Yêu bạn đời
Để gia đình thật sự là mái ấm, vợ chồng cần biết quan tâm và bộc lộ cảm xúc một cách đúng đắn với nhau để làm gương và cùng nhau nuôi dạy con.
Tận hưởng thời gian bên nhau
Hãy tận hưởng một buổi sáng, chiều hoặc tối ít nhất 1 lần/tuần với bạn đời, khi không có con cái. Hãy sắp xếp thời gian để giữ cho ngọn lửa tôn trọng và yêu thương luôn nồng cháy. Có thể cùng nhau đi dạo ở một nơi ưa thích, đến một điểm hẹn mới hoặc đưa nhau đi khiêu vũ. Các bạn có thể cùng nhau đạp xe, leo núi, vui đùa cùng nhau.
Giao tiếp tích cực
Nghiên cứu của tiến sĩ tâm lý John Gottman (Mỹ) cho thấy, các cặp vợ chồng hạnh phúc có số lần tương tác tích cực nhiều gấp 5 lần so với tương tác tiêu cực. Khi các tương tác tiêu cực nhiều hơn, kết quả thường là ly hôn. Bạn có thể dừng công việc và vui vẻ chào hỏi khi bạn đời trở về nhà; nở nụ cười, luôn quan tâm và cảm ơn nhau vì những việc nhỏ mà cả hai dành cho nhau. Hãy luôn trìu mến và khen ngợi bạn đời của bạn.
Đừng sửa sai liên tục
Tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe về sự thay đổi bất ngờ trong cuộc hôn nhân của người bạn. Vài năm sau khi đứa con thứ ba chào đời, người chồng bắt đầu sử dụng kiểu nói “gia trưởng” với vợ, sửa sai vợ cả những việc nhỏ nhặt. Vài tháng sau, chị vợ bắt đầu nghĩ và nói đến việc ly hôn. Tình yêu thương, sự trìu mến, tôn trọng và quan tâm là quan trọng đối với mọi thành viên trong gia đình, không chỉ đối với trẻ em.
Không gian an toàn và yêu thương để chia sẻ
Hãy thử từ bỏ thói quen đưa ra các giải pháp, nếu bạn thường làm như thế. Đôi khi, cái bạn đời cần là sự đồng cảm, lắng nghe và thấu hiểu của bạn. Chỉ khi bạn đời yêu cầu bạn giúp ý kiến, bạn mới nên làm điều đó. Khi ta chấp nhận bạn đời như anh/cô ấy vốn thế, chấp nhận tất cả những gì đang xảy ra, tức là bạn đang giúp họ chấp nhận bản thân, đồng thời tìm ra giải pháp một cách sáng suốt nhất.
Một số người không yên tâm khi bạn đời có ý kiến khác mình. Nếu bạn có xu hướng này, hãy nghĩ rằng, quan điểm khác nhau là chuyện bình thường. Các bạn đều là những cá nhân độc đáo và không ai giống hệt bạn. Hãy quan tâm hơn là phòng thủ. Nếu muốn, bạn có thể chia sẻ vài suy nghĩ của bản thân: “Đôi khi anh/em cũng cảm thấy như em/anh về… nhưng anh/em cũng nghĩ rằng…”. Những quan điểm khác nhau có thể vẫn cùng một giá trị nền tảng. Hứng thú với việc thấu hiểu chồng/vợ sẽ giúp cả hai chín chắn và ở đời với nhau.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Sự nóng giận luôn có hại về cảm xúc, tinh thần lẫn cơ thể. Một đứa trẻ có thể mất tự tin khi cha/mẹ thường xuyên nổi nóng. Vợ hay chồng, khi bị trút giận, có thể căng thẳng, bất an, đau buồn và/hoặc tức giận về việc mình là nạn nhân của cơn giận đó. Cảm giác đó có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng. Việc bị trút giận thường xuyên sẽ dẫn bạn đời đến tình trạng bất an, vì cơn giận có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Điều này sẽ làm hạnh phúc gia đình giảm đáng kể.
