Yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới gỡ bỏ nhiều nội dung, game vi phạm
Theo Cục Phát thanh- Truyền hình và Thông tin điện tử (PT-TH&TTĐT, Bộ TT-TT), trong năm 2022, Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn nội dung vi phạm trên các nền tảng xuyên biên giới.
Các nền tảng xuyên biên giới đã gỡ bỏ nhiều nội dung vi phạm
Tính từ đầu năm đến ngày 21-11-2022, Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 2.398 bài viết có nội dung thông tin xấu độc, đạt tỷ lệ 90%. Đặc biệt, trong năm 2022, Facebook đã chấp nhận gỡ bỏ 17 hội, nhóm (group) có nội dung không lành mạnh và nội dung độc hại với trẻ em như: Hội những người vỡ nợ thích làm liều, Hội những người muốn tự tử, Hội đồng phê… Ngoài ra, nền tảng này gỡ bỏ 18 tài khoản giả mạo các cá nhân, tổ chức.
Tương tự, Google đã gỡ 7.275 video vi phạm trên Youtube, đạt tỷ lệ 91%. Đáng chú ý, vào tháng 3-2022, YouTube đã ngăn chặn 5 kênh YouTube phản động khỏi truy cập từ lãnh thổ Việt Nam. Lượng video của 5 kênh này là khoảng 1.500 video.
Đại diện Cục PT-TH&TTĐT cho rằng, đây là bước tiến đáng ghi nhận từ phía YouTube. Trước đó, từ cuối năm 2020, nền tảng mạng xã hội này đã tạm ngừng gỡ các kênh vi phạm vì nhiều nguyên nhân.
Đối với Tiktok, Bộ TT-TT cũng đã chặn, gỡ 288 video vi phạm, đạt tỷ lệ 95%, gỡ bỏ 8 tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Đảng, Nhà nước. Đồng thời, nền tảng này cũng tự chủ động rà quét, ngăn chặn 807 video có nội dung xấu độc trên nền tảng của mình.
Video đang HOT
Đối với trò chơi điện tử ( game) lậu, không phép, cờ bạc trên mạng, trong năm, Cục PT-TH&TTĐT đã tăng cường công tác rà quét, ngăn chặn xử lý các game lậu, game cờ bạc được cung cấp xuyên biên giới trên các kho ứng dụng và qua các website trên mạng nhằm hạn chế tình trạng này.
Theo đó, Apple đã gỡ 34 ứng dụng game không phép; Google đã gỡ 93 ứng dụng game không phép, game cờ bạc phát hành xuyên biên giới vào Việt Nam; đồng thời phối hợp với các đơn vị trong Bộ rà soát, ngăn chặn gỡ bỏ 91 tên miền cung cấp game không phép.
Cục PT-TH&TTĐT cũng thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam không được kết nối thanh toán cho các game vi phạm pháp luật, game không phép đang phát hành trên AppStore và Google Play.
Trường hợp không chấm dứt tình trạng trên, Cục sẽ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định; Yêu cầu các doanh nghiệp game phải cam kết trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 không đổi thưởng, không sử dụng các từ liên quan đến cá cược…
Yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới gỡ hàng chục nghìn tin giả, xấu độc
Bộ TT&TT đã yêu cầu các mạng xã hội xuyên biên giới phải chặn, gỡ hàng nghìn thông tin giả mạo, xấu độc lan truyền gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực nhờ hệ thống rà quét, phát hiện nguồn tin giả.
Gỡ hàng chục nghìn thông tin giả mạo
Bên cạnh những mặt tích cực và tiện ích mang lại cho xã hội thì trên mạng Internet còn tồn tại nhiều thông tin vi phạm pháp luật. Trong đó, có tình trạng lan truyền các thông tin giả mạo, sai sự thật từ những trang mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, YouTube, TikTok...
