Yêu cầu khi lưu diễn của Mỹ Tâm và câu chuyện giá trị ở một ngôi sao
Rõ ràng những yêu cầu của Mỹ Tâm khi đi lưu diễn như: ở khách sạn 4-5 sao, có xe riêng đưa đón… là chuyện rất bình thường, nhưng nó đang bị đẩy đi quá xa sang câu chuyện “yêu sách” từ một ngôi sao.
Những ngày vừa qua, câu chuyện về những nghi ngờ “đá xéo” của MC Kỳ Duyên dành cho Mỹ Tâm một lần nữa “dậy sóng” dư luận khi “Họa mi tóc nâu” khẳng khái hồi đáp trên truyền thông. Tất nhiên, Mỹ Tâm không nhận mình là nhân vật chính trong câu chuyện vì đến giờ MC Kỳ Duyên vẫn chưa khẳng định rõ ai là người mà chị đề cập. Tuy nhiên, với những gì MC Kỳ Duyên viết và những câu trả lời của Mỹ Tâm có sự tương quan thì gần như dư luận đã nhận được ra vấn đề.
Trong những phát biểu của Mỹ Tâm với chúng tôi thông qua bài phỏng vấn mới nhất đó, cô thẳng thắn cho biết mỗi khi đi lưu diễn, cô thường yêu cầu BTC sắp xếp cho mình được đi xe riêng, ở khách sạn 4 hoặc 5 sao, được ăn riêng… Từ đây, một cuộc tranh luận lại bùng nổ khi có nhiều người đồng tình bởi đó thể hiện sự chuyên nghiệp của ca sĩ cũng như cách tổ chức chương trình của bầu show. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Mỹ Tâm đang mắc bệnh ngôi sao mới đưa ra những “yêu sách” như vậy.
Yêu cầu của Mỹ Tâm có là “yêu sách”?
Có lẽ, câu chuyện về quy tắc của sao ngoại khi sang Việt Nam đã quá quen thuộc với khán giả cũng như truyền thông nước nhà. Từ những ngôi sao Hallyu đình đám, nổi tiếng là khó tính, cho đễn những sao Quốc tế nổi tiếng thân thiện thì ai cũng có những yêu cầu riêng. Những ngôi sao như JYJ, Bigbang, 2NE1, EXO, Got7… khi sang Việt Nam đều có những yêu cầu riêng về đi lại, ăn ở… Họ đều được BTC sắp xếp ở những khách sạn 5 sao, đi xe riêng, có vệ sĩ theo bảo vệ, chế độ ăn chặt chẽ. Thậm chí, các chàng trai Got7 khi nhận được yêu cầu xin chụp ảnh chung từ fan chỉ có thể ngậm ngùi từ chối bởi người quản lý không cho phép. Sau đó, các chàng trai lén lút nắm tay fan tỏ ý xin lỗi dù rất muốn được chụp hình chung. Các nghệ sĩ đều phải tuân thủ những quy tắc chuyên nghiệp từ công ty quản lý, những yêu cầu nhỏ nhất như giờ giấc, việc chụp ảnh, có được xin chữ ký hay không, trả lời bao nhiêu câu hỏi, thời gian biểu của chương trình… đều được liệt kê rõ ràng trong hợp đồng với bên tổ chức biểu diễn.
Muốn chụp hình với 2NE1, đến sao Việt cùng phải xếp hàng chờ
Những ngôi sao Thế giới vốn là những người khá thoải mái và thân thiện so với ngôi sao Hàn Quốc. Tuy nhiên, họ cũng rất khó tính khi đưa ra nhiều yêu cầu cho BTC khi đồng ý tới Việt Nam. Năm 2011, ban nhạc đình đám Thế giới Back Street Boy tới Việt Nam. Trước đó, nhà tổ chức từng khá chật vật để đáp ứng đủ yêu cầu về ăn ở, đi lại, số lượng vệ sĩ, thời gian tổ chức chương trình… của ban nhạc. Gần đây nhất, huyền thoại saxophone Kenny G tới Việt Nam theo lời mời của một ngân hàng có tiếng. Kenny G đưa ra khá nhiều yêu cầu cho các phóng viên như không được chụp ảnh trong họp báo (selfie thì được), không trả lời quá nhiều câu hỏi… và tất nhiên, Kenny G cũng được ở khách sạn 5 sao lớn nhất và có xe sang đưa đón chu đáo.
