Yêu cầu giảm hơn 100 tỷ trong tổng dự toán xây Bệnh viện Nhi đồng TPHCM
Thanh tra Chính phủ yêu cầu điều chỉnh giảm tổng dự toán Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TPHCM số tiền trên 107 tỷ đồng. Trong đó, giảm do sai định mức 23,2 tỷ đồng, sai khối lượng gần 90 tỷ đồng và phát sinh tăng trên 5,8 tỷ đồng.
Đó là thông tin được Thanh tra Chính phủ đưa ra trong kết luận thanh tra về việc quản lý đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TPHCM.
Cơ quan thanh tra cho biết, việc tầng kỹ thuật (PIT) được phê duyệt trong bản vẽ thiết kế cơ sở mà không được nêu trong thuyết minh dự án, thuyết minh dây truyền công năng cho thấy công tác lập, thẩm định phê duyệt dự án chưa chặt chẽ.
Qua kiểm tra hiện trường, mặt bằng tầng PIT hiện đang được bố trí đặt khu bể lắng phóng xạ, khu gia tốc tuyến tính, bể tự hoại, hệ thống đường ống thoát nước cho khoa dinh dưỡng, thoát nước vệ sinh tầng hầm, thoát nước cho khu giặt. Diện tích sàn tầng PIT đang được sử dụng trên 272 m2, chiếm 2,4% tổng diện tích sàn PIT.
“Như vậy, hiệu quả sử dụng sàn tầng PIT hiện nay là thấp, trường hợp không bố trí sử dụng diện tích sàn tầng PIT có hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí vốn đầu tư”- kết luận nêu rõ.
Bệnh viện Nhi đồng TPHCM (Ảnh: Vân Sơn).
Việc trình, phê duyệt dự toán của Sở Y tế và UBND TPHCM căn cứ theo chứng thư thẩm định giá của Công ty Đông Nam Á mà không phát hiện được việc thẩm định giá của Công ty Đông Nam Á chưa đảm bảo đầy đủ theo Tiêu chuẩn thẩm định Việt Nam dẫn đến giá trị thẩm định chưa sát với giá thị trường. Điều này cho thấy công tác quản lý dự án chưa chặt chẽ, là một trong những nguyên nhân dẫn đến gói thầu thiết bị y tế cao so với giá trị nhập khẩu của thiết bị.
Video đang HOT
Kiểm tra 19/24 gói thầu trang thiết bị y tế cho thấy công tác đấu thầu cơ bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Tuy nhiên tỷ lệ giảm giá qua đấu thấu còn thấp (trung bình 3,51%) và còn một số hạn chế, thiếu sót ảnh hưởng trực tiếp đến tính hợp lệ của hàng hoá, tiến độ cung cấp, khả năng vận hành và khắc phục sự cố của trang thiết bị y tế được cung cấp.
“Thẩm định kết quả chỉ định thầu đối với gói thầu tư vấn thẩm định giá trang thiết bị y tế đã không phát hiện được việc nhà thầu là Công ty Đông Nam Á năng lực kinh nghiệm, năng lực kinh nghiệm thẩm định viên về giá không đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định của Hồ sơ yêu cầu, đã thẩm định và đề nghị Công ty Đông Nam Á trúng chỉ định thầu”- Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Bên cạnh đó, việc bàn giao nghiệm thu đưa vào sử dụng nhiều gói thầu bị chậm tiến độ so với yêu cầu hợp đồng từ 4 tháng đến 1 năm. 18 gói thầu bị chậm tiến độ, 11 gói thầu phải gia hạn hợp đồng hai lần.
Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, thiết bị cung cấp và bàn giao cơ bản đáp ứng yêu cầu. Thời điểm kiểm tra còn một số thiết bị chưa đưa vào sử dụng được do thiết kế kỹ thuật không phù hợp với công tác khám chữa bệnh đối với bệnh nhi hoặc chưa đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật. Ban quản lý dự án, nhà thầu và đơn vị tiếp nhận sử dụng đang phối hợp khắc phục.
Thanh tra Chính phủ cho biết, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM đi vào hoạt động khám chữa bệnh từ tháng 1/2017 với một số chuyên khoa, phòng. Cán bộ quản lý bao gồm lãnh đạo bệnh viện, trưởng các khoa, phòng, ban trực thuộc hiện còn thiếu 98 người. Lãnh đạo nhiều đơn vị khoa phòng chưa đạt tiêu chuẩn chức danh theo yêu cầu.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND TPHCM phê duyệt tổng dự toán dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi đồng đảm bảo chính xác, đúng theo quy định. Đồng thời giao Sở Y tế, Bản quản lý đầu tư xây dựng các công trình thuộc Sở này cùng Bệnh viện Nhi đồng rà soát, bổ sung trang thiết bị chất lượng cao, cần thiết cho công tác khám chữa bệnh nhi.
