Yêu cầu tăng cường các biện pháp đảm bảo ATGT đường sắt
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGT) vừa có công điện yêu cầu các Bộ ngành, các tỉnh và thành phố tăng cường biện pháp đảm bảo ATGT đường sắt trước những diễn biến phức tạp và tình hình tai nạn có xu hướng gia tăng.
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, riêng 9 ngày tết Nguyên đán Ất Mùi đã xảy ra 10 vụtai nạn đường sắt, làm chết 9 người, bị thương 3 người.Mới đây nhất là vụ tai nạn giao thông ngày 10/3, tại Km 639 750 (đường ngang có thiết bị cảnh báo tự động) trên đường sắt Bắc – Nam thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, tàu khách SE5 do đầu máy số hiệu D19E – 968 kéo, chạy hướng Bắc – Nam đã đâm vào ô tô đầu kéo biển kiểm soát 75C-031.99 kéo rơ móc BKS 75C – 00185 đang chở đá băng qua đường sắt, hậu quả làm 1 người chết và 3 người bị thương.
Các vụ tai nạn đường sắt xảy ra chủ yếu tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt (đường ngang), nhất là đường ngang khu vực dân sinh. Nguyên nhân gây tai nạn phần lớn do người tham gia giao thông đường bộ không chấp hành đúng các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ khi vượt qua đường sắt.
Công tác cứu hộ vụ tai nạn đường sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra ngày 10/3
Để ngăn chặn tình trạng này, bảo đảm TTATGT đường sắt, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt đi qua và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam khẩn trương chỉ đạo, thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nữa.
Với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu chỉ đạoTổng công ty đường sắt Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị khẩn trương khắc phục hậu quả vụ tai nạn, sửa chữa đường sắt bảo đảm thông tuyến trong thời gian sớm nhất; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ động viên gia đình nạn nhân tử vong và nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn.
Video đang HOT
Chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình, quy phạm an toàn giao thông đường sắt của đội ngũ nhân viên gác đường ngang; thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị an toàn trên hệ thống đường ngang; bố trí cảnh giới tại các đường ngang có tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn; tuyên truyền hướng dẫn quy tắc an toàn giao thông đường bộ khi vượt đường sắt cho người tham gia giao thông.
Bộ Giao thông Vận tải cần chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các cơ quan có liên quan rà soát các vị trí đường ngang không người gác (đường ngang cảnh báo tự động, đường ngang biển báo) để cắm biển báo hiệu phù hợp.
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền hình, phát thanh đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền,phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, nhất là quy tắc giao thông khi đi qua đường sắt và cảnh báo các nguy cơ, hậu quả tai nạn giao thông tại các đường ngang đường sắt trên phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương, qua hệ thống truyền thanh xã, phường.
Đối với Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt đi qua phối hợp Tổng Công ty đường sắt Việt Nam triển khai thực hiện các giải pháp trong Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020. Tiếp tục thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc bảo đảm TTATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép.
Các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền,phổ biến cho người dân biết quy tắc giao thông đường bộ khi vượt qua đường sắt và cảnh báo nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tại các đường ngang đường sắt nhất là đường ngang không có gác chắn trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, qua hệ thống truyền thanh xã, phường.
Cùng với đó, các tỉnh và thành phố chỉ đạo lực lượng CSGT phối hợp với Thanh tra giao thông, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nắm vững giờ tàu qua địa bàn để tăng cường công tác kiểm tra tại các đường ngang có rào chắn và thiết bị cảnh báo tự động để phát hiện, xử lý vi phạm (đóng mở chắn, hoạt động của thiết bị) và xử phạt vi phạm quy tắc giao thông khi đi qua đường sắt đối với người tham gia giao thông đường bộ.
