Yêu cầu Khánh Hòa báo cáo xử lý các vụ việc sai phạm trước ngày 30/6
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc yêu cầu Khánh Hòa khẩn trương làm rõ sai phạm theo kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và của Thanh tra Chính phủ. Báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 30/6/2021 cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm việc với tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 8/5, ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về xử lý các vụ việc sai phạm tại tỉnh Khánh Hòa.
Video đang HOT
Sau khi nghe báo cáo của tỉnh và các ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, ông Phan Đình Trạc đánh giá, thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã tích cực thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ nhưng còn nhiều tồn tại, vướng mắc, cần phải khẩn trương, quyết liệt hơn.
Trưởng Ban Nội chính yêu cầu Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương tiếp tục thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và của Thanh tra Chính phủ; các cơ quan chức năng ở Trung ương bám sát để chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng địa phương phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo đúng tinh thần chỉ đạo của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng: “Tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó; có dấu hiệu phạm tội thì phải khởi tố, điều tra; kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật”; “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào”.
Kết quả thực hiện báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trước ngày 30/6/2021 để phục vụ Phiên họp thứ 20 của Ban Chỉ đạo.
Hơn 87.000 người đã được đặc xá theo Luật Đặc xá năm 2007
Chiều 4/5, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các cơ quan gồm: Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước, các cơ quan tư pháp trung ương và Bộ Công an về việc thi hành Luật Đặc xá năm 2018.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: TTXVN
Theo đánh giá của Bộ Công an và các thành viên dự họp, Luật Đặc xá năm 2018 đã khắc phục cơ bản những bất cập của Luật Đặc xá năm 2007 nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đặc xá. Luật cũng đã giao Chính phủ quy định chi tiết một số điều kiện của người được đề nghị đặc xá, hồ sơ đề nghị đặc xá, trình tự, thủ tục lập danh sách, thẩm định, thẩm tra danh sách, hồ sơ đề nghị đặc xá, trách nhiệm của UBND các cấp, cơ quan tổ chức có liên quan trong việc tiếp nhận, giúp đỡ người được đặc xá hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
Sau khi các bộ, ngành nêu ý kiến, phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đặc xá là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta, thể hiện sự nhân đạo của chế độ, có ý nghĩa lớn về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao. Đặc xá khẳng định chính sách khoan hồng đặc biệt của Đảng, Nhà nước ta đối với những phạm nhân có kết quả học tập, rèn luyện, lao động, phấn đấu cải tạo tốt.
Chủ tịch nước cho biết, các đợt đặc xá vào những dịp đặc biệt, ngày lễ hay sự kiện lớn của đất nước được tổ chức nhằm khuyến khích người chấp hành hình phạt tù phấn đấu cải tạo tốt để đủ điều kiện hưởng chính sách đặc xá. Các đợt đặc xá trước đây đã được thực hiện công khai, minh bạch, hỗ trợ tốt cho những người được đặc xá tái hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.
Chủ tịch nước đề nghị Bộ Công an và các cơ quan chức năng đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương về đặc xá trong thời gian tới, trong đó cần phát huy kinh nghiệm tốt trong các đợt đặc xá trước đây.
Cùng với khẳng định thực thi pháp luật về đặc xá thể hiện định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, Chủ tịch nước cũng chỉ đạo việc triển khai đặc xá phải thực hiện theo quy trình chặt chẽ, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và không để xảy ra tiêu cực.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước chỉ đạo các cấp, các ngành khi có chủ trương chính thức của Đảng, Nhà nước thì cần chủ động chuẩn bị các văn bản, văn kiện, hướng dẫn có liên quan, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn quy trình triển khai đặc xá từ cơ sở đến Trung ương, có sự kiểm tra chặt chẽ, thực hiện đúng quy định Luật Đặc xá 2018 và Nghị định 52/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Đặc xá.
Quán triệt NQĐH XIII của Đảng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng Chương trình hành động của ngành Nội chính Đảng thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về nhiệm vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Đồng chí Phan Đình Trạc phát biểu kết luận Hội nghị Sáng 28/4, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ...