Yêu 10 năm làm vợ 1 ngày và cái Tết trung thu đẫm nước mắt
Có người yêu làm hậu phương vững chắc bên cạnh, Đạt lao vào làm ăn nhưng công ty mở được 5 tháng thì bị chính người bạn thân của Đạt lừa đảo khiến anh đứng trên bờ vực phá sản….
Thời nay nhiều người thường nói làm gì có tình yêu chân chính, và lấy chồng chỉ toàn là đau khổ chứ không được lợi lộc gì. Thế nhưng, khi nhìn lại, nếu ta yêu thật lòng, nhất định cũng sẽ có người trả lại cho ta sự thật dạ. Và nếu tìm được 1 người bạn đời bên cạnh, nhất định phải trân quý nhau từng giây phút. Vì biết đâu, 1 ngày nào đó ta có muốn yêu thương họ cũng không còn cơ hội.
Ngày đi thi Đại học, Dung phải lên thành phố 1 mình vì bố ốm nặng mẹ phải ở nhà chăm. Lần đầu tiên xa nhà lại tới nơi phồn hoa đô hội như vậy, Dung vừa xuống xe đã thấy choáng ngợp. Trong lúc đang loay hoay không biết đi hướng nào thì cô gặp Đạt. Khi đó, Đạt là sinh viên đại học năm thứ 1 và anh đang trong thời gian làm sinh viên tình nguyện ở các điểm trường thi.
Sau khi biết Dung chỉ có 1 thân 1 mình, Đạt đã tận tình hướng dẫn cho cô từ việc thuê nhà trọ đến các tuyến xe bus. Sau lần đó, Đạt để ý Dung, cảm thấy có cảm tình với cô gái hiền lành chân thật còn Dung thì cũng thầm biết ơn anh chàng sinh viên tốt bụng.
Sau khi Dung vào đại học, 2 người bắt đầu mối quan hệ yêu đương nhưng đều quyết tâm không bỏ bê học hành. Vì cả 2 người đều biết gia đình mình khó khăn, chỉ có con đường học mới giúp họ vượt lên số phận.
Sau khi ra trường, Đạt xin vào được 1 công ty nước ngoài nhưng làm 3 tháng thì anh được điều chuyển vào tận miền nam để làm việc. Trong khi đó, Dung vẫn ở ngoài bắc, thế nhưng 2 người họ ngày nào cũng liên lạc. Bạn bè Dung thường khuyên cô chọn 1 anh chồng an toàn rồi cưới để cuộc sống sớm được yên ổn, nhưng Dung nói cả đời cô chỉ yêu mình Đạt và cô biết chắc anh cũng như vậy.
3 năm làm việc trong nam, cứ tết đến Đạt mới được về thăm người yêu. Năm đó, Đạt dồn được 1 số vốn để về Hà Nội lập nghiệp, anh nói:
-Khi nào có cơ sở kinh tế vững chắc rồi anh sẽ cưới em làm vợ.
Dung gật đầu mỉm cười:
-Em chờ được mà.
Có người yêu làm hậu phương vững chắc bên cạnh, Đạt lao vào làm ăn nhưng công ty mở được 5 tháng thì bị chính người bạn thân của Đạt lừa đảo khiến anh đứng trên bờ vực phá sản. Lúc đó, Dung vẫn ở bên cạnh người yêu động viên nhưng Đạt lại đẩy cô ra:
Video đang HOT
-Anh không muốn làm khổ em, em đi đi. Anh không cần em thương hại.
(Ảnh minh họa)
Dung ôm chầm lấy người yêu:
-Em yêu anh chứ không phải thương hại, tình yêu không phải 2 người chỉ ở bên nhau khi hạnh phúc mà còn cả khi khó khăn phải cùng nhau chia sẻ, đồng cam cộng khổ. Đó mới là tình yêu đích thực.