Kiểm tra, rà soát các điểm giao cắt, tổ chức giải tỏa bảo đảm tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ, đường sắt;nâng cấp, cải tạo các đường ngang tạo bề mặt lối đi bằng phẳng, êm thuận; cắm đầy đủ biển báo hiệu, làm gờ giảm tốc trên đường bộ địa phương quản lý.
Yêu cầu đối với đường ngang không có rào chắn và thiết bị cảnh báo tự động mà có mật độ phương tiện giao thông cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tại nạn thì phải tổ chức cảnh giới, bảo đảm an toàn. Đối với các đường ngang trong đô thị đẩy nhanh việc thực hiện phương án kết nối hai hệ thống tín hiệu đường sắt và đường bộ để hạn chế ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành.
C.N.Q
Theo Dantri
15 năm nữa, đi tàu Hà Nội Sài Gòn hết 8 tiếng
Đến năm 2030, tốc độ tàu thống nhất Bắc - Nam sẽ đạt vận tốc 200km/h, sau năm 2050 sẽ là 350km/h.
Theo Quyết định điều chỉnh Chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng vừa phê duyệt, vận tải đường sắt Việt Nam sẽ phát triển qua 3 giai đoạn.
Từ nay đến năm 2020, sẽ nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có. Ưu tiên hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam để đạt tốc độ chạy tàu bình quân 80 - 90km/h đối với tàu khách và 50 - 60km/h đối với tàu hàng. Bên cạnh đó, sẽ nâng cao chất lượng vận tải các tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, Gia Lâm - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn.
Nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (đường đôi), điện khí hóa trên trục Bắc - Nam. Trong đó chuẩn bi ưu tiên xây dựng trước những tuyến có nhu cầu vận tải lớn. Đặc biệt là khu vực kết nối với Hà Nội và TP.HCM như các đoạn: Hà Nội - Vinh, TP.HCM - Nha Trang. Đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Trong gia đoạn này, vận tải đường sắt phấn đấu đáp ứng khoảng 1%-2% thị phần vận tải hành khách, 1%-3% thị phần hàng hóa; đáp ứng được khoảng 4-5% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh... Từ 2020 đến 2030, đường sắt đáp ứng khoảng 3 - 4% thị phần vận tải hành khách và 4 - 5% thị phần vận tải hàng hóa, đáp ứng khoảng 15 - 20% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.
Trong giai đoạn 2020 đến 2030, ngành giao thông vận tải triển khai xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao. Trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160km/h đến 200km/h. Hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350km/h trong tương lai.
Cả 2 giai đoạn đền nghiên cứu xây dựng các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Sài Gòn - Cần Thơ, Hải Phòng - Lạch Huyện, các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch, đường sắt nói các tỉnh Tây Nguyên với cảng biển, đường sắt Vũng Áng - Cha Lo (Mụ Giạ) để kết nối với đường sắt của Lào tại Thà Khẹt, đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh kết nối với đường sắt xuyên Á.
Đến năm 2050, đường sắt đáp ứng tối thiểu 5 - 8% thị phần vận tải hành khác và 5 - 6% thị phần vận tải hàng hóa, trên 30% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.
Phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao. Sau năm 2050, ngành đường sắt sẽ khai thác tốc độ cao tốc 350km/h, hoàn thành đường sắt Tây Nguyên, đường sắt xuyên Á, đường sắt kết nối các khu công nghiệp, cảng biển lớn.
Theo đó, với quãng đường 1.700km, sau năm 2030, đi tàu từ HN đến TP.HCM mất chỉ hơn 8 tiếng đồng hồ, sau năm 2050 chỉ mất 5 tiếng đồng hồ.
Theo Khám Phá
Hơn 10 tỷ USD hiện đại hóa đường sắt Bắc-Nam Cục Đường sắt Việt Nam vừa có tờ trình đề nghị Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt hồ sơ Quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam. Tổng vốn để cụ thể hóa các mục tiêu nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam lên tới 8,919 tỷ USD đến 10,232 tỷ USD. Diện mạo mới của ga Hà Nội Quy...