Yêu cầu làm rõ việc dùng hình ảnh BS quảng cáo thực phẩm chức năng
Chiều 29.10, PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết đã yêu cầu các bộ phận chức năng làm rõ thông tin PGS- BS Đ.Q.H (hiện công tác tại viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai) quảng cáo thực phẩm chức năng Hamomax đăng tải trên trang hamomax.vn.
Theo PGS Phong, quy định nghiêm cấm các doanh nghiệp sử dụng, lợi dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y tế, cán bộ y tế để quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng. Bởi khi một bác sĩ quảng cáo cho một sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng thường có niềm tin hơn, tăng độ tin cậy của người bệnh đối với sản phẩm do bác sĩ quảng cáo.
Hình ảnh bài viết quảng cáo trên trang web
Trong khi đó, trên trang hamomax.vn đã đăng bài với tiêu đề: “PGS.TS.BS cao cấp bệnh viện Bạch Mai: Tìm ra phương pháp hạ mỡ máu cao không gây tác dụng phụ”. Nội dung bài viết là “những chia sẻ chân thực nhất của PGS.TS.BS. Đ.Q.H – Chuyên khoa Tim mạch (Công tác tại viện Tim mạch Quốc gia, hiện công tác tại bệnh viện Bạch Mai) trong điều trị mỡ máu cao cho rất nhiều bệnh nhân và của chính bản thân mình”.
Video đang HOT
Theo bài viết, bác sĩ H chia sẻ: “Tôi là bác sĩ tim mạch vừa dùng Hamomax cho bệnh nhân, lại đã và đang dùng cho bản thân nên tôi sẽ chia sẻ những gì tôi thấy cần thiết”. Bác sĩ H. còn nhấn mạnh: “Theo tôi, Hamomax sử dụng để điều trị dự phòng sẽ rất tốt, những người đang ở độ tuổi có nguy cơ cao hình thành rối loạn chuyển hóa nên dùng bởi nó an toàn, không tác dụng phụ”.
Bài viết còn dẫn lời bác sĩ Hùng với những lời quảng cáo thuốc Hamomax. Bài viết cũng sử dụng nhiều hình ảnh của bác sĩ Đ.Q.H.
Trước đó, năm 2015, Cuc trương Cuc An toàn thực phẩm Nguyên Thanh Phong từng quyêt đinh xư phat Công ty TNHH dược phẩm Tân Bách Tùng vi đa co hanh vi thưc hiên quảng cáo thực phẩm chức năng viên nang Hamomax có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã đăng ký được cơ quan có thẩm quyền xác nhận vơi mưc phat là 25 triêu đông.
Theo Danviet
Tòa không xem việc mua bán 'dụng cụ kích dục' là phạm tội
Hai cấp tòa đều không xử các bị cáo hành vi mua bán các dụng cụ kích dục, vì không có văn bản quy định đây là hàng cấm.
Các bị cáo đã &'thoát' truy cứu hành vi mua bán dụng cụ kích dục vì không có văn bản &'quy tội'. Ảnh: Tân Châu
Hôm nay (6/10), TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm, tuyên phạt Lê Thế Roan (SN 1969, ngụ quận 8) 5 năm 6 tháng tù về tội "Buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh"; Trần Huệ San (SN 1980, ngụ quận 11) 2 năm tù về tội "Buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm".
Trước đó, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Roan 6 năm tù, San bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù. Chung vụ án, bị cáo Giang Kim Cường (SN 1972) 5 năm tù. Sau án sơ thẩm Roan và San kháng cáo và được cấp phúc thẩm giảm án. Bị cáo Cường không kháng cáo, chấp nhận án sơ thẩm.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, vào ngày 5/5/2016, công an bắt quả tang Cường điều khiển xe máy chở 5 thùng cartin, bên trong có 852 hộp thực phẩm chức năng giả nhãn hiệu Alipas, chở đi bán cho Roan.
Khám xét nhà riêng của các đối tượng, công an thu giữ thêm nhiều vỉ thuốc Viagra, hàng trăm hình dạng bộ phận sinh dục nam, búp bê bằng nhựa...
Qua điều tra cho thấy Roan mua bán gần 1 ngàn hộp thực phẩm chức năng giả các loại Alipas, Lic, Angela và hơn 1 ngàn vỉ thuốc Viagra giả từ người đàn ông Trung quốc, San và Cường giúp sức cho người đàn ông Trung Quốc này bán thực phẩm giả trên cho Roan.
Trong vụ án này, hai cấp tòa đã không truy cứu hình sự các bị cáo về hành mua bán dụng cụ kích dục vì không có văn bản quy định đây là hàng cấm.
Theo Tân Châu
Tiền phong
Từ Nhược Tuyên: Mỹ nữ phim 18+ làm mọi việc giúp chồng trả nợ Người đẹp xứ Đài vừa dốc sức làm việc vừa theo học lấy bằng MBA để giúp chồng kinh doanh trong tương lai. Học bằng MBA ở tuổi 42, dốc sức làm việc sau khi sinh để giúp chồng trả nợ Mới đây, bức ảnh Từ Nhược Tuyên chăm chú ngồi bên chiếc máy tính cùng các loại tài liệu khác được "khui"...