Nhờ có Dung động viên rất nhiều, cuối cùng Đạt cũng vực dậy được tinh thần và xây dựng lại từ đầu. 1 thời gian sau, mọi thứ đều đi vào ổn định không muốn để người yêu chờ lâu, Đạt cầu hôn Dung. Nhưng trớ trêu thay cũng đúng lúc đó, Đạt phát hiện mình bị mắc bệnh ung thư phổi.
Ngày phát hiện ra, Đạt như muốn gục ngã, anh rút chiếc nhẫn trên tay Dung ném xuống đất:
-Không cưới xin gì nữa, em đi đi, tôi không muốn nhìn thấy em nữa.
Dung ôm chầm lấy người yêu:
-Không, em không bao giờ bỏ rơi anh. Em sẽ cùng anh chiến đấu với tất cả những khó khăn trong cuộc đời.
Nói là làm, mặc kệ Đạt xua đuổi thế nào, Dung vẫn âm thầm bên anh.
1 lần, Đạt tình cờ đọc trộm nhật ký của người yêu, trong đó cô viết “Mơ ước lớn nhất đời mình là được làm cô dâu của anh ấy, dù chỉ 1 phút thôi cũng được”.. Đạt rơm rớm nước mắt, khi đó đã là gần 2 năm anh bị bệnh, biết mình sắp không qua khỏi, còn Dung thì xua đuổi thế nào cũng không đi, anh liền quyết định tổ chức 1 đám cưới thực sự tặng người yêu vào đúng dịp Trung thu.
Đêm tân hôn, Đạt nằm ôm vợ, anh vừa thở dốc vừa nói:
-Suốt 10 năm trời… em đã luôn âm thầm bên cạnh.. chờ đợi anh, anh thật may mắn vì có được người vợ như em, cảm ơn em đã yêu anh nhiều như vậy. Khi nào anh còn thở.. khi đó anh còn bảo vệ em và khiến em hạnh phúc.
Dung rưng rưng nước mắt bật khóc:
-Khổ tận cam lai, em thực sự đã chờ được rồi. Chỉ cần chính thức được làm vợ anh, em đã mãn nguyện rồi.
Sáng hôm sau, Dung thức dậy rất muộn, tay anh vẫn nắm chặt tay cô nhưng lạnh ngắt, Dungvuốt ve khuôn mặt anh:
-May mà…trung thu năm nay..em vẫn còn anh bên cạnh.
Nhưng Đạt không trả lời, anh vẫn nhắm nghiền mắt và từ đó không bao giờ tỉnh lại nữa.
Bình An / Theo Thể thao Xã hội
Chưa phải nếm mùi sống chung với mẹ chồng nhưng tôi đã chịu vô vàn ấm ức khi ở với mẹ đẻ
Sống với mẹ đẻ ai cũng nghĩ tôi sung sướng lắm. Nhưng ai ngờ đằng sau đó là một cuộc sống khổ cực, đầy tủi hờn và đẫm nước mắt.
Tôi cũng chẳng định viết những dòng này vào đúng Ngày của mẹ nhưng quả thật quá nhiều cảm xúc lẫn lộn: buồn tủi, ấm ức...
Tôi đã tốt nghiệp và đi làm được 2 năm rồi. Tôi xin làm kế toán ở một công ty ngay gần nhà. Do nhà tôi bố mẹ ly hôn, nhà có 2 chị em gái (chị không thèm về nhà vì mẹ khó tính).
Ai nhìn vào cũng nghĩ tôi sướng lắm: khi ra trường tìm được công việc gần nhà, mức lương tầm trung, nhưng đâu biết còn khổ hơn cả hồi sinh viên nhai gói mì sống cho qua ngày. Sống với mẹ đẻ còn khổ hơn cả hồi ở trọ sống cùng người dưng.
Sống với mẹ đẻ còn khổ hơn khi ở trọ với người dưng (Ảnh minh họa)
Đầu tiên là vấn đề tiền bạc: hàng tháng tôi biếu mẹ 2/3 lương (phần là phụ chi tiêu trong gia đình, phần là mẹ muốn dùng gì thì dùng). Mặc dù khoản tiền ấy không lớn nhưng nó là những gì công sức tôi đi làm có được.
