Yêu bằng tuổi: khi anh đang tìm vọng ước cho bản thân thì em đã hết thanh xuân để chờ đợi?
Cô gái lựa chọn yêu chàng trai bằng tuổi thời thanh xuân tức là đang chấp nhận người chưa đủ trưởng thành, chấp nhận sự chờ đợi không biết trước tương lai.
Tình yêu vốn dĩ là một điều không ai có thể nắm bắt được, nó đến và đi không lường trước. Sự chọn lựa của con gái đôi khi thiên về cảm tính, vì vậy trong mọi vấn đề họ luôn có những sự bâng khuâng, lưỡng lự. Nhưng tình yêu mà phải chọn lựa, cân nhắc đủ điều kiện như vậy thì còn gì gọi là tình yêu. Tương tự như thế câu chuyện về việc chọn yêu người cùng tuổi của các bạn trẻ cũng đang gây ra tranh cãi khá dữ dội trên mạng xã hội. Người nói yêu, người nói không nên yêu?
Mẹ tôi thường nói: “Con không nên yêu một chàng trai bằng tuổi. Bởi như thế, sẽ nhận lấy không ít thiệt thòi”. Vì tất cả đều cho rằng, ở cùng độ tuổi thì người già dặn hơn là con gái, người chịu tổn thương nhiều cũng sẽ là con gái… Hàng trăm giả thuyết được đưa ra, nhưng rồi tình yêu bằng tuổi thì sao nhỉ? Cũng có rất nhiều điểm thú vị, hay ho mà bạn cần khám phá đấy !
Dù là con trai hay con gái đều luôn muốn có một người nào đó ở bên cạnh quan tâm, chăm sóc mình. Thế thì đã có ai từng một lần, hoặc đang trải qua những tháng năm thanh xuân tươi đẹp với một người bằng tuổi hay chưa? Liệu khi gặp đúng đối tượng hợp với mình thì lúc ấy bạn có quan tâm đến những thứ như tuổi tác không?
Nhiều người thường cho rằng khi yêu người cùng tuổi con gái sẽ luôn chịu thiệt thòi hơn. Lúc người con trai còn đang hoay loay lo cho sự nghiệp thì con gái đã toan tính tới chuyện lấy chồng. Đàn ông luôn mơ về lập nghiệp ở những năm cuối 20, đầu 30 nhưng phụ nữ tuổi đó lại thường mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ. Vì thanh xuân của con gái rất ngắn ai cũng sợ chữ “già”, “ế” bủa vây lấy mình.
Video đang HOT
Nếu cặp đôi nào không vững, thường sẽ dễ chia tay ở giai đoạn này nhất. Không chỉ về nhan sắc mà cả cách suy nghĩ của con gái cũng “cao” hơn con trai một bậc. Điều này không cần bàn cãi vì chính người nữ mới phải nghĩ nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn, họ còn lên sẵn kế hoạch cho tương lai sau này sẽ ra sao? Chưa kể khi nảy sinh mâu thuẫn thì người con gái luôn phải nhẫn nhịn vì các anh chàng bằng tuổi sẽ không nghĩ tới chuyện nhường nhịn bạn gái đâu!
Có một câu chuyện của cô gái kể về mối tình bằng tuổi của người anh trai: “Chị là cô gái tốt, anh từng nói anh rất may mắn khi yêu được chị. Tình yêu sinh viên cứ êm đềm như thế trôi qua, anh chị ra trường vẫn chọn ở lại Hà Nội tìm việc làm. Anh mình may mắn được vào làm ở công ty nước ngoài với mức lương ổn định. Chị chật vật với công việc văn phòng. Anh từng hứa với chị đợi lúc nào ra trường đi làm ổn định chút sẽ hỏi cưới chị. Anh chị dọn về ở chung. Công việc của anh đi sớm về khuya, chị vẫn lo cơm nước chờ anh về. Nhưng rồi như bao cặp đôi khác, ở chung anh chị nảy sinh nhiều vấn đề. Anh tăng ca nhiều hơn, nhiều mối quan hệ như anh nói là vì công việc, nhiều hôm 1-2g sáng mới về, chị vẫn thức chờ anh không dám ngủ trước. Dường như anh xem đó là hiển nhiên, và tần suất về muộn của anh ngày càng nhiều.
