Yêu cầu kiểm điểm vụ bổ nhiệm sai tại chi cục có 12/13 công chức là lãnh đạo
Liên quan đến vụ việc bổ nhiệm cán bộ sai quy trình tại Chi cục Thủy lợi Quảng Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) địa phương này đã yêu cầu Chi Cục trưởng cùng tập thể lãnh đạo Chi cục Thủy lợi kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Theo đó, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu tập thể lãnh đạo Chi cục Thủy lợi kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ tại đơn vị này.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu cá nhân ông Nguyễn Ngọc Phụng, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi và ông Hoàng Văn Quyết, người trực tiếp tham mưu công tác bổ nhiệm cán bộ dẫn đến khuyết điểm phải làm kiểm điểm.
Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Bình
Như Dân trí đã thông tin, trước thông tin phản ánh có tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đúng quy trình tại Chi cục Thủy lợi, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình đã lập đoàn kiểm tra.
Video đang HOT
Cụ thể, dư luận xôn xao về việc, Chi cục Thủy lợi bổ nhiệm ông Mai Việt Hưng làm Trưởng phòng Thủy lợi – Nước sạch vệ sinh nông thôn không có ý kiến của lãnh đạo đơn vị, không có ý kiến của cấp ủy, không lấy phiếu tín nhiệm cán bộ chủ chốt trong Chi cục Thủy lợi.
Cùng với đó là việc bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng Quản lý Đê điều đối với ông Hà Xuân Đàn cũng không lấy phiếu tín nhiệm cán bộ chủ chốt trong chi cục.
Qua kiểm tra, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình đã phát hiện có vi phạm trong quy trình bổ nhiệm chức danh lãnh đạo đối với ông Mai Việt Hưng. Trước sự việc này, Sở NN&PTNT đã đề nghị Chi cục Thủy lợi thu hồi, hủy bỏ toàn bộ các quyết định bổ nhiệm này.
Ngoài việc bổ nhiệm cán bộ không đúng quy trình, dư luận còn phản ánh tại Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Bình xuất hiện tình trạng “thừa lãnh đạo, thiếu nhân viên”.
Tại đơn vị này có tất cả 13 công chức thì có đến 12 người là lãnh đạo. Ngoài Chi cục trưởng và 2 Phó Chi cục trưởng còn có 5 trưởng phòng và 3 phó trưởng phòng thuộc 5 phòng ban chuyên môn gồm: Phòng Phòng chống thiên tai (1 trưởng phòng và 2 phó phòng); Phòng Quản lý công trình Thủy lợi và Nước sạch Nông thôn (có 1 trưởng phòng); Phòng Thanh tra – Pháp chế (1 trưởng, 1 phó phòng); Phòng Quản lý Đê điều (1 trưởng phòng, 1 phó phòng) và Phòng Hành chính tổng hợp có 1 trưởng phòng.
Tiến Thành
Theo Dantri
Mường Lát hết cô lập, thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng do mưa lũ, sạt lở đất
Sau mưa lũ và sạt lở đất trong những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng. Trong đó, nặng nhất là huyện Mường Lát gần 1.000 tỷ đồng.
Mưa lũ đã làm thiệt hại nặng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng tại huyện Mường Lát
Sau nhiều ngày mưa lũ và sạt lở đất cô lập huyện Mường Lát (Thanh Hóa), đến 16h chiều 10/9, tuyến đường 15C lên huyện Mường Lát đã thông xe tạm thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân... vận chuyển hàng hóa ủng hộ nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ vừa qua gây ra.
Đến thời điểm hiện tại, Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh việc khắc phục tiếp theo, phấn đấu thông xe hoàn toàn Quốc lộ 15C trong thời gian sớm nhất.
Theo thống kê từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa cho biết, mưa lũ kéo dài từ ngày 28 đến 31/8 vừa qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã gây thiệt hại nặng nề cho các huyện Cẩm Thủy, Quan Hóa, Mường Lát, Vĩnh Lộc... Trong đó, huyện biên giới Mường Lát bị thiệt hại nặng nề nhất, hiện địa phương này vẫn đang nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai.
Mưa lũ đã làm 10 người chết, 2 người mất tích và 2 người bị thương; 307 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn, hơn 13.000 ngôi nhà bị ngập trong nước, 800 ngôi nhà bị đổ sập, bị cuốn trôi hoặc hư hỏng môt phần; 44 điểm trường bị ảnh hưởng và gần 200 phòng học, phòng chức năng bị ngập nước; hơn 3.500 ha lúa, 700 ha rau màu bị ngập. Đặc biệt, mưa lũ đã gây thiệt hại nặng về giao thông`nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch bị sạt lở nghiêm trọng.
Theo thống kê, tổng thiệt hại ban đầu do mưa lũ gây ra ước tính khoảng 2.000 tỉ đồng, trong đó riêng huyện Mường Lát, mưa lũ đã gây thiệt hại tới khoảng 1.000 tỉ đồng.
Để hỗ trợ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, tỉnh Thanh Hóa cũng đã đề nghị Trung ương hỗ trợ 900 tỉ đồng để khắc phục xử lý cấp bách các công trình thủy lợi, giao thông, giáo dục... Đồng thời, hỗ trợ 1.000 tấn gạo để cứu đói cho người dân vùng bị ảnh hưởng do mưa lũ, sạt lở đất.
MỘC MIÊN
Theo baodansinh
14 tháng bổ nhiệm một cán bộ 3 lần là... đúng quy định (!) Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng việc liên tiếp ký bổ nhiệm bà Võ Thịnh Hiền - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, là do "yếu tố đặc thù của một đơn vị mới thành lập" và "đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành". Cổng...