SNSD có lịch trình chính xác từng phút trong 10 tiếng ở Việt Nam mà không phát sinh điều gì
Chính bởi sự chu đáo này, các sao Quốc tế thường rất ít nảy sinh những vấn đề bên lề khi đi lưu diễn nước ngoài. Năm 2012, SNSD từng khiến fan “choáng váng” bởi lịch trình 10 tiếng ở Việt Nam của họ. Buổi sáng, ngay sau khi xuống tới sân bay, SNSD lập tức tới SVĐ Mỹ Đình để tổng duyệt chương trình. Sau đó, SNSD vừa đảm nhận vai trò ca sĩ, vừa đảm nhận vai trò MC trong trình. Sau khi kết thúc chương trình, SNSD lập tức ra sân bay, quay trở về Hàn Quốc. Lịch trình 10 tiếng ở Việt Nam của SNSD chính xác tới từng phút, không cho phép sai lệch. Bên cạnh đó, việc ở khách sạn riêng, ăn uống đảm bảo đều tránh khỏi những rủi ro không đáng có trong quá trình các nghệ sĩ ở nơi “lạ nước lạ cái”.
Video đang HOT
Trở lại câu chuyện của Mỹ Tâm, việc cô yêu cầu được đi xe riêng, ở khách sạn 4 hoặc 5 sao hay thậm chí ăn riêng để đảm bảo sức khỏe hay sự thoải mái là điều hoàn toàn chấp nhận được và là điều mà các nghệ sĩ chuyên nghiệp ở các nước khác vẫn đang làm. Thậm chí, có thể Mỹ Tâm chỉ có những thoả thuận bằng miệng với bầu show trước khi nhận lời biểu diễn, thì các nghệ sĩ nước ngoài đều đưa những yêu cầu này vào hợp đồng biểu diễn từ khi còn trên bàn đàm phán. Một việc bình thường như vậy, liệu có đáng bị gọi là “yêu sách”?
Giá trị của một ngôi sao
Chắc hẳn chúng ta còn chưa quên câu chuyện các nghệ sĩ nổi tiếng như: Việt Hương, Cẩm Ly, Hoài Lâm, Hồ Quang Hiếu… bị bầu show phủ trách nhiệm khi diễn chương trình tại Nhật Bản. Khi tới Kobe, đoàn nghệ sĩ Việt Nam không có người ra đón và phải tự bắt taxi về thành phố. Không ai trong đoàn biết tiếng Nhật, các nghệ sĩ phải lang thang ngoài đường phố đến 1 giờ sáng vẫn chưa có chỗ ngủ. Sau đó, họ được một khán giả người Việt giúp đỡ, cho ngủ nhờ trong một phòng massage. Đến đêm diễn, cả đoàn lại tự bỏ tiền đi xe buýt tới địa điểm biểu diễn. Thậm chí, BTC còn không trả thù lao cho các nghệ sĩ, khiến họ phải lên sân khấu trần tình với khán giả. Chắc chắn rằng trong chuyến đi khó quên này, đã có nhiều người rơi những giọt nước mắt ấm ức.
Việt Hương khóc nấc trên sân khấu vì ấm ức khi bị bầu show bỏ rơi tại Nhật Bản
Việc các nghệ sĩ cần được tôn trọng và đưa ra yêu cầu mà hai bên thoả thuận là điều mà bất cứ nghệ sĩ chuyên nghiệp nào cũng sẽ thực hiện. Đây không chỉ là sự nghiêm túc khi nhận lời làm việc với đối tác, nó còn là sự cẩn thận và lường trước, hạn chế những rủi ro có thể đến khi đi đến nơi “lạ nước lạ cái”. Những yêu cầu đó, cũng là giá trị mà các nghệ sĩ đáng được nhận. Khi họ lao động nghiêm túc với nghề thì cũng cần nhận được sự tôn trọng xứng đáng với vị trí mà mình có được.