Anh vô tâm với chị, đến ngày kỉ niệm yêu nhau cũng không nhớ. Giữa 2 người nảy sinh nhiều cãi vã, anh trách chị không hiểu cho anh. Chị âm thầm chịu đựng 1 mình, khóc 1 mình. Người ngoài nhìn vào vẫn nghĩ anh chị rất hạnh phúc. Nhiều lần đề cập đến chuyện kết hôn vì tuổi của chị cũng không còn nhỏ nữa, anh đều lờ đi. Hai người bằng tuổi con gái đã chịu nhiều thiệt thòi hơn rồi, anh bảo anh còn trẻ, chưa sẵn sàng bước vào cuộc sống hôn nhân. Vì yêu anh nên chị vẫn chờ. Đúng thật, trong tình yêu ngoại tình không đáng sợ, sợ nhất là sự vô tâm. Mối tình đầu của chị, thanh xuân của chị, kết thúc ở cái tuổi 27. Đúng như người ta vẫn nói, tình yêu vượt qua được cái 7 năm rất khó, chị yêu anh nhưng không thể chờ đợi anh thay đổi. 7 năm yêu nhau lần đầu tiên và cũng là duy nhất chị nói câu chia tay. Anh có níu kéo, anh bảo anh sai nhưng chị vẫn chấp nhận rời bỏ anh…”.
Cô gái 20 tuổi, dành cả quãng đời thanh xuân của mình để ở bên cạnh một chàng trai. Mơ về một tương lai có nhau dưới một mái nhà, hạnh phúc bên tiếng cười trẻ thơ. Dành 7 năm thanh xuân ấy để yêu thương, để chờ đợi, để hi vọng và tin tưởng nhưng rồi người đàn ông bằng tuổi ấy lại chưa sẵn sàng. Người đàn ông ở ngưỡng tuổi ấy vẫn còn mải mê đi tìm con đường sự nghiệp. Vẫn còn chìm đắm trong việc làm sao để kiếm nhiều tiền chứ không phải một ngôi nhà và cuộc sống bình yên sau cánh cửa gia đình.
Nếu như con gái có nỗi sợ về tuổi thanh xuân thì các chàng lại tồn tại nhiều nỗi toan lo về kinh tế, về trách nghiệm và nghĩa vụ khi bản thân anh ta chưa thực sự sẵn sàng. Với những chàng trai tuổi 25, công việc trên dưới chục triệu chưa bao giờ là đủ. Họ sẽ không bằng lòng vì đồng lương mà họ làm ra, vì vậy họ luôn có tư tưởng muốn làm nhiều hơn nữa và ấp ủ những kế hoạch dài hạn. Đừng nói đàn ông tham lam, đàn ông chỉ chú trọng sự nghiệp hơn gia đình vì họ còn phải mang trọng trách trụ cột kinh tế. Phụ nữ 25 có thể yên tâm lo chuyện yên bề gia thất nhung đàn ông 25 lại khác.
Thực khó để nói rằng ai đúng ai sai. Có chăng chỉ là chúng ta đã gặp nhau không đúng thời điểm. Khi anh còn đang đi tìm vọng ước cho bản thân mình thì em đã hết tuổi xuân để chờ đợi. Khi anh còn mải mê suy nghĩ làm sao để kiếm được nhiều tiền thì em cũng đã héo mòn trong sự vô tâm mà anh mang đến. Chúng ta đều không sai, chỉ do mình đến với nhau ở thời điểm anh còn quá trẻ, em lại đã hết thời gian để ngồi ôm những giấc mộng. Vậy nên tình yêu là không cần những tháng ngày oanh liệt cùng nhau vượt “hố đao biển lửa”, chỉ cần chúng ta vì nhau, đi chậm lại một chút, chấp nhận cuộc sống bình yên bên người thương mình và vì mình. Vậy là sẽ đủ thôi!
Sự thực thì tuổi tác vốn chẳng phải là điều quan trọng trong tình yêu. Dù là người bằng tuổi, kém tuổi, hay hơn tuổi thì đó cũng chỉ là những con số. Tình yêu là khi bạn vì nhau mà cố gắng để bước tiếp. Đừng để sự vô tâm của bản thân “giết chết” đi tình yêu mà mình đáng ra phải trân trọng nhé.
Theo bestie.vn
Tôi không thấy có lý do nào đủ thuyết phục để phải lấy chồng
Giờ tôi sống rất tốt nên cảm thấy không có chồng cũng chẳng sao, nếu có tôi cần người đó có tư tưởng hiện đại.
