Yêu cầu sinh viên chỉ được mặc quần âu, áo phông có cổ
Nhiều trường đại học đã ra quy định đối với sinh viên trường mình về mặc đồng phục như yêu cầu sinh viên mặc quần âu, mặc áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự, không được mặc quần bò, phải đi giầy hoặc dép quai hậu…
Nhiều trường đại học nghiêm cấm sinh viên mặc quần cộc tới trường (ảnh: Một Thế Giới)
Không được mặc quần bò, nhuộm tóc…
Năm học 2014, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 yêu cầu người học khi đến trường, thư viện phải đeo thẻ, mặc trang phục tự chọn đảm bảo: lịch sự, trang nhã, gọn gàng, kín đáo phù hợp với văn hóa truyền thống của người Việt Nam; đi giày hoặc dép có quai hậu; đầu tóc phải gọn gàng, không được nhuộm tóc lòe loẹt… Nếu mặc áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự.
Trường còn đưa ra trang phục không được mặc khi đến trường, thư viện, phòng thí nghiệm và khu hành chính của trường gồm: quần lửng, quần soóc, quần áo ở nhà, quần áo không lịch sự, gây phản cảm, dép không có quai hậu.
Lãnh đạo nhà trường cho biết, nếu người học nào không mặc không đúng quy định do Ban Bảo vệ, Phòng Thanh tra trường không cho vào giảng đường, thư viện và các khu hành chính của trường.
Trong Quy chế văn hóa của Trường ĐH Y Hà Nội yêu cầu cán bộ và sinh viên (SV) chỉ mặc quần âu. Cụ thể: Đối với cán bộ viên chức phải mang thẻ viên chức do nhà trường cấp, mặc áo sơ mi, quần âu và bỏ áo vào quần hoặc trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo; đi giầy hoặc dép có quai hậu. Đối với người học: Phải mang thẻ SV, học viên do nhà trường cấp; mặc áo sơ mi, quần âu và bỏ áo vào quần, đi giày hoặc dép có quai hậu; có thể mặc đồng phục theo quy định của trường.
Một quy định nữa là nhà trường cũng nói rõ trong Quy chế đối với SV là quan hệ nam nữ trong sáng, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, không ngồi trong các khu vực bóng tối, vắng vẻ hoặc có những hành vi không lành mạnh trong khuôn viên trường. Ngoài ra, nhà trường còn quy định đối với SV trong ký túc xá là không được căng ri-đô quanh giường.
Video đang HOT
Một hình ảnh gây phản cảm nếu mặc đến trường.
Tương tự, Trường ĐH Mỏ – Địa chất cũng yêu cầu SV đến trường phải đeo đúng thẻ của mình đã được Nhà trường cấp; mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, kín đáo (mặc áo sơ mi, nếu trang phục là áo phông phải có cổ áo, tay áo lịch sự; mặc quần dài; đi giầy hoặc dép có quai hậu; SV nữ không mặc váy quá ngắn, váy xẻ cao hoặc quá mỏng; khuyến khích SV mặc áo có logo quảng bá hình ảnh của nhà trường).
Trường ĐH Phú Yên trong Quy định Văn hóa học đường, về thường phục trường này nêu rõ: Đối với nam: Mặc quần âu có đeo thắt lưng, các loại áo có cổ và tay; đi giày hoặc dép có quai hậu; áo bỏ trong quần. Đối với nữ: Mặc quần âu hoặc váy (chiều dài váy phải trùm quá đầu gối), các loại áo có cổ và tay; đi giày hoặc dép có quai hậu. Về trang phục lễ phục: Không được mặc quần bò (quần jean).
Các kiểu loại trang phục không được mặc trong trường: Các loại quần lửng, quần soóc. Các loại áo (trừ các loại áo len, áo khoác) không có cổ, không có tay áo. Các loại quần áo không lịch sự, gây phản cảm. Các loại dép không có quai hậu. Đầu tóc phải gọn gàng, không được nhuộm tóc lòe loẹt.
Nhà trường yêu cầu Phòng Hành chính – Quản trị chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện Quy định của HS-SV khi HS-SV ra vào cổng trường. Việc kiểm tra được thực hiện định kỳ mỗi học kỳ một lần và kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Kết quả kiểm tra được thông tin công khai trong toàn trường và tổng kết đánh giá vào cuối từng học kỳ và năm học.
Sinh viên mặc đồng phục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự
Theo quy định của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn đồng phục đối với SV, đồng phục mùa hè bao gồm: Áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống; Giày hoặc dép có quai hậu. Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối. Ngoài những ngày quy định mặc đồng phục, các ngày còn lại khi đến trường HS, SV phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.
Trường ĐH Ngân hàng TPHCM yêu cầu SV mặc đồng phục các ngày thứ 2 và thứ 6 trong tuần.
Cụ thể, thứ hai: Nữ mặc áo dài xanh (có thêu logo trường), quần trắng. Nam mặc áo sơ mi trắng dài tay (có in logo trường bên tay phải) và quần sẫm màu; Thứ sáu: Nữ mặc áo sơ mi vàng tay lửng, có nơ (có in logo trường bên tay phải), chân đầm màu đen. Nam mặc áo sơ mi vàng tay lửng (có in logo trường bên tay phải) và quần sẫm màu.