Nếu bạn bị bạo hành, hãy nhớ, điều đó là không thể chấp nhận. Bạn và các con có quyền được tôn trọng và có phẩm giá, được yêu thương và an toàn, được ở trong một ngôi nhà không có bạo lực bằng lời nói hoặc hành vi. Chứng kiến sự bạo hành của cha hay mẹ, trẻ sẽ khốn khổ không kém việc bị bạo hành. Hãy biết rằng, bạn là vô giá. Không phải bạn bị bạo hành do không đủ tốt hoặc bạn đời sẽ không còn bạo hành nếu bạn đủ tốt. Mọi người đều xứng đáng được đối xử bình đẳng và tôn trọng, đều xứng đáng được sống mà không có bạo lực. Hãy tìm một nơi an toàn cho bản thân và con cái của bạn.
“Chiến đấu” một cách công bằng và tử tế
Để nói ra cảm xúc của mình một cách lành mạnh, bạn cần phải can đảm và sẵn lòng thực hành. Khi bực tức, hãy cố nhận biết cảm xúc của mình và chia sẻ với chồng/vợ khi bạn đã bình tĩnh. Có thể mất vài giờ hoặc vài ngày để bình tĩnh lại. Có thể bạn vẫn còn chút bực tức khi nhắc lại những cảm xúc đó, nhưng đừng để bị ảnh hưởng. Hãy cam kết lắng nghe khi một trong hai người nổi nóng và cướp lời. Hãy cam kết nói cho nhau những cảm xúc chủ yếu ẩn sâu trong mỗi người, như tổn thương hay sợ hãi. Khi bạn đời chia sẻ, bạn có thể hỏi: “Anh/em có thể làm gì để giúp không?” hoặc “có tốt hơn không nếu anh/em đã làm (điều gì đó) khác đi?”.
Nói ra những gì bạn cần
Một số người tin rằng, nếu chồng/vợ yêu thương mình, họ sẽ biết mình cần gì. Thật ra không phải vậy. Hãy nói cho chồng/vợ biết bạn cần gì. Ví dụ bạn có thể nói: “Anh/em muốn em/anh chắc rằng, em/anh sẽ ở nhà vào sinh nhật của con gái. Sự có mặt của em/anh là quan trọng với con và với anh/em”.
Đừng cãi nhau trước mặt con
Xin đừng cãi nhau trước mặt con, nhất là cãi nhau về con. Tốt nhất, vợ chồng nên trao đổi và cùng nhau quyết định những việc liên quan đến con thay vì mỗi người tự quyết một kiểu. Nếu cha hoặc mẹ đã nói “không” thì quyết định chung nên là “con không được phép”.
Tiến sĩ tâm lý Diane Tillman
Theo phunuonline.com.vn
4 điều cực nhạy cảm mà người phụ nữ thông minh không bao giờ chia sẻ trên mạng xã hội
Ngày nay, mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người không hề hay biết rằng, việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy, ngay cả những bài viết
Dưới đây là 4 điều cực nhạy cảm mà người phụ nữ thông minh tuyệt đối không chia sẻ trên mạng xã hội để tránh ảnh hưởng tới chính bản thân và những người trong gia đình.
Than vãn về gia đình nhà chồng
Khi chung sống trong một gia định, việc xảy ra va chạm xích mích là điều hiển nhiên. Thế nhưng, thay vì tìm cách giải quyết, hóa giải mâu thuẫn nhiều chị em phụ nữ thường có thói quen lên mạng xã hội để "than thở" như là một cách để chia sẻ, tìm sự đồng cảm.
Thế nhưng ít ai ngờ rằng, cũng từ những dòng chia sẻ này bằng một cách nào đó cũng sẽ sớm đến tai nhà chồng. Khi đó, mối quan hệ không phải được giải quyết êm đẹp mà lại được đẩy lên cao trào và bạn sẽ được gán thêm mác "đi nói xấu nhà chồng".
Hơn nửa, câu chuyện của bạn sẽ được những thành phần "nhiều chuyện" đem ra phân tích, mổ xẻ, thêm mắm muối và đồn thổi theo hướng không hay. Khi ấy, không chỉ gia đình chồng, mà chính bạn và chồng cũng bị mọi người bàn tán theo hướng tiêu cực.
