Yêu cầu làm rõ vụ 10 khách nước ngoài phải cấp cứu do ngộ độc thực phẩm
Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang tập trung điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm đối với đoàn du khách nước ngoài.
10 du khách nước ngoài sau khi ăn tối tại một nhà hàng nổi tiếng ở thành phố Hạ Long đã phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, thậm chí nôn ra thức ăn.
Phiếu khám bệnh của 1 trong những người nhập viện.
Theo thông tin ban đầu, sự việc xảy ra vào tối 4/10, nhóm du khách nước ngoài khoảng 20 người sau khi ăn hải sản thì có 10 trường hợp xuất hiện tình trạng đau bụng cơn, kèm theo đi ngoài lỏng và nôn nhiều phải vào cấp cứu tại bệnh viện.
Quá trình bệnh lý cho thấy, bệnh nhân có triệu chứng đau tăng dần, nôn nhiều, đau nhiều vùng thượng vị và quanh rốn, đi ngoài nhiều lần, có bệnh nhân nôn ra thức ăn và dịch tiêu hoá.
Tại Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy vào sáng ngày 05/10, các bệnh nhân đã được xử lý truyền dịch, làm các xét nghiệm thăm dò và chẩn đoán bị tiêu chảy cấp.
Báo cáo của bệnh viện Bãi Cháy về sự việc đoàn du khách bị ngộ độc.
Ông Giang Quốc Duy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bãi cháy, tỉnh Quảng Ninh xác nhận: “Bệnh nhân bị ngộ độc là ăn hải sản, thế còn lại để xác định ăn những loại gì và ngộ độc loại gì thì sẽ có cơ quan chức năng như Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bên Cảnh cát môi trường làm rõ…”.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh đã có mặt kịp thời để tiến hành các thủ tục, trình tự nhằm xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc với các du khách.
Ông Nguyễn Minh Chung, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh cho biết: trong quá trình tham quan, du khách sử dụng dịch vụ ăn uống của một số nhà hàng, trong đó có bữa ăn tối trước khi đau bụng là tại nhà hàng Hồng Hạnh 3 (phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long).
Video đang HOT
“Chúng tôi đang điều tra từ nơi ăn uống cho đến cách phục vụ. Các món ăn đã được lưu mẫu, tiến hành xét nghiệm, kiểm nghiệm. Sau vụ việc này các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra đột xuất. Đối với khách du lịch, cần tìm hiểu trên các kênh thông tin đại chúng danh sách những cơ sở được cấp giấy phép đủ điều kiện phục vụ khách du lịch. Chỉ chọn những nơi đã đủ điều kiện cấp giấy phép, mà không ăn những thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng”, ông Nguyễn Minh Chung cho biết.
Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang tập trung điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm đối với đoàn du khách nước ngoài./.
Theo VOV
Chế biến rau kiểu này vừa mất hết chất, vừa dễ gây ung thư
Rau, củ là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách sẽ làm mất hết chất, lại dễ gây ngộ độc thậm chí là nguyên nhân gây ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Nấu quá kỹ
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen chế biến rau, củ ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Tuy nhiên, điều này sẽ làm mất phần lớn các chất dinh dưỡng quan trọng. Luộc rau quá kỹ cũng khiến các vi chất dinh dưỡng như vitamin B và C bị hòa tan trong nước và thẩm thấu ra ngoài một cách lãng phí.
Rau xanh để lâu
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là "dân" văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về "chất" trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20oC trong1 ngày. Nếu cần thiết phải "tích trữ" thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.
Cắt rau xong không nấu ngay
Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái "dễ bay hơi". Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được. Ảnh minh họa: Internet
Chần qua rau rồi nấu cho an toàn
Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
Nướng trên than
Rau củ được làm chín ở nhiệt độ quá nóng và khô có thể làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng bên trong. Điều tồi tệ nhất là khi nướng bị cháy đen, có mùi khét, đây là dấu hiệu cho thấy rau củ đã bị biến hóa thành chất benzopyrene, một tác nhân gây ung thư thường được tìm thấy trong khói thuốc lá.
Rau củ được xào kỹ ở nhiệt độ quá cao cũng làm biến đổi các chất chống oxy hóa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau. Ảnh minh họa: Internet
Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
Rửa rau, củ qua loa
Các loại rau, củ đều có nguy cơ chứa các chất bảo quản và thuốc trừ sâu, gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn thường rửa qua loa, thậm chí không rửa những loại quả có lớp vỏ ngoài tưởng chừng như sạch sẽ là hoàn toàn sai lầm.
Ăn phải những loại hóa chất này có thể gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí phải đi cấp cứu. Điều tồi tệ nhất là các chất này không dễ dàng được đào thải, chúng tích tụ dần dần trong cơ thể và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Vì vậy, ngay cả khi mua rau, quả hữu cơ ở những địa chỉ uy tín, bạn vẫn nên ngâm 10 -15 phút trước khi sử dụng và rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần để chắc chắn rằng đã loại bỏ tối đa các chất độc hại.
Các loại rau, củ đều có nguy cơ chứa các chất bảo quản và thuốc trừ sâu, gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn thường rửa qua loa, thậm chí không rửa những loại quả có lớp vỏ ngoài tưởng chừng như sạch sẽ là hoàn toàn sai lầm. Ảnh minh họa: Internet
Thường xuyên ăn salad và rau sống
Salad là món rau không được nấu ở nhiệt độ cao, nếu dư lượng thuốc trừ sâu cao quá mức sẽ vô cùng nguy hại cho cơ thể. Do đó khi ăn salad hay rau sống tốt nhất hãy chọn những loại rau xanh không bị ô nhiễm hoặc rau hữu cơ, đồng thời lưu ý không nên ăn nhiều.
Ăn nhiều giá đỗ sống
Giá đỗ có vị ngon, bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng, nhưng khi ăn nhất định phải nấu chín. Nếu ăn sống không nên ăn quá nhiều. Ăn nhiều giá đỗ sống dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt...
Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín sang ngày hôm sau
Tỏi tây để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
SYT Tiền Giang thông tin vụ công nhân Công ty Bodynits ngộ độc thực phẩm Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa có công văn thông tin chính thức về vụ công nhân ngộ độc sau bữa cơm chiều tại Công ty TNHH Bodynits Tiền Giang. Theo thông tin Sở Y tế Tiền Giang cung cấp cho báo chí, sự việc công nhân Công ty TNHH Bodynits bị ngộ độc xảy ra sau bữa cơm chiều ngày 18/9...