Yêu cầu báo cáo quá trình truy bắt Dương Chí Dũng
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đánh giá sai phạm tại Vinalines thuộc 20 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, yêu cầu các cơ quan tố tụng báo cáo quá trình truy tìm, bắt giữ cựu chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng.
Thời gian dự kiến kết thúc điều tra vụ án, chuyển VKS truy tố cũng được Ban chỉ đạo yêu cầu đưa ra.
Theo tin từ Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, cơ quan này đang đôn đốc xử lý 20 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, yêu cầu các cơ quan tố tụng báo cáo rõ thêm một số vấn đề trong quá trình điều tra. Báo cáo gửi trước ngày 25/9.
Cụ thể, ngoài vụ tham ô và cố ý làm trái xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Ban chỉ đạo yêu cầu vụ Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng gây thiệt hại 4.600 tỷ đồng, cơ quan tố tụng cần báo cáo về các cơ quan, tổ chức, đơn vị ngân hàng có liên quan vụ án những người dự kiến cần khởi tố điều tra, xử lý.
Riêng vụ Nguyễn Đình Thản lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra tại Công ty Vinaconex 10 (Đà Nẵng), Ban chỉ đạo yêu cầu làm rõ trách nhiệm của cán bộ, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu giữ và để mất phong bì đựng tiền nhận hối lộ những vi phạm trong thu thập chứng cứ, thời hạn tố tụng ở từng cơ quan và trách nhiệm cán bộ để xảy vi phạm.
Video đang HOT
Những vướng mắc và đề xuất trong giải quyết vụ án Nguyễn Anh Tuấn và đồng phạm cố ý làm trái xảy ra tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng được yêu cầu thông tin về Ban chỉ đạo.Với vụ ông Vũ Quốc Hảo (cựu tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) bị điều tra lợi dụng chức vụ quyền hạn, Ban chỉ đạo yêu cầu được báo cáo về hành vi của những người được cho là thiếu trách nhiệm, đồng phạm vai trò giúp sức nhưng chưa bị khởi tố.
Ông Dương Chí Dũng rời chức chủ tịch HĐQT Vinalines để làm Cục trưởng Hàng hải vào tháng 2. Giữa tháng 5, ông này bị điều tra về hành vi Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tại thời điểm nhà chức trách thực thi lệnh bắt, ông Dũng không có mặt tại cơ quan, nhà riêng.Ông Dũng bị Bộ Công an phát lệnh truy nã đặc biệt, Interpol truy nã quốc tế. Sau hơn 3 tháng truy tìm, ngày 4/9 Bộ Công an thông tin ông Dũng đã bị bắt,Trước nghi vấn lộ thông tin trong quá trình điều tra, trung tướng Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an) khẳng định: “Chưa có tài liệu phản ánh việc lộ lọt thông tin hay việc ông Dũng mất nhiều tiền để được “phím” trước”.Theo VNE
An ninh nguồn nước bị đe dọa nghiêm trọng
An ninh nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng và chịu tác động đan xen do sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới, tình trạng biến đổi khí hậu, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Đó là thông điêp Chủ tịch nước Trương Tân Sang nhân mạnh tại phiên thảo luận về "Nước - Nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới", phiên họp diên ra trong khuôn khô hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC năm 2012 tại Vladivostok hôm nay.
Chủ tịch nước Trương Tân Sang.
Ảnh: Tân Hoa xã
Chủ tịch nước đã có bài phát biểu quan trọng dẫn đề tại phiên thảo luận về "Nước - Nguồn tài nguyên chiến lược toàn cầu mới", và cùng với Tổng thống Chile, chủ trì thảo luận với các doanh nghiệp.
Đây là lần đầu tiên việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước trở thành một trong những chủ đề chính của hợp tác APEC và được cộng đồng doanh nghiệp cũng như các thành viên hết sức quan tâm.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh nguồn nước đang ngày càng trở thành một tài nguyên chiến lược khan hiếm toàn cầu, không chỉ tác động đến phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng môi trường an ninh của nhiều quốc gia, nhiều châu lục trên thế giới.
An ninh nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng và chịu tác động đan xen do sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới, tình trạng biến đổi khí hậu, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Do đó, cần phải có cách tiếp cận toàn diện và dành sự quan tâm đầy đủ đối với vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên nước trên toàn thế giới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh sự cần thiết hình thành cơ chế đối thoại của APEC về tài nguyên nước, gắn với Chiến lược tăng trưởng mới của APEC.
Đó là khuôn khổ để các thành viên có thể trao đổi kinh nghiệm, hợp tác trong quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các nguồn nước, đặc biệt nguồn nước đi qua nhiều lãnh thổ, trên nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia tiếp cận tài nguyên nước, hợp tác phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, phòng chống bệnh tật cho người dân sinh sống ven sông.
Đồng thời, với tiềm năng to lớn và vị thế của mình, APEC hoàn toàn có khả năng và có trách nhiệm tham gia và hỗ trợ các chương trình tiểu vùng, khu vực và quốc tế trong lĩnh vực này, đặc biệt là các khuôn khổ hợp tác các nước Mekong và Kế hoạch Chiến lược dài hạn của ASEAN về quản lý các nguồn nước.
Là hội nghị thường niên quan trọng và có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp tại châu Á - Thái Bình Dương, Hội nghị Thượng đỉnh APEC năm nay có chủ đề "Xử lý thách thức - Mở rộng cơ hội", thu hút sự tham gia của khoảng 700 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu khu vực.
20 phiên thảo luận và đối thoại của Hội nghị là những cơ hội quý báu để cộng đồng doanh nghiệp có thể trao đổi sâu rộng với các nhà lãnh đạo APEC về với những vấn đề đang tác động trực tiếp quá trình phục hồi kinh tế, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và liên kết khu vực. Các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm việc bảo vệ nguồn tài nguyên, nguồn nước, năng lượng, lương thực, chuỗi cung ứng, hạ tầng cơ sở, đô thị, giáo dục, y tế...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một trong 10 nhà Lãnh đạo APEC được mời tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Cùng ngày, trong khuôn khổ các hoạt động song phương với Nga tại Vùng Viễn Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm ĐH Quốc gia Hàng hải Nevexki và phát biểu tại Tọa đàm doanh nghiệp Việt - Nga.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp đại diện của các tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn, quá trình chuyển đổi của kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp khu vực kinh doanh và đầu tư.
Theo VNN
Danh tính xác chết trong chung cư LICOGI 13 được làm rõ Xác chết đang trong quá trình phân hủy mạnh, cạnh thi thể phát hiện một cuốn sổ khám bệnh, vài viên thuốc lạ và một ít tiền lẻ... Danh tính xác chết trong chung cư LICOGI 13 được làm rNạn nhân được xác định là bà Nguyễn Thị Lanh, SN 1963, chủ của căn hộ 807 tòa nhà LICOGI 13. Tại hiện trường,...