Yêu cầu khôi phục nguyên trạng ngôi nhà bị phá thuộc Trạm phát sóng Bạch Mai
Đơn vị sai phạm phải khôi phục nguyên trạng ngôi nhà 1 tầng thuộc cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai trước 20/2 và bàn giao mặt bằng cho Ban quản lý dự án.
UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) vừa ra công văn yêu cầu Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Văn hóa khôi phục nguyên trạng ngôi nhà 1 tầng thuộc cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai, vì tự ý tháo dỡ khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.
Hà Nội yêu cầu đơn vị vi phạm khẩn trương khôi phục nguyên trạng ngôi nhà 1 tầng thuộc Trạm phát sóng Bạch Mai. (Ảnh: Minh Tuấn)
Trong công văn số 155, ký ngày 14/2, UBND quận Hai Bà Trưng nêu rõ: “ Yêu cầu Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Văn hóa khẩn trương khôi phục nguyên trạng công trình là nhà gạch xây 1 tầng mái ngói tại địa chỉ ngách 128C/22 phố Đại La, phường Đồng Tâm, phần nằm ngoài chỉ giới GPMB dự án đường vành đai 2 (đoạn cầu Vĩnh Tuy – Ngã tư Vọng) do đơn vị tự ý phá dỡ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. Thời gian thực hiện xong trước ngày 20/2″.
Lãnh đạo UBND quận Hai Bà Trưng giao Chủ tịch UBND phường Đồng Tâm và các đơn vị chức năng kiểm tra, đôn đốc, báo cáo nội dung thực hiện chỉ đạo của UBND quận đối với Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Văn hóa.
Đồng thời, các đơn vị phải có phương án quản lý công trình sau khi doanh nghiệp trên khôi phục nguyên trạng, đảm bảo phần công trình khôi phục đúng ranh giới, chỉ gới GPMB dự án.
Tòa nhà 1 tầng thuộc Trạm phát sóng Bạch Mai trước và sau khi bị phá dỡ.
Video đang HOT
Ngoài ra, UBND quận Hai Bà Trưng cũng giao Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Văn hóa phối hợp với UBND phường Đồng Tâm trong việc tiếp nhận, quản lý mặt bằng, chống tái lấn chiếm.
Trong quá trình thi công, UBND quận Hai Bà Trưng yêu cầu các đơn vị có biện pháp phù hợp, để đảm bảo không ảnh hưởng tới phần công trình nằm ngoài chỉ giới GPMB tại địa chỉ 128C/22 phố Đại La.
Chiều 9/2, đơn vị quản lý tòa nhà 1 tầng thuộc cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai là Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Văn hóa đập phá một gian nhà.
Chỉ khi nhận được yêu cầu tạm dừng của UBND quận Hai Bà Trưng và phường Đồng Tâm, đơn vị này mới dừng việc phá dỡ vào vào sáng 10/2.
Hôm 14/2, trả lời VTC News, Phó Chủ tịch UBND Phường Đồng Tâm Đinh Đức Hiếu cho biết, hiện tại cơ quan chức năng đang lập biên bản về sai phạm “tự ý phá dỡ” trên của Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Văn hoá. Đồng thời xin ý kiến cấp trên về hình thức xử lý đối với đơn vị trên theo quy định pháp luật.
“ Sau khi cụm công trình này được công nhận di tích lịch sử văn hóa, chính quyền địa phương sẽ cùng với đơn vị hữu quan thực hiện việc bảo tồn, trùng tu cụm công trình trạm phát sóng Bạch Mai“, ông Hiếu nhấn mạnh.
Cụm công trình Trạm phát sóng Bạch Mai được xem là địa chỉ lịch sử, gắn với những dấu mốc đặc biệt của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ non trẻ.
Tòa nhà 1 tầng và biệt thự số 128C Đại La từng là Sở Vô tuyến điện của chính quyền thực dân Pháp (thực chất là trạm phát sóng vô tuyến điện được xây dựng vào tháng 10/1912).
Đây là nơi phát sóng bản Tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên ra cả nước và thế giới vào trưa 7/9/1945. Đây cũng là nơi phát thanh viên Ngân Thanh, phát thanh viên nữ đầu tiên của Việt Nam, đọc bản tin đặc biệt vào 20h ngày 19/12/1946, đánh dấu thời khắc toàn quốc kháng chiến theo lời kêu gọi của Bác Hồ.
Trước thông tin một số công trình thuộc Trạm phát sóng Bạch Mai sẽ bị tháo dỡ để thực hiện dự án đường trên cao Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở, tháng 12/2019, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ ký công văn gửi UBND TP Hà Nội kiến nghị thành phố xem xét bảo tồn công trình Trạm phát sóng Bạch Mai. Công văn này cũng được gửi tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam để báo cáo.
