Yêu bà mẹ đơn thân nhưng tôi không muốn làm bố của con trai cô ấy
Tôi yêu cô ấy, nhưng tôi không yêu đứa trẻ. Tôi cũng không muốn nuôi con của người khác.
Đó không phải là trách nhiệm của tôi.
Tôi năm nay 31 tuổi, làm kinh doanh tự do, cả kinh tế lẫn tinh thần đều đã sẵn sàng cho việc lập gia đình. Cô ấy 26 tuổi, là nhân viên văn phòng, rất trẻ trung và xinh đẹp.
Lúc theo đuổi cô ấy, tôi không hề biết cô ấy đang có một đứa con. Đến khi tình cảm hai người đã có chút thân mật, cô ấy mới cho tôi biết hiện tại làm mẹ đơn thân. Con trai là kết quả của cuộc tình ngang trái và sai lầm lúc cô ấy còn rất trẻ.
Thời gian đầu, tôi nghĩ yêu cho vui, biết có đến với nhau không mà nghĩ suy nhiều. Nhưng càng tìm hiểu, gần gũi cô ấy, tôi càng u mê không lối thoát. Chỉ có điều, không hiểu lý do gì, tôi không thích con trai cô ấy.
Mẹ từng bảo tôi nên suy nghĩ kỹ, con gái không thiếu, cớ gì lại lấy bà mẹ đơn thân. Sau này, chúng tôi có con, con chung, con riêng vô cùng phức tạp. Vả lại, ông bà ta có câu “khác máu tanh lòng”, hà tất phải đi nuôi con cho người khác.
Tôi suy nghĩ về những lời mẹ nói, cảm thấy đúng là mình không sẵn sàng cho việc đón nhận đứa trẻ ấy. Tôi với bé không họ hàng thân thích, không máu mủ ruột già. Vậy mà tự nhiên vì yêu mẹ, tôi phải nghe bé gọi mình bằng bố, phải yêu thương như chính con mình, tôi sợ không làm được.
Ads (0:01)
Video đang HOT
Tôi yêu bạn gái nhưng lại không yêu con của cô ấy (Ảnh minh họa: iStock).
Vài hôm trước, tôi có bóng gió với cô ấy về việc sau này cô ấy lấy chồng, con trai cô ấy sẽ ở với ông bà ngoại hay như thế nào. Cô ấy nghe xong liền hỏi với giọng kinh ngạc: “ Sao lại ở với ông bà ngoại? Thằng bé là con em, con phải ở với mẹ chứ?”.
Như hiểu ý đồ của tôi, cô ấy liền nói: “Sau này, ai muốn đến với em thì tất nhiên cũng phải yêu thương con em. Nếu không, em có thể cả đời không cần kết hôn cũng được”. Ý tứ của cô ấy thể hiện rõ ràng như vậy.
Tôi đã đến nhà cô ấy chơi vài lần. Bố mẹ cô ấy rất thích tôi và vun vào cho mối quan hệ của hai đứa. Mẹ cô ấy nói: Cô ấy có rất nhiều người theo đuổi, nhưng khi biết cô ấy có một cậu con trai đều im lặng rời đi. Bác ấy thương con, chỉ cần con gặp được người tốt để kết hôn, bác ấy sẽ nuôi cháu để con gái toàn tâm toàn ý lo cho gia đình riêng.
Tôi thấy mẹ cô ấy tính toán rất hợp tình, hợp lý. Giờ cô ấy có mỗi đứa con, coi bé là quan trọng nhất. Sau này khi lấy chồng, cô ấy sinh thêm những đứa con khác, suy nghĩ sẽ khác đi.
Tôi nói với mẹ cô ấy rằng, tôi yêu cô ấy, thật lòng muốn kết hôn. Bên gia đình tôi cũng không phản đối. Nhưng cô ấy mang con riêng về nhà chồng sau khi cưới lại là chuyện khác. Tôi nhờ mẹ cô ấy khuyên nhủ hoặc đợi tôi cưới xong, bác cứ nhất quyết muốn nuôi cậu bé, chắc cô ấy sẽ xiêu lòng.
