Yêu cầu kiểm tra vụ “nhà vệ sinh 600 triệu”
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh yêu cầu kiểm tra, làm rõ sự việc xây nhà vệ sinh 600 triệu đồng ở Quảng Ngãi; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2013.
Nhà vệ sinh 600 triệu đồng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn số 4850 về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh. Cụ thể, trong những ngày qua, trên một số tờ báo đăng nhiều bài viết liên quan đến công trình xây dựng nhà vệ sinh 29m2 tại Trường Trung học cơ sở Long Hiệp (huyện miền núi Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi). Công trình này do Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, tiêu tốn khoảng 600 triệu đồng.
Theo báo chí nêu, công trình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, song số tiền đầu tư xây dựng quá lớn đối với nhà vệ sinh của một trường trung học. Trong khi đó các thiết bị giáo dục còn thiếu thốn, phòng học bị xuống cấp.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, làm rõ sự việc báo nêu trên; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2013.
Trước đó, sự việc nhà vệ sinh trường THCS Long Hiệp, huyện miền núi Minh Long, Quảng Ngãi “ngốn” hết 600 triệu đồng đã gây chú ý trong dư luận.
Video đang HOT
Phản ánh của báo chí, nhà vệ sinh vừa được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động hồi tháng 1/2013. Nhà vệ sinh nằm sau nhà trường, cách khu lớp học khoảng 10m. Diện tích khu vệ sinh trên 30m2 được chia làm hai phòng vệ sinh nam – nữ, diện tích sử dụng của hai phòng vệ sinh chỉ trên 20m2, nền lát gạch men 40×40cm, tường cũng lát gạch men.
Phòng vệ sinh nam có bồn rửa tay, bốn bệ tiểu và một bệ xí xổm. Một số bệ đi tiểu đã ngả màu, lắp đặt sơ sài, kít keo không kỹ nên bị rỉ nước. Còn phòng vệ sinh nữ có ba bệ tiểu ngồi nhưng bất cập là các nơi đi tiểu đều… lộ thiên.
Theo 24h
Đóng tàu cảnh sát biển để bảo vệ ngư dân, giữ vững chủ quyền
Trước những lo lắng của đại biểu về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, về việc ngư dân bị truy đuổi, chủ quyền bị xâm phạm, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, Chính phủ đã đóng tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư cỡ lớn để bảo vệ ngư dân, biển đảo.
Đại biểu Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) đi thẳng vào việc Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam, cho tàu tấn công, đâm vào tàu của ngư dân Việt Nam và thường xuyên xua đuổi, xâm phạm đến chủ quyền Biển Đông của Việt Nam. Hành động xâm phạm chủ quyền khiến cử tri và ngư dân các tỉnh ven biển, trong đó có Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Đà Nẵng... rất bức xúc.
Ông Tuân cho biết, bà con đề nghị Chính phủ có biện pháp can thiệp để người dân an tâm sản xuất. Quân dân trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng gửi nguyện vọng nhà nước tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền vững chắc.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (giữa) tiếp tục nhận "chất vấn" trong giờ nghỉ (ảnh: Việt Hưng).
Đại biểu trực tiếp kiến nghị Chính phủ tiếp tục đầu tư hỗ trợ vốn cho ngư dân đóng tàu thuyền có công suất lớn, xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ở các đảo, quần đảo Trường Sa, các khu vực ở quần đảo Hoàng Sa; hình thành các trung tâm nghiên cứu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu ngay tại ngư trường Trường Sa, Hoàng Sa.
Ngoài ra, theo ông Tuân, nhà nước cần tiếp tục có các chính sách đưa dân ra đảo lập nghiệp, hình thành các mô hình làng thanh niên lập nghiệp, mô hình đánh bắt tàu mẹ con, hoàn chỉnh các cơ sở trường lớp, bệnh viện, đảm bảo xây dựng các đảo của chúng ta có cuộc sống ổn định và phát triển.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) khái quát, tình hình Biển Đông và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc luôn được cử tri quan tâm đặc biệt qua các kỳ tiếp xúc với đại biểu Quốc hội. Ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ để giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, song ông Nam vẫn lo ngại, tình hình trên biển sẽ diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường.