Mới đây, vào ngày 10/2, đại diện UBND TP Hà Nội có buổi làm việc với đại diện Đài tiếng nói Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Hội Nghiên cứu – Bảo tồn kiến trúc hiện đại Việt Nam (Docomomo Vietnam) về kiến nghị bảo tồn các công trình thuộc Trạm phát sóng Bạch Mai, mà các đơn vị này đã gửi đơn đến UBND TP Hà Nội vào tháng 12/2019.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội chủ trì, phối hợp với VOV, hoàn thiện hồ sơ di tích đối với tòa nhà một tầng trên, để công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
MINH TUẤN
Theo vtc.vn
Di dân lịch sử ở Huế: Hàng chục hộ tiên phong bàn giao mặt bằng
Hàng chục hộ dân thuộc diện di dời trong "cuộc di dân lịch sử" ở TP.Huế (Thừa Thiên - Huế) đã tiên phong tháo dỡ nhà cửa để bàn giao mặt bằng cho chính quyền.
Về "cuộc di dân lịch sử" ở Huế, ngày 17/2, theo tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay đã có rất nhiều hộ dân tiên phong bàn giao mặt bằng cho chính quyền.
Cụ thể, tính đến ngày 16/2, đã có 36 hộ dân đã tiên phong tháo dỡ nhà cửa để bàn giao mặt bằng cho chính quyền. Những hộ bàn giao mặt bằng sớm sẽ được thưởng theo 3 mốc: 10,5 triệu đồng, 6,5 triệu đồng và 4 triệu đồng/hộ.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ (ngoài cùng bên phải) thăm gia đình có nhiều thế hệ sống trong kho vũ khí ở khu vực Thượng Thành. Ảnh: VP UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế
Đến nay, UBND TP.Huế đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân thuộc diện di dời đợt đầu với tổng giá trị hơn 118 tỷ đồng. Về bố trí tái định cư, số hộ đất ở có nhà ở là 575 hộ (gồm 242 hộ chính và 333 hộ phụ), số hộ đủ điều kiện để giao đất tái định cư là 340 hộ. Hầu hết các hộ dân đã bốc thăm nhận đất, chỉ còn lại 7 hộ sẽ được mời bốc thăm trước ngày 20/2.
Song song với quá trình giao đất tái định cư, UBND TP.Huế đã hướng dẫn người dân lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng nhà đồng loạt để sớm xây dựng nhà và ổn định cuộc sống.
Vào ngày 16/2, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ đã đến thăm và kiểm tra khu vực có nhiều hộ dân tiên phong tháo dỡ nhà cửa, bàn giao mặt bằng tại phường Thuận Lộc, TP.Huế. Ông Thọ đã đánh giá cao những hộ dân tiên phong bàn giao mặt bằng và khẳng định điều này thể hiện sự đồng thuận cao của người dân đối với một cuộc di dân lịch sử của tỉnh, thể hiện sự quyết tâm cao của chính quyền và người dân để Kinh thành Huế sớm được bảo tồn, tôn tạo.
Người dân lấn chiếm di tích Hộ Thành Hào xây dựng nhà cửa tạm bợ. Ảnh: Trần Hòe
Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế là "cuộc di dân lịch sử" của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đề án được thực hiện nhằm di dời, giải phóng mặt bằng 4.201 hộ dân với tổng mức đầu tư 4.097 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng là 2.735 tỷ đồng, xây dựng khu tái định cư là 1.362 tỷ đồng.
Mục tiêu tổng quát của đề án nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn nhất của Việt Nam do tiền nhân để lại cho tương lai; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực 1 di tích đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Đề án được thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ 2019 - 2021) sẽ di dời 2.950 hộ dân ở các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến phòng lộ. Giai đoạn 2 (từ 2022 - 2025) sẽ di dời 1.263 hộ dân ở các di tích hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, khu Lục Bộ, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình Đài, hệ thống hồ 4 phường nội thành TP.Huế.
Hiện tỉnh Thừa Thiên - Huế đang thực hiện di dời, giải phóng mặt bằng, tái định cư hơn 500 hộ dân thuộc khu vực Thượng Thành. Bên cạnh đó, tỉnh hoàn thành việc giải phóng mặt bằng diện tích 9,98ha khu tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư để dân xây dựng nhà ở...
Theo danviet.vn
Đi xe máy ngược chiều gây tai nạn, chết rồi vẫn phải bồi thường Luật sư cho rằng, người lái xe máy chạy ngược chiều gây tai nạn thì dù đã chết, người nhà của nạn nhân vẫn phải bồi thường thiệt hại gây ra. Tối 14/2, người đàn ông chạy xe máy ngược chiều trên đường vành đai 2 (Hà Nội) bị xe ô tô 16 chỗ tông trúng. Vụ tai nạn khiến người lái xe...