Yêu bao lâu trước kết hôn?
Các chuyên gia khuyên bạn nên chờ đợi ít nhất một năm để đảm bảo 2 người thực sự phù hợp với nhau. Bạn cần khoảng thời gian này để:
Tìm hiểu tính xấu của đối phương
Thời gian đầu hẹn hò, bạn sẽ chỉ nhìn thấy những điểm tốt của người yêu, kể cả những tính xấu cũng là điều đáng yêu, rằng anh/ cô ấy là người hoàn hảo. Nhưng qua 6 tháng hoặc hơn, các bạn sẽ dần bộc lộ con người thật của mình, cả tính tốt lẫn tính xấu. Khi đó, bạn có thể phát hiện ra rằng chàng là người vô cùng gia trưởng, hay nàng rất lười làm việc nhà và khó hòa hợp với gia đình/ bạn bè của bạn.
Theo tiến sĩ Linda Miles, tác giả cuốn sách “The new marriage”, càng trải qua nhiều tình huống cùng nhau, bạn càng cảm nhận chính xác được người ấy có thực sự là một nửa của đời mình hay không.
Xác nhận cảm xúc của mình
Đối với những người bắt gặp “tình yêu sét đánh”, não sẽ tiết ra chất dopamine khiến bạn phấn khích và vô cùng hào hứng khi được gặp chàng/ nàng. Điều này có thể che giấu sự thật rằng tình cảm của bạn chỉ là một phút thoáng qua. Nó sẽ bắt đầu mất đi sau 6 tháng tới 1 năm. Và khi đó, những thói quen của chàng mà trước kia bạn nghĩ rằng thật dễ thương như đãng trí hay luôn trễ hẹn, bỗng chốc có thể trở thành những lý do cho sự chia tay. Do đó, hãy để thời gian xác nhận cảm xúc thực sự của bạn về chàng/ nàng.
Xác định kế hoạch tương lai
Video đang HOT
Trước khi quyết định tiến tới cuộc sống vợ chồng, bạn cần thời gian để đảm bảo 2 người có sự thống nhất về cách quản lý tiền bạc, thời điểm có con, chỗ ở (ở riêng hay cùng gia đình nhà chồng/ vợ ) và những kế hoạch tương lai khác.
Tiến sĩ Christine Meinecke, tác giả cuốn sách “Everybody marries the wrong person”, chia sẻ: ” Để giữ vững mối quan hệ, các cặp đôi phải chia sẻ mục tiêu, quan điểm, sở thích chung cùng với sự hấp dẫn ở nhau và nuôi dưỡng cảm xúc tình yêu”.
Không phải hôn nhân chỉ dành cho những cặp đôi tìm hiểu nhau từ 1 năm trở lên. Nhưng tại sao bạn phải vội vàng quyết định kết hôn? Suy cho cùng, nếu anh/ cô ấy thực sự là tình yêu duy nhất của đời bạn, sau 1 năm, sự thật đó cũng sẽ không thay đổi. Vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Theo VNE
"Nhận dạng" người đồng tính ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua, Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã tiến hành khá nhiều các cuộc khảo sát trực tuyến với người đồng tính về nhiều khía cạnh khác nhau. Các kết quả này cho phép nhận diện bước đầu về cộng đồng người đồng tính và song tính ở Việt Nam .
Các kết quả nghiên cứu bước đầu cho phép nhận diện bước đầu về cộng đồng người đồng tính và song tính ở Việt Nam
Theo một khảo sát toàn quốc trong cộng đồng người đồng tính, song tinh và chuyển giới (LGBT), trong số hơn hai nghìn người trả lời, có 63,4% tự nhận mình là người đồng tính, 17,7% nhận mình là lưỡng tính (song tính).
Trong khi đó, một nghiên cứu khác gần đây về mối quan hệ đồng giới cũng cho thấy đa phần (73%) tự nhận dạng mình là người đồng tính, khoảng 11% nhận dạng là người song tính.
Về trình độ học vấn, kết quả khảo sát với trên 3000 đồng tính nam và 2000 đồng tính nữ cho thấy trình độ học vấn của họ khá cao. Theo đó, 68% nam và 70% nữ có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Một khảo sát trực tuyến khác gần đây với đồng tính nữ cũng cho thấy một nửa mẫu khảo sát có trình độ học vấn từ đại học trở lên.
"Tất nhiên vì khảo sát trực tuyến nên đa số những ngừoi tham gia là các bạn trẻ, có kỹ năng sử dụng máy tính và có học vấn. Nhưng những con số cũng giúp khẳng định rằng người đồng tính rất đa dạng và nhiều người trong số họ có học vấn cao" - Tiến sĩ Phạm Quỳnh Phương cho biết.
Về nghề nghiệp, điều tra khảo sát cho thấy, người đồng tính đang làm việc ở tất cả các loại hình cơ quan như doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp cơ quan tổ chức có yếu tố nước ngoài...
Về ngành nghề, người đồng tính làm trong dịch vụ khách hàng nhiều nhất rồi lần lượt đến văn hóa nghệ thuật, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, dịch vụ công, quản lý hành chính, sản xuất công nghiệp và cuối cùng là thể thao.