Tôi là phụ nữ độc thân ngoài 30, từng học tập và làm việc gần 8 năm ở Hà Lan, giờ làm việc ở một công ty nước ngoài tại TP HCM với mức thu nhập khá tốt. Tôi đã mua nhà riêng hoàn toàn bằng tiền của mình mà không nhờ đến sự trợ giúp của bố mẹ hay bạn bè. Cũng như những người bạn còn độc thân, tôi bị bố mẹ và bà con hối thúc chuyện lấy chồng. Sau khi suy nghĩ và cân nhắc rất nhiều, tôi không thấy có lý do nào đủ thuyết phục để phải có chồng. Sau đây là những lý do mọi người thường liệt kê vì sao phải kết hôn:
Lý do kinh tế: Ngày xưa, các khía cạnh xã hội của người phụ nữ bị hạn chế nên người chồng đồng nghĩa với chỗ dựa tài chính, nhưng ở xã hội hiện đại phần lớn phụ nữ hoàn toàn độc lập về tài chính nên lý do này bị loại ngay từ đầu. Có chồng để có con? Tại sao phải cố có con cho bằng được? Cuộc sống hiện đại bận rộn và hối hả hơn xưa rất nhiều.
Con cái lớn đi làm một ngày 9-10 tiếng cũng phải để người già ở nhà một mình cả ngày. Rồi chuyện con cái lớn vẫn còn muốn ở chung với cha mẹ già sẽ ngày càng ít, vì lập nghiệp ở phương xa hoặc đơn giản là không ở chung để tránh va chạm giữa các thế hệ. Hay trong trường hợp xấu nhất, con cái chết trước cha mẹ không phải là chưa bao giờ xảy ra. Ở các nước phương Tây, người già rất khỏe mạnh, trên 90 tuổi vẫn đi ăn nhà hàng, mua sắm và tập thể dục một mình được. Người phương Tây năng vận động, không có thói quen ngồi một chỗ bắt người khác hầu hạ. Họ không để di chúc lại cho con cái mà dùng tiền hưu trí để chăm sóc sức khỏe bản thân. Tôi thấy người già ở Việt Nam rất tiết kiệm vì muốn để dành cho con cháu, rồi đến khi sức khỏe kiệt quệ mới mặc định con cái phải chăm, trong khi ai cũng nằm lòng câu "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Theo tôi lý do lấy chồng để có con không thuyết phục, sức khỏe của mình thì mình chủ động chứ con cái lớn cũng bận rộn mưu sinh làm sao chăm cha mẹ từng ly từng tí được.
Có chồng để có người chia sẻ buồn vui trong cuộc sống: Đây có thể là lý do hợp lý nhất nhưng chỉ đúng với chồng Tây. Nói ra nhiều người không vui nhưng ở Việt Nam có tập quán "ký hợp đồng trên bàn nhậu", sau giờ làm các quán nhậu đặc kín đàn ông, họ cho rằng việc đi nhậu là để kiếm tiền nuôi vợ con và củng cố sự nghiệp lâu dài. Chồng đi nhậu thì chuyện nhà cửa con cái đương nhiên đẩy sang cho vợ, vậy hóa ra những lo toan hàng ngày một mình người vợ phải gánh sao. Có người bảo đàn ông chỉ làm việc lớn, tôi không biết việc lớn là gì khi tôi đã có nhà riêng rồi, mà nhà thì lâu lâu mới xây một lần, còn chuyện cơm nước con cái ngày nào cũng phải lo. Tôi nhắc đến chồng Tây vì xã hội phương Tây không xem việc nhà và chăm sóc con cái là của riêng người vợ, cũng không xem trách nhiệm tài chính là của riêng người chồng, mà đó là việc của cả hai. Nhưng nếu tôi lấy chồng Tây thì e lại làm khó các cụ trong nhà.
Gần đây tôi hay nghe những người quen và cả không quen bóng gió chuyện lấy chồng. Giờ tôi sống rất tốt nên cảm thấy không có chồng cũng chẳng sao, nếu có tôi cần người đó có tư tưởng hiện đại. Xã hội đã thay đổi rất nhiều rồi, mối quan hệ vợ chồng không thể đóng khung mãi ở "hồi đó" được. Tình cảm vợ chồng liệu có thể duy trì được bao lâu khi chồng chỉ cần đưa tiền là xong trách nhiệm? Nếu mối quan hệ vợ chồng chỉ dựa trên tiền như vậy thì những phụ nữ đã độc lập về tài chính không có lý do gì phải có chồng cả.
Nhiên
Theo vnexpress.net
Mải lo sự nghiệp, tôi đã lỡ đánh rơi tình yêu lớn của đời mình Giá như thời điểm ấy, tôi tự biết hài lòng và cân đối giữa tình yêu và sự nghiệp, có lẽ giờ đây bản thân đã có cả hai. Nhưng mọi nuối tiếc đã quá muộn. Khi tôi gặp Nhung, người yêu của tôi sau này, cả hai mới bỡ ngỡ bước chân vào năm thứ nhất giảng đường đại học. Xuất phát...