Nói xấu chồng
Nhiều người nói rằng, khi yêu một ai đó cũng là khi bạn yêu luôn những tật xấu của người kia. Tuy nhiên trong cuộc sống, đôi lúc có những hành động, hành vi của bạn đời khiến chị em mình không thích, thậm chí là phiền lòng. Thay tinh tế trao đổi với nhau, nhiều người lại chia sẻ thói hư tật xấu của chồng lên mạng xã hội. Về phía người chồng, đây có thể là một hành động làm tổn thương lòng tự ái khi bị "vạch áo cho người xem lưng. Thậm chí nhiều người phản ứng khá mạnh khi họ cho rằng mình bị coi thường.
Những lời phàn nàn về công việc và sếp
Đôi khi trong công việc, giữa cấp dưới và cấp trên thường có những ý kiến bất đồng, tranh cãi là chuyện thường. Thế nhưng việc đưa ra những lời phàn nàn về công việc, sếp cho cả "thế giới" thấy là điều không bao giờ. Ngay cả những khi bạn không kết bạn với sếp và nghĩ rằng người ấy sẽ không bao giờ đọc bài đăng của bạn thì đồng nghiệp của bạn có thể chuyển thông tin đến sếp một cách "vũ bão". Thậm chí, nếu lời phàn nàn đó không ảnh hưởng đến công việc hiện tại của bạn thì nó cũng sẽ ám ảnh bạn ngay sau đó mà thôi.
Còn trong tương lai bạn muốn nhảy việc ư ? Nhà tuyển dụng tiềm năng có thể đã nhìn thấy và liệu ai muốn thuê người "nói xấu" nơi mình từng gắn bó. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh xa rắc rối là không chia sẻ bất kỳ thông tin tiêu cực nào về công ty hoặc sếp dù bạn có khó chịu đến đâu.
Một trong những việc làm có thể làm bạn và công ty rước "hàng tá" rắc rối đó chính là "đá xéo" khách hàng trên mạng xã hội. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà việc "tỏ thái độ" với khách hàng trực tuyến thế này còn tạo nên một hình ảnh xấu về công ty dẫn đến việc kinh doanh bị trì trệ.
Bên cạnh đó, một số công ty khi bạn vào làm sẽ được ký cam kết bảo mật thông tin nội bộ. Vậy nên, đôi khi trên mạng xã hội, bạn cũng nên cân nhắc chia sẻ những điều gì nên và không nên để tránh những rắc rối không cần thiết.
Chia sẻ nội dung "mù quáng"
Trong những ngày gần đây, một số người dùng mạng xã hội đã bị xử phạt do chia sẻ những thông tin sai lệch liên quan tới dịch tả lợi châu Phi làm hoang mang dư luận. Đây là bài học nhãn tiền dành những ai nhấn nút "chia sẻ" nhưng chưa đọc kỹ nội dung hoặc thông tin không có nguồn gốc rõ ràng. Khi chia sẻ những bài viết như vậy, có thể bạn đang vô tình "phát tán" những điều trái ngược với quan điểm của bản thân hoặc ngược lại với các chuẩn mực đạo đức, có thể gây ảnh hưởng đến người khác và cho cả chính bạn.
Mạng xã hội ảo nhưng trách nhiệm là thật. Là một người thông minh và tinh tế, bạn nên tự ý thức những điều cần tránh để không ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân, sự nghiệp và gia đình mình nhé!
Theo bestie.vn
Những điều phụ nữ tuyệt đối không nên chia sẻ trên mạng xã hội Mạng xã hội đã mở ra một thế giới giao tiếp hoàn toàn mới cho con người, trở thành một công cụ hữu hiệu để chúng ta kết nối và giao lưu với nhau.Thế nhưng, những hoạt động tưởng chừng như vô hại trên mạng xã hội cũng góp phần khiến vợ chồng tổn thương, bất hòa. Vì vậy, phụ nữ không nên...