Yêu cầu điều tra ‘nghi án’ CSGT bảo kê xe quá tải
Ngày 8/11, TAND tỉnh Bắc Ninh quyết định trả hồ sơ vụ án nhận tiền bảo kê 359 xe ô tô quá tải cho VKSND Tối cao điều tra bổ sung, làm rõ việc có hay không tiền bảo kê được chuyển cho cảnh sát giao thông (CSGT).
Các bị cáo tại tòa
Truy tố đường dây nhận tiền ‘bảo kê’ xe quá tải ở Bắc Giang, Bắc Ninh
Nộp tiền sẽ ít bị kiểm tra?
Phiên tòa xét xử 6 bị cáo gồm Phạm Văn Phương – GĐ Cty CP xây dựng và thương mại PNV. Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, từ tháng 6 – 7/2016, Phương chỉ đạo bị cáo Phùng Đức Ngọc và Lê Văn Hiếu nhận hơn 1,6 tỷ đồng từ 6 nhà xe để bảo kê 359 ô tô quá tải trên địa bàn Bắc Ninh, Bắc Giang. Các bị cáo Trần Huy Lâm, Ngô Sĩ Bảo, Đinh Văn Hải nằm trong số 6 nhà xe nói trên, đã đưa tiền cho nhóm của Phương nhằm được cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông bảo kê cho các xe quá tải của mình.
Cơ quan truy tố cho rằng, Phương đã gian dối có quen cơ quan chức năng, có thể “xử lý” được xe vi phạm để lừa các nhà xe đưa tiền cho mình nên phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo cơ quan truy tố, các bị cáo Ngọc và Hiếu nghĩ Phương có thể bảo kê xe quá tải nên đã đi thu tiền bảo kê của các nhà xe, vì vậy phạm vào tội “Môi giới hối lộ”. Các bị cáo Lâm, Bảo, Hải đưa tiền cho Ngọc và Hiếu nhằm chuyển tới CSGT nên phạm vào tội “Đưa hối lộ”. Điều tra xác định, Phương đã chiếm đoạt toàn bộ tiền các nhà xe nộp, không đưa hối lộ cho CSGT.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tại giai đoạn điều tra cũng như phiên tòa công khai, ông Phương nói có quen một số CSGT ở Bắc Giang và được Lê Quang Dũng – cán bộ C46 Bộ Công an giới thiệu với 2 đội trưởng CSGT Bắc Ninh. Bị cáo đã đưa tiền cho ông Dũng, nhờ CSGT bảo kê xe quá tải. Ông Phương cũng đưa 1 điện thoại có sim đăng ký tên vợ mình cho CSGT, 1 điện thoại khác lưu sẵn số điện thoại của sim này cho bị cáo Ngọc. Từ đó, Ngọc sẽ nhắn tin các nhà xe đã thu tiền để CSGT lưu ý.
Bị cáo Ngọc đồng ý lời khai của Phương, nói khi có xe nộp tiền, bị cáo sẽ nhắn tin vào số được lưu sẵn là “QuyBN” tức 1 cán bộ CSGT ở Bắc Ninh. Ngọc từng được Phương đưa đi ăn cơm cùng vị CSGT này nên nhận được mặt. Tuy vậy, Ngọc cho biết chưa bao giờ chứng kiến việc Phương trao đổi với CSGT về câu chuyện bảo kê.
Chủ tọa cho rằng bị cáo Phương đã khai ra tình tiết mới tại tòa nhưng quá trình điều tra không thể hiện như đưa điện thoại cho CSGT để nhận biển số xe cần bảo kê từ bị cáo Ngọc… Vì vậy, HĐXX quyết định trả hồ sơ cho VKSND Tối cao điều tra, làm rõ có hay không việc CSGT nhận hối lộ để bảo kê xe vi phạm.
Chủ tọa đặt câu hỏi ngoài việc thu tiền, nhắn tin xe đã nộp tiền, bị cáo có đi kiểm tra các tuyến đường, dò la nếu phát hiện xe quá tải chưa nộp tiền cho mình sẽ thông báo để CSGT xử lý? Bị cáo Ngọc thừa nhận việc này. Một luật sư đề nghị Ngọc so sánh tần suất bị kiểm tra, xử phạt của xe quá tải trước và sau khi đóng tiền bảo kê. Bị cáo đáp: “Đúng là sau khi nộp tiền, xe ít bị kiểm tra hơn”.
Nghi vấn CSGT nhận tiền
Phương khai thêm, từng “xử lý” thành công nhiều xe vi phạm. Với các xe không xin được, bị cáo yêu cầu chủ xe mang biên lai nộp phạt về để Ngọc trả tiền. Ngọc thừa nhận, nói từng trả tiền phạt cho các nhà xe đã nộp tiền; trừ một trường hợp xe bị Cục CSGT xử phạt, Ngọc không trả vì đã thỏa thuận chỉ bảo kê với CSGT Bắc Ninh, Bắc Giang.
