Yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng tiếp nhận lao động Trung Quốc
Bộ LĐTB&XH yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động là người nước ngoài tạm dừng tiếp nhận lao động từ Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc.
Tối 2/2, Văn phòng Bộ LĐTB&XH có công điện khẩn gửi đến UBND các tỉnh, thành phố và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Theo đó, Bộ trưởng LĐTB&XH yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động là người nước tại các địa phương tạm dừng tiếp nhận lao động từ Trung Quốc về quê ăn Tết quay trở lại Việt Nam làm việc và lao động là người nước ngoài di chuyển qua các vùng dịch trong thời gian công bố dịch bệnh nCoV.
Trong trường hợp đã tiếp nhận trở lại, doanh nghiệp phải báo cáo danh sách những lao động của doanh nghiệp vừa trở về Việt Nam từ Trung Quốc cùng với những thông tin cần thiết theo yêu cầu.
“Các đơn vị này cũng cần thực hiện các biện pháp cách ly tại nơi ở và nơi làm việc theo hướng dẫn của cơ quan y tế, đồng thời theo dõi, kiểm tra sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam”, công văn của Bộ nêu rõ.
Bộ LĐTB&XH yêu cầu các doanh nghiệp tạm dừng tiếp nhận lao động Trung Quốc sau khi Thủ tướng công bố về dịch bệnh corona ở Việt Nam.
Cục Việc làm và Sở LĐTB&XH, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế các địa phương phải tạm dừng cấp giấy phép lao động mới cho lao động nước ngoài đến từ các vùng có dịch trong thời gian Việt Nam công bố dịch bệnh nCoV.
Video đang HOT
Cục Việc làm phải chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê, cập nhật hàng ngày các số liệu, thông tin y tế liên quan tới lao động nước ngoài đến từ các vùng có dịch, nhất là lao động Trung Quốc (tổng số lao động nước ngoài, số về quê ăn Tết, số đi qua vùng có dịch, số đã quay trở lại Việt Nam…) để kịp thời báo cáo Bộ các giải pháp xử lý khi có dấu hiệu bất thường liên quan đến dịch bệnh nCoV.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cần rà soát, nắm rõ số lượng người lao động Việt Nam làm việc tại các nước đã có các trường hợp nhiễm dịch bệnh nCoV. Các doanh nghiệp được khuyến cáo tạm thời lùi thời gian xuất cảnh đối với lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước có các trường hợp nhiễm dịch bệnh nCoV.
Trong trường hợp cần thiết xuất cảnh, người lao động cần phải được quán triệt để chủ động các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nCoV, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về y tế của cơ quan chức năng Việt Nam và nước tiếp nhận lao động.
Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) đang cách ly nhiều công nhân làm việc tại Công ty Nihon Plast Việt Nam có biểu hiện nghi ngờ nhiễm virus corona. Ảnh: Hồng Quang.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với cơ quan y tế địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tập trung đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh khử trùng phòng học, nơi học để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
“Trong trường hợp cần thiết, lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xem xét, quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ học để tập trung phòng, chống dịch bệnh nCoV”, công điện của Bộ nêu.
Bên cạnh đó, trong thời gian Việt Nam công bố dịch bệnh nCoV, các địa phương phải dừng tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người liên quan tới lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành; không tổ chức các hội nghị, hội thảo, phiên giao dịch việc làm,… trường hợp cần thiết báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Bộ LĐTB&XH đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng và của Bộ để ngăn chặn dịch do virus corona (nCoV) gây ra.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 27 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc).
Tính đến sáng 2/2, tổng số ca nhiễm trên thế giới được ghi nhận là 14.551 trường hợp. Số ca tử vong đã lên tới 304. Cũng trong sáng 2/2, Philippines công bố ca tử vong vì virus corona đầu tiên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Việt Nam đến nay đã có 7 trường hợp mắc virus corona. Trong đó, 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi); 3 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 1 công dân Việt Nam là lễ tân khách sạn có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc; và một Việt kiều bay từ Mỹ về Việt Nam quá cảnh ở Vũ Hán trong vòng 2 tiếng.
Theo news.zing.vn
An Giang đẩy mạnh công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em
An Giang hiện có 463.747 trẻ em, trong đó 4.567 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Tỷ lệ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc đạt 85%, tỷ lệ trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc đạt tỷ lệ 65,8% và đã có 231.340 trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ y tế .
An Giang chăm lo cho các cháu thiếu nhi
Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác Lao động, Người có công và xã hội năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội ngày 25/12/2019 ông Châu Văn Ly- GĐ Sở LĐTBXH An Giang cho biết tỉnh hiện có 463.747 trẻ em, trong đó trẻ có hoàn cảnh đặc biệt là 4.567 trẻ. Tỷ lệ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc đạt 85%, tỷ lệ trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc đạt tỷ lệ 65,8% và đã có 231.340 trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ y tế. Trong năm 2019 Sở tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn cho các đối tượng là cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm công tác bảo trợ xã hội về chăm sóc và bảo vệ trẻ em, giảm nghèo ở các địa phương.
ông Châu Văn Ly - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh An Giang
Trong lĩnh vực chăm sóc bảo vệ trẻ em, Sở đã tham mưu UBND ban hành các quyết định, công văn về triển khai chương trình công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 2019 và giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Sở GDĐT, Sở Y tế, Sở Tư pháp, MTTQ cùng các đoàn thể tổ chức các hội thi tuyên truyền về kiến thức pháp luật bảo vệ trẻ em, tuyên truyền về kỹ năng phòng tránh xâm hại, bạo lực đối với trẻ em. Thông qua các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Tổ chức trại hè cho trẻ em có nguy cơ phải lao động sớm
Kết quả 100% trẻ thuộc diện hưởng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng, 100% trẻ dưới 6 tuổi được cấp BHYT miễn phí theo quy định, 100% xã phường thị trấn triển khai thí điểm mô hình "Ngôi nhà an toàn" phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, 100% cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em cấp huyện xã và cộng tác viên được nâng cao năng lực về chuyên môn, 75% xã phường, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn xã phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
Đặc biệt các huyện xã đã thành lập 76 Câu lạc bộ trẻ em, nhân rộng 10 điểm tư vấn xã hội học đường,.... "Tỉnh An Giang có 2 đề xuất đó là tăng mức trợ cấp xã hội bởi tình trạng trượt giá hằng năm tăng khá cao, đề nghị Trung ương sớm phê duyệt các đề án do UBND tỉnh An Giang đề xuất trong năm 2019, sớm bố trí kinh phí xây dựng Trung tâm Bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tàn tật ở tỉnh An Giang", ông Châu Văn Ly cho biết.
Bảo Hạnh
Theo Dansinh
Cần có thêm ưu đãi dành cho người có công Bô Lao đông - thương binh va xa hôi đang tô chưc lây y kiên cac đia phương về dự thảo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi). Phó tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Trọng Hậu trao tặng sổ tiết kiệm cho người có công ở huyện Trảng Bom. Ảnh: V.Truyên...