Đối với tôi bây giờ, việc lựa chọn từ bỏ cô ấy thật không dễ dàng. Nhưng cùng cô ấy nuôi con, tôi cũng thấy khó. Thật ra, tôi đã thử vài lần vui đùa cùng cậu bé nhưng không thấy vui. Tôi không thích nuôi con của người khác, tư tưởng luôn là như vậy.
Nếu cô ấy yêu tôi đủ nhiều, chắc hẳn sẽ biết làm cách nào cho hợp lý, đúng không? Cô ấy vẫn làm mẹ, có thể quan tâm, yêu thương đứa trẻ, chỉ là không sống chung một nhà. Nhiều người tái hôn, họ vẫn sống như vậy có sao đâu.
Có thể nhiều người sẽ nói tôi ích kỷ. Tôi lại nghĩ, cô ấy làm mẹ đơn thân là do sai lầm của mình, sao giờ bắt người khác cùng gánh hậu quả của sai lầm đó? Tôi và bạn gái, cuối cùng ai ích kỷ hơn ai?
Vợ nổi giận mỗi khi nghe tôi nhắc tới chị hàng xóm
Thú thật mỗi lần nhìn vợ, quay sang chị hàng xóm cạnh nhà, tôi thấy cũng là phụ nữ mà sao khác nhau một trời một vực.
Vợ chồng tôi cưới nhau 4 năm, có một con gái hơn 2 tuổi. Công việc của tôi không quá bận rộn nhưng lại áp lực. Ở cơ quan, lúc nào cũng ở tình trạng "trên đe dưới búa", khi về nhà, tôi còn chán nản hơn.
Vợ tôi vốn là con gái út trong gia đình khá giả nên được cưng chiều. Từ bé đến lớn, cô ấy chỉ biết ăn, biết chơi, biết học, đi làm vài năm thì lấy chồng.
Từ ngày cưới nhau, kinh tế trong nhà, vợ mặc định là trọng trách của chồng. Một người chồng tốt trong suy nghĩ của vợ tôi chính là biết kiếm tiền, lo cho vợ con cuộc sống đầy đủ.
Vài lần tôi bảo vợ, công việc văn phòng của cô ấy nhàn hạ như vậy, sao không kiếm việc gì làm thêm. Nhìn người ta, làm việc nọ việc kia, chân trong chân ngoài, vừa có thu nhập, vừa năng động. Nhưng cô ấy bảo, nhà chỉ cần một người lo kiếm tiền là được.
Vợ cho rằng, việc tôi đòi hỏi cô ấy phải sống như bà mẹ đơn thân là quá đáng (Ảnh minh họa: iStock).
Đi làm về, cô ấy chỉ dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, tắm rửa cho con. Còn những việc đụng đến kìm, đến kéo, cô ấy cho là việc của đàn ông. Bóng đèn hư, đợi chồng thay. Vòi nước tắc, đợi chồng sửa. Cái quạt bẩn, đợi chồng lau. Nếu tôi chưa kịp làm, cô ấy sẽ cằn nhằn cho rằng, tôi lười biếng và vô trách nhiệm.
Cô ấy hay sợ hãi, lo lắng và thích dựa dẫm vào chồng. Con chỉ ho sốt một chút đã cuống lên. Con tập đi xe đạp ngã trầy da chảy máu cũng khóc mất nửa ngày. Có nhiều khi con bị đau chưa khóc, mẹ khóc trước làm con sợ khóc theo.
Thú thật, mỗi lần nhìn vợ tôi, nhìn sang chị hàng xóm cạnh nhà, tôi thấy cũng là phụ nữ mà sao khác nhau một trời một vực.
Chúng tôi chẳng thân thiết với chị hàng xóm, dù nhà ở sát cạnh nhau. Bởi chị sống khá khép kín. Tôi chỉ nghe vợ tôi kể, chị ấy không có chồng, làm mẹ đơn thân nuôi một cậu con trai nhỏ.