"Như vậy, định kiến cho rằng chỉ có văn hóa nghệ thuật và giải trí mới có nhiều người đồng tính là sai lầm. Thực tế, người đồng tính làm việc trong tất cả các loại hình cơ quan và ngành nghề công việc như một xã hội thu nhỏ. Tuy nhiên, họ thể hiện mình nhiều trong các lĩnh vực "mở" hơn và báo chí truyền thông hay tập trung vào nhóm showbiz nên tạo cảm giác có nhiều người đồng tính ở lĩnh vực đó"- Tiến sĩ Phạm Quỳnh Phương khẳng định.
Người đồng tính là một người (nam hoặc nữ) có sự hấp dẫn về cảm xúc hoặc tình cảm hoặc tình dục với người cùng giới. Người đồng tính nam thường gọi là "gay" và người đồng tính nữ thường được gọi là "les"/"lesbian." Người dị tính là một người (nam hoặc nữ) có sự hấp dẫn về cảm xúc hoặc tình cảm hoặc tình dục với người khác giới. Người song tính là một người (nam hoặc nữ) có sự hấp dẫn về cảm xúc hoặc tình cảm hoặc tình dục với cả nam và nữ, nhưng không nhất thiết cùng một lúc hoặc ngang bằng nhau. Song tính còn được gọi là lưỡng tính. Song tính không phải là một giai đoạn nhất thời hay đang chần chừ mà là một xu hướng tính dục tự nhiên của con người. Người vô tính là một người (nam hoặc nữ) không trải qua sự hấp dẫn về tình dục với bất kỳ ai. Một vài người vẫn trải qua sự hấp dẫn về tình cảm; một số khác không. Sự hấp dẫn về tình cảm của người vô tính có thể là với người cùng giới, khác giới hoặc cả hai. Người vô tính không phải là người vô cảm hay lãnh cảm tình dục. Vô tính là một xu hướng tính dục mà ở đó không xuất hiện hấp dẫn về tình dục.
Đa số gia đình không biết người thân của họ đồng tính
Kết quả khảo sát tại Việt Nam cũng cho thấy, số người đồng tính công khai xu hướng tính dục của mình với xã hội không nhiều. Các nghiên cứu khác nhau đều chứng minh về sự dè dặt của người đồng tính trong việc bộc lộ xu hướng tính dục của mình.
"Năm 2009, với những người đồng tính nam được hỏi, chỉ có 2,5% số người công khai hoàn toàn về xu hướng tình dục của mìn, trong khi đó, có khoảng gần 70% hoàn toàn bí mật hoặc gần như vậy. Số còn lại "lúc thì bí mật lúc thì công khai" tùy thuộc vào môi trường" - Tiến sĩ Phạm Quỳnh Phương cho biết.
Theo chia sẻ của những người đồng tính, họ không dám công khai ngay cả đối với những người gần gũi nhất với mình trong gia đình. Trong cuộc khảo sát gần đây với gần ba nghìn người đồng tính nữ có một phần tư cho biết là mẹ họ biết việc họ yêu nữ, số những người bị mẹ nghi ngờ ít hơn một chút và gần một phần ba trong số họ cho biết mẹ họ không hề hay biết. Gần một phần năm trả lời không rõ mẹ có biết hay nghi ngờ không. Trong khi đó, có tới gần 80% không biết chị em của họ yêu nữ.
Đa số họ giấu cha mẹ xu hướng tính dục của mình vì thương cha mẹ sẽ bị sốc và buồn, đồng thời lo bản thân sẽ bị phản ứng tiêu cực từ cha mẹ và gia đình, sợ bị ngăn cản, cấm đoán và can thiệp.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, hiện nay, internet đã trở thành công cụ hữu hiệu để cộng đồng người đồng tính kết nối với nhau. Có rất nhiều diễn đàn của người đồng tính với số lượng thành viên lên đến hàng chục ngàn, thậm chí có diễn đàn lên đến hơn một trăm nghìn người. Trên thực tế, việc kết nối cộng đồng người đồng tính không chỉ dừng lại trong phạm vi Việt Nam mà mở rộng qua các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Úc và Châu Âu.
Chưa có cuộc điều tra nào ước lượng số người đồng tính và song tính ở Việt Nam . Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các con số khác nhau, biến động từ 1% đến 9% người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục tự nhận là người đồng tính và song tính. Điều tra quốc gia về phát triển gia đình ở Hoa Kỳ năm 2002 cho kết quả 4,1% nam giới và 4,1% nữ giới tự nhận mình là người đồng tính và song tính. Điều tra quốc gia ở Pháp năm 1991 cho kết quả có 10,7% nam giới và 3,3% phụ nữ có hành vi tình dục đồng giới và 8,5% nam giới và 11,7% phụ nữ thừa nhận có hấp dẫn tình dục đồng giới nhưng không có hành vi quan hệ tình dục đồng giới. Như vậy, nếu lấy tỉ lệ trung bình, "an toàn" mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là 3% thì số người đồng tính và song tính tạm tính ở Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 59 vào khoảng 1,65 triệu người.
Theo vietbao
Bổ sung quy định quản lý lưu học sinh ở Việt Nam Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết, trong tháng 5 Bộ sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá về tình hình lưu học sinh nước ngoài đang học tại các cơ sở giáo dục Việt Nam. Được biết, hiện nay các trường ĐH trong nước đều tăng cường hợp tác quốc tế, trong đó đẩy mạnh việc tiếp nhận học sinh...