Yêu cầu nhà máy quặng di dời khẩn cấp “núi” chất thải rắn
Sở TN&MT TP Hải Phòng vừa có công văn yêu cầu nhà máy Gia công chế biến quặng molipden di dời khẩn cấp số chất thải rắn tập kết sai quy định, gây bức xúc cho người dân phường Anh Dũng – Dương Kinh – TP Hải Phòng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Quang Sản – Giám đốc Sở TN&MT TP Hải Phòng – cho biết, trước những bức xúc của người dân phường Anh Dũng về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do Nhà máy Gia công chế biến quặng molipden thuộc Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đà Nẵng gây ra dẫn đến hàng chục người dân đã dựng lán trại “bủa vây” nhà máy, Sở TN&MT TP Hải Phòng đã vào cuộc xử lý sự việc.
Chất thải rắn do Nhà máy Gia công chế biến quặng molipden thải ra khiến người dân bức xúc.
Bước đầu, Sở TN&MT vừa có công văn yêu cầu Nhà máy Gia công chế biến quặng molipden phải lập tức di dời số chất thải rắn tập kết sai quy định gần khu vực dân cư theo nguyện vọng của người dân. Sau đó, Sở TN&MT sẽ yêu cầu nhà máy hoạt động trở lại bình thường theo một thời gian hạn định để các cơ quan chuyên môn tiến hành lấy các mẫu nước thải, khí thải… để xét nghiệm, xác định mức độ ô nhiễm môi trường.
Trước yêu cầu của Sở TN&MT TP Hải Phòng, Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đà Nẵng đã có báo cáo về việc di dời số chất thải rắn. Theo đó, Công ty đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP Hải Phòng để vận chuyển chất thải rắn về nơi quy định. Việc vận chuyển sẽ được hoàn thành trước ngày 30/9/2012.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Đức Huy, trú tại khu dân cư Phấn Dũng (phường Anh Dũng) cho biết: Đến thời điểm hiện tại, nhiều người dân vẫn bám trụ trước cổng nhà máy quặng để phản đối. Các xe di dời chất thải rắn cũng đã bắt đầu hoạt động. Người dân phường Anh Dũng mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm trình trạng ô nhiễm do nhà máy quặng này gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
Báo cáo của Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đà Nẵng về việc di dời toàn bộ số chất thải rắn tập kết trái phép trước ngày 30/9.
Như Dân trí đã đưa tin trước đó, Bức xúc trước tình trạng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng của Nhà máy Gia công chế biến quặng molipden tại phường Anh Dũng – Dương Kinh – Hải Phòng, hàng chục người dân đã dựng lều bạt bao vây khiến nhà máy tê liệt hoàn toàn.
Nhà máy Gia công chế biến quặng molipden này bắt đầu hoạt động từ năm 2007. Suốt từ khi hoạt động tới nay, với công nghệ nung chảy quặng lạc hậu, đốt bằng than và các hoá chất khác, nhà máy đã gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng về cả nguồn nước đến không khí, khiến người dân sống gần nhà máy “sống dở chết dở”.
Được biết, Công ty CP Kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng được UBND TP Hải Phòng cho thuê gần 3ha đất để xây dựng khu thương mại dịch vụ vật tư xuất nhập khẩu và xưởng sản xuất bao bì carton. Tuy nhiên, công ty này không sử dụng đất đúng mục đích sản xuất mà lại xây dựng nhà máy sản xuất quặng molipden.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Theo Dantri
Hàng nghìn nhà ngập, 700 người phải di dời
Mưa lớn khiến nhiều vùng tại các huyện miền núi Nghệ An - Hà Tĩnh bị cô lập. Nước bao vây, làm ngập nhiều trường học, hơn 700 người phải di dời. Hà Tĩnh đã có 2 người chết, 6 người bị thương.
Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Nguyễn Hồ Cảnh cho biết, nhiều vùng bị ngập lút. Tại xã Yên Tĩnh, Mai Sơn, lũ đang ở mức báo động. "Trường học tại trung tâm xã Yên Tĩnh nước ngập sâu gần 1m, buộc nhà trường phải cho các em học sinh nghỉ học. Mưa đang to và nước đang lên nhanh!", ông Nguyễn Hồ Cảnh nói.
Trường THCS và trụ sở UBND xã Yên Tĩnh bị lũ bao vây, chính quyền địa phương huy động lực lượng dân quân, giáo viên và dân giúp nhà trường di dời tài sản, thiết bị dạy học và đưa các em học sinh về trú tại Nhà văn hóa xã.