Có lần, thấy chị vật xe đạp của con trai ra giữa sân ngồi sửa. Tôi nói để tôi xem giúp cho, chị xua tay cười: "Cảm ơn anh, việc vặt ấy mà, tôi làm được". Làm hàng xóm mấy năm, từ việc nhỏ đến việc lớn trong nhà, chị ấy đều tự mình làm hết, chẳng thấy nhờ cậy ai bao giờ.
Một chiều cuối tuần, tôi đi đá bóng với đội trong cơ quan. Đến khi tan cuộc, thấy điện thoại báo 8 cuộc gọi nhỡ của vợ. Tôi gọi lại, nghe giọng vợ hờn dỗi: "Anh đi luôn đi, đừng về nữa".
Tôi chẳng hiểu chuyện gì, về nhà mới biết con gái bị sốt cao, cô ấy gọi tôi về đưa con đi khám. Trong lúc gọi chờ tôi, con gái bị co giật, chị hàng xóm nghe tiếng vợ kêu khóc, chạy sang đưa con tôi đi viện. Cũng may, sau khi bác sĩ cho uống hạ sốt, con đã tỉnh và được về nhà.
Nghe vợ kể, nỗi tức giận trong tôi bùng lên: "Con sốt như thế, chồng không có nhà thì gọi taxi mà đi. Em phải mạnh mẽ lên, chủ động mọi việc đi. Cái gì cũng đợi chồng, lỡ sau này anh có mệnh hệ gì, làm sao em có thể là chỗ dựa cho con được. Hãy nhìn sang chị hàng xóm mà học tập đi".
Tôi bỏ lên tầng đi tắm. Trước khi đi, tôi nhìn thấy ánh mắt vợ tỏ ra kinh ngạc vì sự tức giận của tôi. Phải giận lắm, tôi mới to tiếng như vậy. Bình thường, tôi rất hạn chế cáu gắt vì biết tính vợ hay giận hờn.
Tắm rửa xong, tôi xuống nhà xem đã chuẩn bị ăn tối chưa. Vợ tôi vẫn ngồi bấm điện thoại ở bàn, bếp núc lạnh tanh. Tôi hỏi vợ muộn rồi sao còn chưa nấu cơm. Cô ấy không thèm ngẩng mặt lên, bảo rằng đang bận tìm mẫu đơn ly hôn xem viết như thế nào.
Tôi bảo cô ấy đừng đùa, nấu cơm tối đi, tôi đói rồi. Vợ nhìn tôi, giọng dứt khoát bảo rằng, cô ấy không đùa. Lúc nào tôi cũng bảo cô ấy sang học tập chị hàng xóm, tôi muốn cô ấy sống như bà mẹ đơn thân phải không?
"Em nói cho anh biết, nếu em phải bon chen ra ngoài kiếm nhiều tiền, phải thay bóng điện cháy, sửa vòi nước hư, phải một mình ôm con đi viện lúc ốm đau, phải làm hết mọi việc lớn nhỏ trong nhà, vậy em còn cần anh làm gì nữa?", cô ấy nói, mặt đỏ gay lên vì giận.
Lần này mức độ giận của vợ có vẻ cao hơn. Nhưng tôi đã nói gì sai? Tôi muốn vợ mình trở nên mạnh mẽ hơn, tự chủ hơn là sai sao?
Nhìn chồng cũ tiều tụy nghèo khổ, tôi định hả hê thì bật khóc hối hận trước câu nói của anh ta Tôi mừng thầm vì đã dũng cảm bỏ chồng, nhưng lại gục ngã trước lời chia sẻ thật lòng từ anh ấy. Tôi làm mẹ đơn thân cũng đã được gần 3 năm, suốt quãng thời gian ấy tôi khởi đầu từ hai bàn tay trắng, vất vả đủ đường nhưng bây giờ lại có thành quả mỹ mãn. Khác với những người...