Mỹ Tâm đang là nữ ca sĩ sở hữu lượng fan hùng hậu và nói không ngoa, cô là một trong những nữ nghệ sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay. Tất nhiên, đi cùng sự nổi tiếng ấy sẽ là tấm vé đảm bảo để khán giả tới xem buổi biểu diễn của các bầu show. Mỹ Tâm chia sẻ rằng: “Tôi sống đơn giản nhưng trong nghề thì hơi nguyên tắc vì muốn hướng đến sự chuyên nghiệp. Thử nghĩ nếu cứ tổ chức những chương trình giải trí theo kiểu “phường xã” hời hợt thì không bao giờ âm nhạc phát triển được”. Việc Mỹ Tâm “tách đoàn” nếu nhiều người nhìn vào có thể nói cô xa rời các nghệ sĩ khác. Nhưng nếu đứng ở góc độ khác, đó chỉ là những yêu cầu, thoả thuận với nhà tổ chức chương trình để Mỹ Tâm thật sự thoải mái theo tính cách của mình. Rõ ràng những yêu cầu mà Mỹ Tâm đưa ra để bản thân thoải mái tinh thần nhất khi làm việc tại môi trường lạ cũng là những điều rất bình thường mà vị trí của Mỹ Tâm hoàn toàn xứng đáng có được.
Mỹ Tâm muốn tập trung cho công việc nên đưa ra những yêu cầu khiến cô thoải mái nhất
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra và đáng để chúng ta suy ngẫm. Có bao nhiêu nghệ sĩ đã từng chịu ấm ức như trường hợp của Việt Hương? Có bao nhiêu nghệ sĩ khi đi lưu diễn muốn đưa ra yêu cầu để có thể thoải mái và toàn tâm trong công việc nhưng lại không dám nói với bầu show? Và nếu vừa đi diễn, vừa phải lo lắng về chuyện ăn ở, ngủ nghỉ, di chuyển có được thoải mái hay không, thì tâm trí đâu để tập trung vào công việc? Mỹ Tâm đã trả lời một câu khiến nhiều người gật gù: “Mình cần tôn trọng người nghệ sĩ thì họ mới cống hiến hết mình cho nghệ thuật”.
Kết
Có thể nhiều nghệ sĩ Việt vẫn sợ bị mang tiếng là đòi hỏi khi đề xuất những yêu cầu khiến bản thân thoải mái với bầu show. Sự chuyên nghiệp mà các ngôi sao nước bạn (không chỉ ca sĩ, diễn viên, thậm chí cả vận động viên…) vẫn đang thực hiện, ở Việt Nam lại được gắn với cụm từ “yêu sách”. Liệu khi làm sự so sánh giữa ngôi sao nước ngoài và nghệ sĩ Việt Nam, nhiều người có cười khẩy và cho rằng đó là sự so sánh khập khiễng? Thưa rằng, lao động nghệ thuật nghiêm túc, ở đâu cũng đáng trân trọng như nhau. Các nghệ sĩ Quốc tế đến Việt Nam thì đáng được tôn trọng, được thoải mái đưa ra yêu cầu để hoàn thành công việc tốt nhất. Còn những nghệ sĩ Việt, người cần được chúng ta bảo về lại bị “ruồng bỏ” ngay ở đất nước của mình? Phàm rằng những thứ khác với đám đông, đều bị coi là điều không đúng. Tuy nhiên, đôi lúc đám đông cũng chỉ có những quyết định a dua dù đôi khi chính bản thân họ cũng không hài lòng với quyết định đó của mình.
TheoThanh Huyền / Trí Thức Trẻ
Mô hình Chính quyền cảng gây tranh luận
Từng bị hoài nghi khi dự thảo bộ luật được cho ý kiến ở Thường vụ quốc hội lẫn kỳ họp trước, song tại phiên thảo luận tại hội trường ngày 11/11, nhiều đại biểu tái đề xuất cần có mô hình chính quyền cảng.
Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu Bộ luật Hàng hải (sửa đổi), Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho hay mô hình Chính quyền cảng tại dự thảo lần đầu trình Quốc hội hồi tháng 6 đã được thay bằng Ban quản lý khai thác cảng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều
Theo ông Lý, để phù hợp với thực tiễn, dự thảo Bộ luật lần này vẫn quy định theo hướng chỉ áp dụng mô hình này ở một số cảng biển (mới) ở khu vực theo quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó, tên gọi Chính quyền cảng được thay bởi Ban quản lý khai thác cảng để không gây nhầm với cấp chính quyền ở địa phương.
Theo đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum), do đây là vấn đề rất mới nên chỉ cần quy định là "Ban quản lý khai thác cảng" chứ không gọi Chính quyền cảng là phù hợp.
Đồng ý với việc cần có Ban quản lý khai thác cảng, song Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế - Nguyễn Văn Phúc cho rằng luật cần quy định về nguyên tắc khu vực nào thì được áp dụng mô hình này chứ không nên để cho Chính phủ quy định về sau.