Tôi cũng chưa từng nghĩ ngợi gì về khoản tiền ấy. Nhiều khi nghe mẹ bảo mẹ muốn đi thành phố chơi, hay kẹt tiền, tôi lại đưa nốt số tiền còn lại. Có lúc 15 ngày cuối tháng, sau khi đổ đầy bình xăng, trong túi tôi chỉ còn 35 nghìn đồng. Nhưng tôi vẫn vui vẻ, vẫn niềm nở với mẹ vì mẹ là mẹ mà.
Nhưng mẹ tôi thì không. Lúc vui thì chẳng thấy đâu, lúc không vui như hết tiền, hay khi đi chơi thấy mình không bằng mọi người (mẹ hay chơi với mấy người lắm tiền, thấy họ xài đồ xịn, khoe mua cái này cái kia mấy triệu là bình thường) là về lại mắng chửi: "Cái thứ như mày sống chẳng ra hồn. Có mấy đồng đưa cho mẹ mà đã vênh mặt. Tao chờ sống được do mày nuôi chắc tao chết héo. Nhìn đi con, nhìn con người ta kìa, tháng con người ta kiếm cả mấy chục triệu. Tháng kiếm có vài triệu mà đi làm về than mệt, nằm vật ra. Sau này mày lấy chồng đảm bảo nó ở với mày được 7 ngày rồi bỏ mày thôi".
Chẳng ai có thể tin mẹ tôi - một người trí thức có thể thốt ra những lời ấy. Lắm khi mẹ tôi bực bội là lại đập đồ trong nhà, nhiếc móc con. Nhiều hôm uất ức, vừa khóc vừa nói: "Lương con được bao nhiêu đã đưa mẹ gần hết rồi đấy. Mẹ thử nhìn xem, con không tự khen, nhưng ở đây, những đứa cũng mới mẻ đi làm như con lương chỉ được 3 - 4 triệu, thấp hơn con. Với mẹ, bao nhiêu tiền thì mẹ mới thấy đủ?".
Nhiều lúc, tôi ấm ức đến mức rơi nước mắt (Ảnh minh họa)
Rồi đến vấn đề sinh hoạt: Mẹ để đồ ở đâu quên rồi lại quay sang chửi mắng tôi. Cuối tuần, tôi quần quật dọn nhà nhưng vẫn nghe chửi như thường: "Mày lười còn hơn hủi. Sau này mày lấy chồng ở riêng có ngày chồng nó đánh cho vì tội lười, tội ở dơ con ạ".
Ở nhà là thế, nhưng khi ra ngoài mẹ tôi lại rất ngọt ngào, dịu dàng kể về con gái: "Chị thương nó lắm. Nó đi làm về chị chẳng cho nó động tay động chân gì cả, nên giờ chị hơn 60 tuổi rồi mà vẫn phải vất vả việc nhà. Lương nó chị chả thèm quan tâm, nó đang con gái thì cứ để nó hưởng cho sướng. Sau này lấy chồng sao sướng bằng ở với mẹ. Mà chị thương, chị chiều nó quá nên thành ra nó cũng vô tâm với chị. Chị ốm cả tháng trời nó có thèm hỏi đâu em. Nhưng kệ, bọn trẻ con ấy mà". Sự đối xử của mẹ đẻ khiến tôi mệt mỏi vô cùng. Không biết những ngày tháng tới, tôi phải sống sao cho vừa lòng mẹ nữa.
Theo Ngoisao
Hoảng hồn vì đống 'của quý' của chồng Đêm tân hôn đến, không muốn lão chồng U40 làm dơ bẩn cái body nóng bỏng của mình Hằng liền khóa trái cửa lại, không cho chồng cơ hội vào tân hôn. Tắm xong vào phòng, thấy phòng khóa trái chồng tha thiết van nài Hằng mở cửa nhưng cô lại tỉnh bơ trả lời. 22 tuổi, xinh đẹp, có cả tá các...