ nay đến cuối tháng 12-2019 cho những diện tích còn lại.
Theo tính toán, trong 937.000ha lúa đông xuân ở các tỉnh ven biển thì có hơn 55.000ha có nguy cơ bị hạn mặn đe dọa. Cục Trồng trọt khuyến nghị, nông dân cần chọn giống ngắn ngày, sạ sớm và theo dõi chặt diễn biến hạn mặn để ứng phó kịp thời.
Tổng cục Thủy lợi cũng lưu ý, do năm nay đỉnh lũ thấp nên khả năng mặn xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm 1-2 tháng. Dự báo, tháng 12-2019, ranh mặn 4g/lít xâm nhập vào đất liền 20-30km; sang tháng 1 và tháng 2-2020, ranh mặn 4g/lít lấn sâu vào đất liền 40-67km, cao hơn 15km so trung bình nhiều năm. Đây là phạm vi ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi. Đến tháng 3-2020, tùy thuộc vào lượng nước điều tiết từ các hồ chứa ở thượng nguồn sông Mê Công, mặn có thể giảm.
NGUYỄN THANH
Theo SGGP
Khẩn trương chống mưa bão và kiểm soát dịch bệnh tại Trung bộ Theo cập nhật cảnh báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, hiện nay vùng áp thấp ở biển Đông đang có xu hướng phát triển lên thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục phát triển thành bão, di chuyển về phía đất liền Trung bộ trong khoảng ngày 8 đến 9-11. Trong khi đó, tại...