Các mạng xã hội phải chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn thông tin giả mạo. Ảnh minh họa: Internet
Thời gian qua, Bộ TT&TT đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hạn chế, xử lý tình trạng phát tán, lan truyền tin giả, thông tin xấu độc. Trong đó, có việc ban hành bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; chủ động rà quét, theo dõi, đo lường, phát hiện các nguồn tin giả, thông tin xấu độc, các vấn đề nóng dư luận quan tâm để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn.
Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, YouTube, TikTok... ngăn chặn, gỡ bỏ hàng chục nghìn nội dung vi phạm.
Cụ thể, từ năm 2018 - 2019, Facebook đã phải gỡ 311 tài khoản giả mạo, hơn 12.638 bài viết sai sự thật, bôi nhọ uy tín các tổ chức, cá nhân, thương hiệu; 484 fanpages quảng cáo game cờ bạc, đổi thưởng; 2.476 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp.
Trong giai đoạn cao điểm chống dịch Covid-19, Facebook đã gỡ 14 tài khoản giả mạo Bộ Y tế; hơn 2.527 bài viết xuyên tạc về tình hình dịch bệnh và có nội dung tiêu cực, gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Trong khi đó, YouTube cũng ngăn chặn và gỡ bỏ 76.590 video vi phạm, ngăn chặn truy cập từ Việt Nam vào 30/62 kênh YouTube phản động thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Nhà nước.
Tiktok đã ngăn chặn, gỡ bỏ 1.445 link vi phạm, trong đó có 5 tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Đảng, Nhà nước; đồng thời chủ động rà quét, ngăn chặn 3.568 video có nội dung xấu độc.
Trong năm 2022, Facebook gỡ bỏ 16 hội, nhóm có nội dung không lành mạnh, độc hại với trẻ em; 11 tài khoản giả mạo các cá nhân, tổ chức. Còn YouTube cũng ngăn chặn 6 kênh phản động không cho truy cập từ lãnh thổ Việt Nam. Theo đánh giá của Bộ TT&TT, tỷ lệ chặn gỡ trung bình hiện nay đạt trên 93%.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2022, Bộ và các Sở TT&TT đã ban hành 114 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thông tin trên mạng với tổng số tiền phạt là 1.944.500.000 đồng.
Sẽ định danh người dùng mạng xã hội
Bộ TT&TT nhận định, việc ngăn chặn, xử lý thông tin giả, xấu độc còn nhiều khó khăn. Nhiều dịch vụ và phương thức cung cấp nội dung mới phát sinh trên mạng như livestream trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới thường phát tán nhanh, khi có vi phạm về nội dung thì mức độ ảnh hưởng lớn, gây bức xúc cho xã hội trong khi việc yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy trình mất thời gian. Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp thường rất ít phản ánh, khiếu nại tới cơ quan chức năng hoặc khởi kiện theo quy định dẫn đến không đủ căn cứ để xử lý vi phạm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam chưa tuân thủ pháp luật, tìm cách né tránh không ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.
Do thiếu sự chủ động trong công tác phối hợp phát hiện, xác minh nội dung vi phạm giữa các bộ, ngành, địa phương nên hậu quả là tốn nhiều thời gian, một số thông tin sai sự thật vẫn được phát tán rộng rãi.
Bộ TT&TT cho biết, sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm quản lý hiệu quả các nền tảng xuyên biên giới, nhất là nền tảng mạng xã hội, quảng cáo, kho ứng dụng; định danh được người sử dụng và cân bằng tỷ lệ người sử dụng với mạng xã hội nước ngoài.
Tăng cường đổi mới công nghệ trong việc rà quét, phân tích dữ liệu nhằm phát hiện kịp thời nguồn phát tán thông tin vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, phát triển hiệu quả hệ thống các đường dây nóng và phương tiện công nghệ thông tin.
Quy định mới "siết" hoạt động của các nền tảng truyền hình xuyên biên giới Các nền tảng OTT xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định về giấy phép, cung cấp nội dung và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý là Bộ TT&TT kể từ đầu năm sau. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Nghị định 71 sửa đổi, bổ...