Ngoài ra, Phương, Ngọc có gọi hàng trăm cuộc điện thoại cho CSGT để xin cho xe vi phạm, có ngày hàng chục cuộc. Được triệu tập, các cán bộ CSGT Bắc Ninh không thừa nhận việc cầm tiền bảo kê và nói rằng Phương chỉ gọi điện mời ăn uống, hỏi thăm sức khỏe, xin xe nhưng họ từ chối.
Các CSGT Bắc Giang cũng phủ nhận bảo kê xe trên địa bàn mình,thậm chí còn khẳng định họ luôn làm đúng nhiệm vụ được giao. Ông Lê Quang Dũng – cán bộ C46 (Bộ Công an) cũng nói không liên quan vụ án dù Phương khai từng đưa ông 500 triệu đồng để bảo kê xe và có nhiều tin nhắn nội dung bảo kê giữa 2 người.
Qua xét hỏi, kiểm sát viên khẳng định bị cáo Phương không đưa được chứng cứ thể hiện đã đưa tiền cho các CSGT; các cán bộ CSGT cũng phủ nhận việc này… Áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, người giữ quyền công tố bác bỏ lời khai của bị cáo Phương, đề nghị tòa tuyên bị cáo này phạm tội lừa đảo.
Sau nghị án, chủ tọa cho rằng bị cáo Phương đã khai ra tình tiết mới tại tòa nhưng quá trình điều tra không thể hiện như đưa điện thoại cho CSGT để nhận biển số xe cần bảo kê từ bị cáo Ngọc… Vì vậy, HĐXX quyết định trả hồ sơ cho VKSND Tối cao điều tra, làm rõ có hay không việc CSGT nhận hối lộ để bảo kê xe vi phạm.
Ngày 19/7/2016, tại một quán cà phê, Ngọc đang nhận 48 triệu đồng từ 1 lái xe liền bị tổ công tác Cục Cảnh sát hình sự (C45) Bộ Công an bắt giữ. Sau đó, C45 đã khởi tố Phương, Ngọc Hiếu về tội “Đưa hối lộ”. Tháng 12/2017, C45 thay đổi tội danh của 3 bị can sang “Môi giới hối lộ”; tháng 1/2018, tội danh của Phương được chuyển thành “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau khi nhận kết luận điều tra, cơ quan truy tố đã yêu cầu C45 điều tra bổ sung 4 lần. Ngày 1/10/2018, VKSND Tối cao mới hoàn tất cáo trạng vụ án, ủy quyền cho VKSND tỉnh Bắc Ninh thực hành quyền công tố. Từ ngày 5/11/2018,TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử sơ thẩm.
XUÂN ÂN
Theo TPO
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu điều tra vụ bảo kê lộng hành Chợ Long Biên
Ngày 21/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung có công văn gửi Công an TP. Hà Nội liên quan đến thông tin bảo kê bắt nạt tiểu thương tại chợ đầu mối Long Biên.
Chợ Long Biên là chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội.
Ngày 20/9, báo chí phản ánh hoạt động bảo kê đang diễn ra công khai tại chợ Long Biên (quận Ba Đình). Để có thể có một chỗ buôn bán, tiểu thương tại chợ Long Biên sẽ phải đóng tiền bãi (tiền bảo kê) cho một số đối tượng tại khu chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội này. Ai không đóng tiền đương nhiên không thể buôn bán. Ai phản kháng lập tức sẽ bị "dằn mặt".
Một tiểu thương tại chợ Long Biên cho biết, hàng ngày phải nộp cho người cai quản ở chợ này là 250 nghìn đồng, tính ra mỗi tháng hết mấy triệu đồng.
Theo các tiểu thương, số tiền bãi phải đóng của mỗi người khác nhau, có người đóng theo tháng, có người đóng năm, có người lại đóng ngày. Ví dụ, với 1 đầu xe nhỏ đỗ trên bãi cá là 100 triệu đồng/năm.
Được biết, hiện Chợ Long Biên có khoảng 1.000 hộ kinh doanh với gần 300 hộ thường xuyên cần chỗ đỗ xe. Trong khi ban quản lý chợ chỉ thu được mức vé vào cổng với giá từ 15 nghìn đồng, đến 60 nghìn đồng/lượt. Tuy nhiên, người thu tiền bảo kê lại kiếm được số tiền gần gấp 10 lần. Một số tiền không hề nhỏ của người dân bị ngang nhiên chiếm đoạt.
Từ thông tin trên, Chủ tịch Hà Nội giao Giám đốc Công an TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố trước ngày 30/9.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Xử băng bảo kê, trấn lột người bán dâm Băng bảo kê chuyên cưỡng bức, trấn lột người chuyển giới thu tiền bảo kê chỗ đứng bán dâm tranh giành địa bàn, không ngại tàn sát lẫn nhau. Ngày 1-2, TAND TP HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với băng bảo kê của Lê Văn Dũng (SN 1979), Đào Thị Cúc (SN 1971; vợ Dũng), Phạm Xuân Lộc (SN...