Lũ bao vây nhiều bản làng miền tây Nghệ An
Quốc lộ 7A đi Mường Xén (Kỳ Sơn) bị sạt lở nhiều đoạn khiến giao thông ngừng trệ. Tại nhiều điểm thuộc huyện Tương Dương, đất đá từ núi đổ xuống phủ kín lối đi. Để thông xe quốc lộ 7A, UBND huyện huy động nhân lực, máy móc đến giải phóng các khu vực bị sạt lở.
Chủ tịch huyện Tương Dương cho hay, đường vào các bản làng vùng sâu như Yên Na, Yên Tĩnh, Nhôn Mai, Mai Sơn cũng bị ách tắc ở nhiều đoạn do đất lở, đá lăn. Trung tâm hành chính xã Mai Sơn và trường tiểu học học ngập chìm trong nước.
Trong ngày hôm nay, Thủy điện bản Vẽ (xã Yên Na, huyện Tương Dương) có thể phải xả lũ, giảm áp lực do nước dâng. Huyện Tương Dương di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân các xã Mai Sơn, Yên Tĩnh. Hơn 200 nhân khẩu của 37 hộ dân tại bản Xốp Mạt, nơi có núi bị sạt lở cũng đã được di dời sang bên kia sông Nậm Nơn tránh lũ.
Quốc lộ 7A bị ách tắc do sạt lở núi
Hà Tĩnh: 1.500 ngôi nhà ngập nước, 8 người thương vong
Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCLB-TKCN Hà Tĩnh, huyện Hương Khê có 6 người bị thương trong khi chuyển tài sản tránh lũ. Toàn tỉnh có gần 800 ha lúa hè thu và 500 ha hoa màu bị ngập.
Hơn 1.500 hộ dân tại các xã Phương Mỹ, Hương Đô, Lộc Yên, Gia Phố ngập nước. Gần 500 hộ dân sinh sống tại một số địa điểm nguy hiểm và gần 1.000 con trâu bò của huyện Hương Khê đã được di dời đến nơi an toàn.
Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, ông Đặng Văn Tính cho biết, vào khoảng 11 giờ trưa 6/9, tại xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân sét đánh làm chết một người. Nạn nhân là ông Trần Ngọc Hanh (SN 1959, trú tại thôn 7, xã Xuân Lĩnh). Hệ thống đê điều ven biển tại xã Xuân Hội và một số nơi vẫn an toàn.
Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, UBND huyện Nghi Xuân cử cán bộ túc trực 24/24 tại một số tuyến đê xung yếu để nắm bắt tình hình. Một số xã nằm ven dãy núi Hồng Lĩnh sau 3 ngày mưa lớn nước đọng lại nên bắt đầu ngập cục bộ tại một số xã như Xuân Lĩnh, Xuân Lam, Cương Gián.
Tại huyện miền núi Hương Khê, lượng mưa đo được trong đêm qua lên tới gần 400mm. "Có gần 400 nhà dân và 1000 ha lúa, hoa màu bị nước nhấn chìm. Trong đêm qua có nhiều người dân bị thương vì lo sơ tán đồ đạc tránh ngập nước", Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, ông Đinh Hữu Tân cho biết.
Tối 5/9, người dân xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, cứu sống Thượng úy Đinh Thế Anh, công tác tại Công an Hà Tĩnh đi xe máy từ thị trấn Hương Khê theo tỉnh lộ 15 về TP Hà Tĩnh.
Trên đường đi do mưa lớn kèm theo trời tối, nên anh Anh đi nhầm đường bị nước lũ cuốn người và xe. Nghe tiếng kêu cứu, người dân kịp thời cứu được nạn nhân. Trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hai người chết (1 người bị sét đánh và 1 học sinh đi khai giảng bị nước cuốn trôi). Quốc lộ 8A đang bị tắc tại một số điểm do sạt lở. Đêm qua, tại Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục có mưa lớn.
Theo VNE
Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc: Nói phải đi đôi với làm Đại tá Lê Thế Mẫu Theo đại tá Lê Thế Mẫu (ảnh), nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự, Viện Chiến lược quân sự (Bộ Quốc phòng), hợp tác quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc là cần thiết nhằm giảm nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ, nhưng trước hết Trung Quốc cần gây dựng được lòng...