Đồng phục sinh viên Đại học Ngân hàng TPHCM.
Đối với các ngày còn lại trong tuần, trên giảng đường, SV không mặc quần lửng, áo thun không cổ, các trang phục vải quá mỏng hoặc bó quá sát cơ thể; không đi dép lê; đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Giờ thể dục thì mặc đồng phục thể dục. Sau giờ học thể dục, SV cần thay trang phục trước khi lên giảng đường, không mặc đồ thể dục vào lớp học.
Trường còn đưa ra quy định xử lý SV vi phạm quy định về trang phục. Theo đó,giáo viên không cho phép SV vào lớp học. Thanh tra đào tạo lập biên bản việc vi phạm để xử lý. Ban Tự quản (Ban Cán sự, BCH chi đoàn, chi hội lớp cập nhật thông tin vi phạm để chấm điểm rèn luyện).
TrườngĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên) cũng đưa ra quy định về việc mặc đồng phục, lễ phục tốt nghiệp đối với các HS, SV và học viên của trường. Theo đó, yêu cầu học sinh, sinh viên bắt buộc mặc đồng phục khi đến trường vào các ngày thứ hai, thứ sáu hàng tuần và một số ngày đặc biệt theo yêu cầu của nhà trường.
Tiêu chuẩn đồng phục của trường là đồng phục mùa hè của trường bao gồm: Áo sơ mi trắng và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống; Giầy hoặc dép có quai hậu; Logo và tên viết tắt (tiếng Anh) của nhà trường được gắn trên ngực áo bên trái. Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ HS, SV của một trường mặc khi đến trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các HS, SV, góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá. Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của HS, SV và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường”.
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Hà Nội: Đình tài 26 xe khách vi phạm trong dịp nghỉ lễ 2/9
Thông tin từ một số bến xe trên địa bàn Hà Nội cho biết, trong dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua, đã xử phạt đình tài 26 nhà xe do vi phạm các lỗi vận tải như chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ, vi phạm nội quy bến...
Ông Nguyễn Tất Thành - Giám đốc Bến xe Giáp Bát (Hà Nội) - cho biết, trong đợt phục vụ hành khách đi lại dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua, bến đã xử lý 13 trường hợp nhà xe vi phạm các qui định về vận tải hành khách, trong đó có 7 trường hợp nhà xe chở quá số người quy định; 1 trường hợp tự ý thu quá giá vé quy định; 5 trường hợp nhà xe vi phạm về lỗi tốc độ và thời gian do Sở GTVT các địa phương gửi lên.
Ông Nguyễn Tất Thành trao đổi với PV Dân trí
Ông Thành cho biết: "Đối với những trường hợp nhà xe vi phạm lỗi chở quá số người quy định và thu quá giá vé, bến xe đã ra quyết định xử phạt là từ chối phục vụ (đình tài) 1 tuần (từ 5/9 đến hết ngày 11/9/2014). Còn 5 trường hợp vi phạm lỗi về tốc độ và thời gian do Sở GTVT các địa phương gửi lên, chúng tôi xử phạt từ chối phục vụ (đình tài) và tước tem tuyến cố định 1 tháng".
Tại bến xe Mỹ Đình - nơi có số lượng hành khách qua bến trong ngày đông nhất trên địa bàn Hà Nội - trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, PGĐ Bến xe Mỹ Đình, cho biết, dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua, bến xe đã xử lý 13 trường hợp nhà xe hoạt động tại bến vi phạm các qui định vận tải như: Chở quá số người qui định; xuất bến muộn giờ; dừng đỗ đón khách tại cổng ra của bến...Tất cả các trường hợp vi phạm này đều bị xử phạt từ chối phục vụ (đình tài) tùy theo mức độ vi phạm mà bến áp dụng số ngày phạt tương ứng.
Dịp nghỉ lễ 2/9 vừa qua, 26 nhà xe bị xử phạt từ chối phục vụ (đình tài) do vi phạm quy định vận tải
Còn tại Bến xe Gia Lâm, ông Nguyễn Đức Vui - PGĐ bến xe này - cho biết, trong dịp phục vụ hành khách đợt 2/9 vừa qua, các nhà xe thực hiện nghiêm túc các quy định vận tải nên không nhà xe nào bị xử phạt.
Ông Nguyễn Tất Thành thông tin thêm, những xe trong thời hạn bị từ chối phục vụ (đình tài) không được vào bến dưới mọi hình thức. Những trường hợp cố tình vào bến hoạt động, yêu cầu bộ phận bảo vệ, kiểm soát lập biên bản báo cáo Ban giám đốc để tiếp tục từ chối phục vụ; Bộ phận phát thanh thường xuyên đọc trên loa phát thanh để nhắc nhở, giáo dục các lái xe chấp hành nội quy của bến và không tái phạm...
Nguyễn Dương
Theo dantri
Lẩu băng chuyền Kichi Kichi dùng thực phẩm hết "đát" Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhà hàng Kichi Kichi có túi cá viên đã hết hạn sử dụng trong khu vực bảo quản. Ngày 10/7, Phòng y tế quận Đống Đa cùng các đơn vị liên ngành đã tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà hàng Kichi Kichi số 101B Phạm Ngọc...