Giải pháp thiết thực nhất để bảo vệ chủ quyền, theo ông Nam, là có những hình thức tháo gỡ khó khăn, trợ giúp vốn liếng kỹ thuật để thường xuyên đảm bảo hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của hơn 4 triệu ngư dân trên các vùng biển - nơi mưu sinh của người Việt qua rất nhiều thế hệ. Đại biểu bày tỏ e ngại khi ngư dân Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tàu bè, phương tiện nhỏ bé, cách thức khai thác lạc hậu... mà hiệu quả chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa thể hiện nhiều.
Ông Nam nêu mong muốn Chính phủ có những chương trình, có sự quan tâm đặc biệt để tạo điều kiện cho ngư dân bám biển. Song song với việc này, các chương trình, dự án phát triển kinh tế biển, nhất là thăm dò và khai thác dầu khí cũng cần được đẩy mạnh.
Ngoài ra, theo đại biểu, nhà nước cần tiếp tục tăng cường sức mạnh quốc phòng và khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang, dứt khoát không để bị động bất ngờ. Lực lượng hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, bộ đội biên phòng... đều cần được chăm lo, đầu tư để duy trì được hiệu lực của pháp luật trên biển.
"Dĩ bất biến, ứng vạn biến. Chủ quyền thiêng liêng trên Biển Đông là sự bất biến không thể nhân nhượng, không thể thay đổi" - đại biểu nhấn mạnh.
Đề cập đến vấn đề ở phạm vi cụ thể hơn, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) tập trung vào ngư dân đồng bằng sông Cửu Long. Nêu những khó khăn của người dân, bất cập của chính sách, ông Tâm kêu gọi hỗ trợ của nhà nước để ngư dân có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng, ngân hàng xem ngư dân là đối tác chiến lược và cần ưu tiên đầu tư chứ không thể xem ngư dân là đối tác bình thường gắn với các thủ tục nhiêu khê.
"Đầu tư đúng mức cho ngư dân không chỉ cải thiện đời sống cho họ mà chúng ta còn tạo ra một lực lượng vệ tinh đáng tin cậy, khẳng định chủ quyền, góp phần bảo vệ lãnh hải của Việt Nam" - đại biểu phân tích.
Đáp lại những băn khoăn, kiến nghị này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, hiện nay, ngoài các giải pháp như Quyết định 48 hỗ trợ người dân trực tiếp ra khơi để khai thác, nuôi trồng hải sản, thực hiện dịch vụ khai thác hải sản trên vùng biển xa, nhà nước đang triển khai nhiều chính sách khác. Chính phủ đã triển khai thí điểm cho ngư dân vay để mua, thay tàu mới với công suất lớn (400-1.000 mã lực). Mức vay tối đa tới 70 - 80% kinh phí đóng tàu và lãi suất cố định 3%/năm trả trong 10 năm.
Ông Ninh nhận định đây là mức hỗ trợ rất lớn. Tới đây, Chính phủ sẽ tổng kết chương trình thí điểm này để triển khai nhân rộng cho cả nước. Khi đó, mọi ngư dân sẽ được vay vốn để đóng tàu mới cả tàu gỗ và tàu sắt từ 90 mã lực đến trên 1.000 mã lực.
Cùng với chính sách đó, Chính phủ cũng cho đóng tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư để vừa giúp cho bà con sản xuất, kinh doanh bám biển đồng thời giữ chủ quyền trên biển đảo.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ NN&PTNT nghiên cứu phương án tổ chức lại sản xuất nghề cá sao cho hiệu quả nhất.
Theo Dantri
Chưa nên quá lo lắng về thiểu phát Ngày 25-5, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có cuộc trao đổi nhanh với báo giới bên hành lang Quốc hội. - PV: Có 2 yếu tố dẫn đến khả năng nền kinh tế sẽ thiểu phát, đó là CPI giảm tháng thứ 3 liên tiếp và thị trường tiền tệ rất trì trệ. Theo Phó Thủ tướng, tình hình chung hiện...