Cơ quan thẩm tra cho rằng cần có Ban quản lý khai thác cảng. Ảnh: H.C
Vẫn theo ông Phúc, việc quy định Ban quản lý khai thác cảng biển là doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh cổ phần hóa là điều cần bàn kỹ. "Tới đây khi chúng ta cần huy động các nguồn lực để đầu tư, liệu có cổ phần hóa Ban quản lý khai thác cảng không hay nó là công ích rồi ta không cổ phần hóa, đã cổ phần hóa thì không gọi doanh nghiệp nhà nước nữa", ông Phúc nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) nhận xét rằng việc chế định chức năng nhiệm vụ của Ban này như dự thảo luật thì phải gọi đúng tên là Chính quyền cảng. "Quy định về tên gọi như thế là chúng ta câu nệ về con chữ lẫn e ngại việc chính quyền cảng và chính quyền địa phương trùng nhau mà không nhìn vào bản chất và hiệu quả kinh tế của Chính quyền cảng đem lại", ông Kiên quả quyết.
Vị đại biểu là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh: Nếu đối chiếu với chức năng và nhiệm vụ thì mô hình trên không hẳn là một ban quản lý cảng, nên đề nghị Quốc hội cho dùng đúng từ chính quyền cảng cho phù hợp.
Dẫn ví dụ từ cụm cảng Hải Phòng với số tiền đầu tư lên đến 28.000 tỷ đồng, ông Kiên lo ngại nếu không quy định rõ thì sẽ không có một cơ quan quản lý tốt. "Điều này sẽ dẫn tới tình trạng giống như ở cảng Thị Vải - Cái Mép. Chúng ta đầu tư một cầu cảng dài 600m, nếu cho tàu Panamax dài 360m vào thì thừa 240m. Nhưng tiếp nhận thêm một tàu nữa thì lại thiếu. Cuối cùng về bản chất vẫn là lãng phí của các doanh nghiệp", ông cảnh báo.
Tuy nhiên, chuyên gia Trần Du Lịch cho rằng, dùng từ ngữ gì đi nữa thì thực chất đây là một loại định chế lưỡng tính. "Tức là nó vừa có hoạt động của cơ quan công quyền nhưng vừa là doanh nghiệp", ông Lịch phân tích.
Từ đó, vị đại biểu TP HCM kiến nghị phải có chế định lưỡng tính tức là phần nhà nước ủy quyền thì thực hiện chức năng nhà nước và phần kia hoạt động như doanh nghiệp, tương tự như mô hình Ban quản lý các khu công nghiệp và công ty đầu tư hạ tầng.
Tuy nhiên, ông Phan Trung Lý thừa nhận, đây là vấn đề mới với Việt Nam nên nếu áp dụng mô hình Chính quyền cảng ngay sẽ gặp nhiều vướng mắc, chẳng hạn như việc trao một số thẩm quyền về quản lý nhà nước tại khu vực cảng cho "Chính quyền cảng" nhưng chính quyền cảng lại là doanh nghiệp...
Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng nhìn nhận việc sử dụng cụm từ "Chính quyền cảng" sẽ gây nhầm lẫn với quy định về Chính quyền địa phương trong Hiến pháp nên Bộ luật lần này chỉ mới áp dụng một số điểm của mô hình chính quyền cảng thông qua việc cho phép thành lập Ban quản lý và khai thác cảng tại một số khu vực cảng biển sẽ được đầu tư mới.
"Điều này nhằm khắc phục những hạn chế trong việc đầu tư, khai thác manh mún, thiếu hiệu quả như tại một số cảng biển thời gian qua, tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý, khai thác cảng biển", ông Lý nói.
Dự án Bộ luật Hàng hải (sửa đổi) được trình ra Quốc hội lần đầu vào kỳ họp giữa năm nay. Dự kiến Quốc hội sẽ bấm nút thông qua dự luât vào ngày 25/11.
Chí Hiếu
Theo VNE
Vợ trẻ dọa ly hôn nếu không được tự do cặp bồ Taxi chở tôi đang chờ đèn đỏ, dưới ánh sáng trên đường, tôi thấy rõ mồn một vợ mình ăn vận khêu gợi đang cùng một người đàn ông to béo bước vào khách sạn. Tôi tự thấy mình là người khá được trai, bởi tôi cao cũng gần mét tám, dáng tương đối chuẩn với khuôn mặt nam tính. Tôi cũng đang...