Ban Quản lý dự án điều chỉnh giảm tổng dự toán Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TPHCM trình UBND TPHCM phê duyệt, số tiền điều chỉnh giảm là trên 107 tỷ đồng. Trong đó, giảm do sai định mức 23,2 tỷ đồng; sai khối lượng gần 90 tỷ đồng và phát sinh tăng trên 5,8 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ cũng đã yêu cầu Trường ĐH Y Dược TPHCM thành lập hội đồng trường đảm bảo đúng quy định của pháp luật, nhất là đảm bảo tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường theo đúng quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012 trình Bộ Y tế phê duyệt. Thành lập Hội đồng quản lý bệnh viện thuộc Trường theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2016 của Bộ Nội vụ; đồng thời sắp xếp, tinh gọn các ban thuộc các khoa có cùng chức năng với các phòng thuộc Trường.
Thế Kha
Theo Dantri
Gia đình 5 bà cháu bị ong vò vẽ tấn công, 2 người chết
Trong lúc dọn nhà, gia đình 5 người gồm 2 người lớn và 3 trẻ nhỏ đã bị ong vò vẽ tấn công khiến 2 người chết, 3 người nguy kịch.
Bệnh nhi L.T.V (5 tuổi) đang được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM. (Ảnh: BVCC)
Ngày 15.8, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đã tiếp nhận 2 bệnh nhi là 2 anh em L.T.K (7 tuổi) và L.T.V (5 tuổi), ngụ tại Bạc Liêu, bị ong vò vẽ đốt dẫn đến suy đa cơ quan.
Theo hồ sơ bệnh án, trước đó, chiều 14.8, trong lúc ba mẹ đi làm ăn xa, ở nhà, 5 bà cháu dọn dẹp và sửa chữa nhà, bất ngờ sập tổ ong vò vẽ cạnh nhà. Đám ong vỡ tổ tấn công trực tiếp 2 người lớn, một cháu bé 13 tháng và 2 anh em K và V.
Sau đó, hàng xóm tình cờ đi ngang qua nhà đã phát hiện 5 nạn nhân trong tình trạng hôn mê, sưng phù toàn thân, các nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạc Liêu. Tại đây, một người bà trong tình trạng nguy kịch, một người bà khác và bé 13 tháng tuổi đã không qua khỏi. 2 anh em K và V được chuyển đến Bệnh viện nhi Cần Thơ trong tình trạng toàn thân nhiều nốt ong đốt, suy gan, thận nặng. Sau đó, 2 bệnh nhi tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM với hơn 100 vết đốt toàn thân và được lọc máu khẩn cấp.
Bệnh nhi L.T.K (7 tuổi) cũng có hơn 100 vết ong đốt toàn thân.
Bác sĩ Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng Khoa Hồi sức chống độc Bệnh viện Nhi đồng cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, sưng phù mặt và toàn thân, ghi nhận hơn 100 đốt cắn mỗi bé, nhiều vết sưng to hoại tử, niêm mạc nhợt, khó thở, nước tiểu đỏ, suy đa tạng, men gan tăng gần 100 lần, suy thận, rối loạn đông máu nặng.
Sau hội chẩn, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực, lọc máu liên tục nhiều giờ.
Đến sáng nay (16.8), bệnh nhân đã tỉnh, thoát sốc, chức năng gan, thận đang trong quá trình hồi phục và tiếp tục được theo dõi.
Bác sĩ Lê Vũ Phượng Thy khuyến cáo, mùa hè là thời điểm tai nạn do ong đốt gia tăng. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tránh để trẻ tiếp xúc với ong, không kích động hoặc chọc phá tổ ong. Khi ong bay đến, không chạy, nên đứng hoặc ngồi im không cử động. Đồng thời, các gia đình cần thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà. Khi ong vào nhà làm tổ cần phát hiện sớm tổ ong và phá bỏ nếu ở nơi đông người, nơi nhiều người đi lại hoặc trong hộ gia đình, nên phá ngay khi tổ ong mới xây.
Ngoài ra, khi bị ong đốt, cần lưu ý sơ cứu kịp thời với các biện pháp như: Nhanh chóng đưa trẻ hoặc người bị nạn ra khỏi khu vực có ong; đặt người bị ong đốt nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể; dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra chứ tuyệt đối không dùng tay nặn ép lấy ngòi vì có thể làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể... Sau đó, chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng, uống nhiều nước để loại thải các độc tố và đưa người bị đốt tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, bác sĩ Thy chia sẻ.
Theo Danviet
Vụ sập giàn giáo ngày 20/11: 2 học sinh chấn thương sọ não phải phẫu thuật Trong 25 học sinh nhập viện cấp cứu có 6 em phải nhập viện điều trị đều liên quan chấn thương vùng đầu. Đặc biệt, 2 em chấn thương sọ não phải phẫu thuật. Ngày 20/11, ông Trần Phú Lữ - Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh (TP HCM) cho biết, các đơn vị chức năng vẫn đang điều tra làm rõ nguyên...